Về pháp luật

Một phần của tài liệu Định giá nhãn hiệu (Trang 29 - 31)

2. Thực trạng định giá tài sản sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

3.2.1 Về pháp luật

Trước đây, trong cơ chế tập trung bao cấp, việc định giá tài sản của doanh nghiệp chỉ quan tâm tới các tài sản hữu hình, chưa quan tâm đến giá trị tài sản vô hình. Đến những năm gần đây việc xác định giá trị nhãn hiệu tuy chưa được quy định chính thức trong một văn bản quy phạm pháp luật nào nhưng đã lần lượt được nhắc đến trong những vấn đề có liên quan. Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần đã đưa ra hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp: phương pháp tài sản trong đó có tính toán giá trị của lợi thế kinh doanh tự tạo của doanh nghiệp nhà nước, và phương pháp dòng tiền chiết khấu xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Thông tư 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về

Thẩm định giá cũng quy định về “phương pháp thu nhập” và “phương pháp lợi nhuận”, về bản chất cũng là phương pháp dòng tiền chiết khấu mà Interbrand sử dụng trong định giá nhãn hiêu. Cùng với khoản 2 Điều 32 Nghị định 103/2006/NĐ-CP đã dẫn, có thể nói rằng, những nguyên tắc và ứng xử thuận lợi cho hoạt động định giá nhãn hiệu tại Việt Nam đã được xác lập và sẽ phát triển trong thời gian không xa.

Trong Thông tư số 146/2007 ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 109/2007 của Chính phủ về việc chuyển công ty 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần đã bổ sung thêm việc xác định lợi thế doanh nghiệp trên cơ sở về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu.

Thực trạng định giá tài sản sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Có một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến tài sản trí tuệ cũng như làm thế nào để loại tài sản này mang lại dòng thu nhập cao nhất, hiện quả nhất do vậy trong thời gian qua việc quan tâm xác định giá tài sản trí tuệ chưa được nhìn nhận đúng mức. Nhất là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn các doanh nghiệp nhà nước lớn như Vietcombank, Bảo Minh đều gặp khó khăn trong cổ phần hoá vì không định giá được tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu. Mặc dù Bộ Tài chính đã có quy định công thức tính giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (dựa vào giá trị tài sản trên sổ sách, tỷ lệ lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp), các công ty này vẫn cảm thấy không hợp lý và khó áp dụng.

Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các ngành dịch vụ như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn - ngành mà yếu tố thương hiệu phụ thuộc vào uy tín, sự cam kết và lòng tin của khách hàng.

Để xác định giá trị doanh nghiệp Vinaconex tại thời điểm 1/1/2004, Bộ Xây dựng đã thống nhất thuê 2 công ty kiểm toán độc lập vào kiểm toán trước. Theo đó, Vinaconex có tổng giá trị tài sản gần 3.700 tỉ nhưng giá trị tài sản vô hình

chỉ 6,6 tỉ, bao gồm “giá trị lợi thế kinh doanh” 3,1 tỉ và “giá trị thương hiệu”... 3,5 tỉ!

Một phần của tài liệu Định giá nhãn hiệu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w