Sơ đồ nguyên lý:

Một phần của tài liệu giáo trình thực hành trang bị điện (Trang 26)

3. Lắp ráp, sửa chữa mạch điện máy phay P

3.1. Sơ đồ nguyên lý:

* Các thiết bị trên sơ đồ:

- ĐC: Cầu dao đảo để chọn chiều quay động cơ trục chính ĐCC. - NC: Cuộn dây nam châm…………..

* Nguyên lý hoạt động:

- Truyền động chính: Bật ĐC để chọn chiều quay động cơ trục chính ĐCC, nhấn N1, contactor K2 có điện, đóng các tiếp điểm K2 ở mạch động lực cấp điện cho động cơ trục chính quay theo chiều quay đã chọn.

Bật BN để cấp điện cho động cơ bơm nước làm mát.

Muốn dừng động cơ trục chính, nhấn H1 hoặc H2, K2 mất điện, K1 có điện (do trước đó PKC đã đóng), động cơ tiến hành hãm ngược qua điện trở phụ. Quá trình hãm kết thúc khi tiếp điểm của PKC mở ra.

- Truyền động bàn: Thực hiện khi contator K2 làm việc.

Bàn di chuyển sang phải: P ở vị trí 1; X, L, T ở vị trí 0, contator K4 có điện đưa bàn di chuyển sang phải.

Bàn di chuyển sang trái: T ở vị trí 1; X, L, P ở vị trí 0, contator K5 có điện đưa bàn di chuyển sang trái.

RN1CT CT NC CC3 R3 R1 K1 K2 K3 K4 K5 A B C RN1 CC1 CD CC2 ĐCC BN ĐCB RN2 K6 H1 K2 PKC K1 H2 K1 N1 K1 K2 K3 BN K2 RN2 K4 K5 P1 L1 T1 X1 K4 K5 K6 N2 T2 L2 P2 HT1 HT2

Hình 13: Sơ đồ mạch điện máy phay P623

K2X2 X2 R2 ĐC B A Đ

Bàn di chuyển lên: L ở vị trí 1; X, P, T ở vị trí 0, contator K4 có điện đưa bàn di chuyển sang lên.

Bàn di chuyển xuống: X ở vị trí 1; P, L, T ở vị trí 0, contator K5 có điện đưa bàn di chuyển xuống.

Hành trình sang phải được giới hạn bởi công tắc hành trình HT1. Hành trình sang trái được giới hạn bởi công tắc hành trình HT2.

3.2.Lắp đặt mạch điện.

a. Yêu cầu: Lắp đặt được mạch điện máy phay P623 hoàn chỉnh đảm bảo mạch hoạt động tốt, an toàn.

b.Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và lựa chọn thiết bị, vật tư: -Dụng cụ: Kìm(cắt, tuốt dây),tuốt nơ vít(dẹt, bốn chấu), VOM. -Thiết bị: Mô hình máy phay P623.

-Vật tư: Táp lô, dây dẫn, ốc vít .

Dựa vào điện áp và dòng điện làm việc của các thiết bị và khí cụ để chọn. Dùng VOM và mắt thường quan sát tình trạng của các thiết bị và khí cụ.

+ Bước 2: Bố trí và cố định các thiết bị:

Bố trí các thiết bị lên bảng táplô sao cho thật ngay ngắn, chặt chẽ, hợp lý về khoảng cách sao cho khi đi dây gọn nhất (kể cả đi dây điều khiển lẫn động lực) sau đó dùng đinh vít định vị các thiết bị lên bảng táplô.

+ Bước 3: Đấu dây:

Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây.

-Mạch điều khiển : Yêu cầu: Xác định đúng vị trí cần đấu, đấu chắc chắn không bavia, đấu dây gọn gàng không chồng chéo.

Mạch động lực : Yêu cầu: Xác định đúng các tiếp điểm mạch động lực,đấu chắc chắn không bavia, đấu dây gọn gàng không chồng chéo

+ Bước 4: Kiểm tra lại mạch:

Dùng đông hồ VOM để kiểm tra lại mạch

- Chuyển thang đo của đồng hồ về thang đo điện tra (Rx10 hoặcRx100), đặt hai đầu que đo của VOM vào hai đầu nguồn mạch điều khiển và quan sát.

- Nếu đồng hồ lên mạch bị bị sự cố .

- Nếu kim đồng hồ không lên thì chúng ta lần lượt điều khiển và kiểm tra mạch nếu có sự cố thì tiến hành sửa chữa.

Kiểm tra mạch động lực:

Lần lượt đặt hai que đo vào trước các tiếp điểm mạch động lực, nhấn cưỡng bức contactor để kiểm tra sự thông mạch của các pha.

+Bước 5: Đóng điện vào mạch cho vận hành

Nếu các điều kiện an toàn đã đảm bảo ta đóng điện cấp nguồn cho mạch điện vận hành. c. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục.

• Pan 1:- Hiện tượng: Mạch không làm việc.

- Nguyên nhân: Nguồn điện, tiếp điểm RN1, H1, H2, N1, thường kín K1 tiếp xúc không

tốt.

• Pan 2: Hiện tượng: động cơ bàn không làm việc.

- Nguyên nhân: Do tiếp điểm K2, RN2 tiếp xúc không tốt.

• Pan 3: Hiện tượng: các công tắc hành trình không khống chế được các hành trình của bàn máy.

Một phần của tài liệu giáo trình thực hành trang bị điện (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w