CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng giao thông Viên Phát (Trang 37)

3.1 Các kết luận qua phân tích lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Thương mại và xâydựng giao thông Viên Phát. dựng giao thông Viên Phát.

3.1.1. Các kết quả đạt được

- Sau gần sáu năm thành lập và phát triển, công ty Cổ phần thương mại và xây dựng giao thông Viên Phát có thể nói đã có nền tảng vững chắc cho tương lai sắp tới. Công ty đã tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng và đối tác trong và ngoài nước.

- Về DT: DT của công ty qua các năm đều tăng. Tỷ lệ tăng đạt 23,98%.

- Về LN: Lợi nhuận năm 2011 tăng 331.249.814 đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 28,16%.

- Về nhân sự: Công ty đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, với tác phong công nghiệp và tính kỷ luật cao. Tổng số cán bộ công nhân viên: 40 người, trong đó 10 cán bộ có trình độ đại học trở lên. Đặc biệt là đội phòng kế hoạch năng động và sáng tạo, đội ngũ kế toán làm việc cẩn thận, tỉ mỉ đáp ứng yêu cầu chuyên môn của Công ty.

- Công ty luôn đặt uy tín lên hàng đầu và cố gắng và giữ được vị thế của mình trên thị trường truyền thống và đang tiếp tục mở rộng ra các khu vực và thị trường mới.

- Trước sức ép khốc liệt của thị trường cạnh tranh trong ngành, công ty cổ phần thương mại và xây dựng giao thông Viên Phát đã gặp nhiều khó khăn khi ngày càng có nhiều công ty xây dựng được thành lập. Không những thế khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả leo thang, nợ xấu cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của công ty nhưng với sự nỗ lực và có chính sách, chiến lược đúng đắn công ty đã vượt qua khó khăn và tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình trên thị trường.

- Năm 2011 vẫn là 1 năm rất khó khăn với toàn ngành xây dựng sau cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, nhưng với sự nỗ lực của mình, doanh thu của công ty đã tăng lên 23.98% so với năm 2010 lợi nhuận sau thuế vẫn dương và đây cũng là một thành công của công ty so với một số doanh nghiệp cùng ngành.

3.1.2. Các mặt hạn chế và tồn tại.

- Lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng so với năm 2010 nhưng chi phí tài chính cũng tăng, khoản tăng về lợi nhuận kinh doanh lại bù cho khoản lỗ về lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác.

- Về vấn đề chi phí: Khi tiết kiệm được các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh góp phần làm tăng đáng kể lợi nhuận của công ty. Thực tế các khoản chi phí của công ty bỏ ra tương đối cao so với lợi ích thu được. Do vậy công ty cần có các biện pháp làm giảm chi phí.

- Cùng một lúc công ty nhận thầu thi công nhiều công trình, mà điều kiện thi công mỗi công trình có những đặc điểm khác nhau, lại phân tán trên nhiều địa bàn khác nhau, quá trình thi công lại bị ảnh hưởng của thời tiết. Phần lớn công tác thi công, xây lắp phải tiến hành ngoài trời, địa bàn và phạm vi hoạt động rộng lớn, việc điều chuyển thiết bị, nhân công đến nơi thi công tốn nhiều chi phí và thời gian ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Hiện tại công ty chưa chú trọng đến việc phân tích lợi nhuận, chưa có bộ phận chuyên trách. Việc phân tích kinh tế chỉ diễn ra vào cuối mỗi kỳ kinh doanh và mang tính chất chung chung, dự đoán và chưa có cơ sở phân tích sát thực. Vì vậy việc phân tích kinh tế chưa cung cấp một cách đúng đắn nhất các thông tin, kết quả phân tích cho ban lãnh đạo công ty và các chỉ tiêu đề ra chưa cụ thể.

3.2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần thương mại& xây dựng giao thông Viên Phát. & xây dựng giao thông Viên Phát.

Qua thời gian ngắn thực tập tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng giao thông Viên Phát, trên cơ sở đánh giá những tồn tại và xem xét nguyên nhân e xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty như sau:

3.2.1. Đầu tư chiều sâu, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Lý do đưa ra giải pháp

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích em nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm vừa qua chưa thực sự tốt. Các dự án, công trình chưa nhiều, thường hay bị chậm tiến độ nên việc đầu tư chiều sâu mua sắm các thiết bị đổi mới quy trình công nghệ tạo tiền đề cho việc tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận cho công ty là thực sự cần thiết. Đầu tư chiều sâu là biện pháp lâu dài cần phải thực hiện.

 Nội dung của giải pháp

Mua sắm thêm máy móc, thiết bị, thanh lý máy móc cũ đã hết giá trị và giá trị sử dụng nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, từ đó tăng lợi nhuận và mở rộng hoạt động kinh doanh. Khi có chủ trương đầu tư mua sắm xe, máy thiết bị phải tìm hiểu thị trường, thu thập các thông tin về máy, lựa chọn máy, lựa chọn nhà cung cấp để tư vấn cho giám đốc. Khi có quyết định đầu tư phải gặp các đối tác thương thảo hợp đồng trình giám đốc ký.

 Điều kiện thực hiện giải pháp

Doanh nghiệp nên đầu tư mua sắm thêm các máy móc thay thế cho máy móc đã hết giá trị sử dụng hay lạc hậu để phục vụ cho HĐSXKD như: máy Khoan có công suất lớn (chiều sâu khoan 65m), hiện tại công ty mới có máy khoan với công suất 58m… Đồng thời, thay thế một số máy tính cũ tại văn phòng công ty để đáp ứng tốt hơn cho hoạt động của mình. Vì nó sẽ trở thành chìa khóa vàng của cánh cổng tương lai giúp công ty hòa nhập với thế giới.

3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

 Lý dó đưa ra giải pháp: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã xác định con người là nhân tố quan trọng, quyết định trong mọi thành công của doanh nghiệp. Nhưng hiện tại số lượng nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Bởi vậy, để có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực là một việc làm rất cần thiết.

 Nội dung của giải pháp: Tuyển chọn những người có năng lực, bố trí công việc phù hợp với khả năng của họ đồng thời đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên của công ty để có thể xây dựng được một đội ngũ nhân viên chất lượng cao làm nòng cốt, đáp ứng yêu cầu công việc. Có chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ chân nhân tài.

 Điều kiện thực hiện giải pháp:

- Tự tạo thêm nguồn nhân lực chất lượng cao bằng các biện pháp như nhanh chóng “nâng cấp” đội ngũ lao động hiện có, đào tạo nội bộ và tạo cho nhân viên ý thức “dùng công việc của mình để tự đào tạo mình”.

- Tạo môi trường, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc thuận lợi nhất để nhân viên có thể phát huy hết khả năng làm việc, nâng cao tính sáng tạo và hiệu quả.

- Chia sẻ tầm nhìn, định hướng phát triển để khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định, mọi cá nhân cùng tin tưởng, phấn đấu vì sự nghiệp phát triển chung của công ty.

3.2.3. Giải pháp xây dựng định mức chi phí.

 Lý do đưa ra giải pháp: Là một công ty chuyên thi công các công trình giao thông và cung cấp vật liệu xây dựng trong những năm gần đây chi phí kinh doanh tăng tỷ lệ lớn hơn so với doanh thu, điều này cho thấy việc tiết kiệm chi phí của công ty đang là vấn đề rất cấp thiết.

 Nội dung giải pháp: Xây dựng định mức cho chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công.

 Điều kiện thực hiện:

Đối với chi phí nguyên vật liệu: Đặc điểm sản phẩm của ngành xây dựng là chu kỳ

sản xuất kinh doanh dài, do đó thành phần kết cấu chi phí sản xuất của công ty không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn thi công công trình, chi phí tiền lương về sử dụng máy móc chiếm tỷ trọng lớn, thời kỳ tập trung thi công chi phí về nguyên vật liệu, thiết bị lại tăng lên. Phần lớn chi phí của các DN xây dựng cơ bản đều nằm ở các công trình chưa hoàn thành. Năm 2010 chi phí kinh doanh dở dang của công ty là 18,277,496,341đ chiếm 55.73% trong tổng tài sản của công ty, năm 2011 tỷ trọng này chiếm 62.27%. Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty một trong những nguyên nhân làm chi phí sản xuất kinh doanh cao là do chi phí nguyên vật liệu cao, bởi vậy công ty cần thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng khoản và từng công trình, tránh tình trạng công trình này thiếu mà công trình khác lại thừa.

Đối với chi phí nhân công: Đặc thù của ngành xây dựng là chi phí nhân công thay

thực hiện tốt việc quản lý chi phí nhân công thì DN cần xem xét kết cấu chi phí và nghiên cứu xu hướng thay đổi của nó. Đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề, ý thức lao động tránh tình trạng vi phạm kỹ thuật trong xây dựng gây thiệt hại về tài sản và con người.

3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng lợi nhuận tại công ty cổ phần thương mại & xây dựng giao thông Viên Phát. dựng giao thông Viên Phát.

Trên cơ sở tìm hiểu phân tích thực trạng hoạt động của công ty trong 2 năm qua cùng với những giải pháp đưa ra em mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng giao thông Viên Phát (Trang 37)

w