2.1.Sơ đồ nguyên lý.
* Các thiết bị trên sơ đồ: Trên máy trang bị 3 động cơ không đồng bộ 3 pha rôto lồng sóc
- ĐC: Động cơ truyền động chính công suất 4,5KW,tốc độ 1450v/p
- ĐD: Động cơ bơm dầu,công suất 0,1KW,tốc độ 2850v/p
- ĐN: Động cơ bơm nước làm mát,công suất 0,125KW,tốc độ 2850v/p
- KC: Là công tắc gat nhiều tiếp điểm đóng mở ở vị trí khác nhau. Có hai vị trí làm việc. Tay gạt của nó được đặt trên thân máy.
Các rơ le công tắc
- PH: Rơ le điện áp bảo vệ không hoặc cực tiểu
- KT,KN: Công tắc tơ khống chế quay thuận và nghịch của động cơ trục chính - KD: Công tắc tơ khống chế động cơ bơm dầu.
-Chiếu sáng cục bộ cho máy nhờ BA và bóng đèn 36 V thông qua khóa K
* Nguyên lý hoạt động:
Khống chế sự làm việc của máy bằng KC đặt tại ụ đứng. Đóng áp tô mát đầu vào CB, khi tay gạt ở vị trí giữa (ứng với vị trí 0 trong sơ đồ).Máy chưa làm việc, nếu điện áp đủ rơle điện áp PH tác động đóng tiếp điểm PH ở mạch điều khiển để tự duy trì cho mạch. Đồng thời chuẩn bị cho KD và KT hoặc KN làm việc
Khi đưa tay gạt KC về vị trí trên hoặc bên phải (ứng với vị trí số 1 trên sơ đồ) tiếp điểm KC(1-2)và KC(1-7)kín công tắc tơ KD và KT có điện tác động. Động cơ truyền động chính và động cơ bơm dầu làm việc.
Khi đưa tay gạt KC về vị trí dưới hoặc bên trái (ứng với vị trí số 2 trên sơ đồ) thì tiếp điểm KC(1-5) và KC(1-7)kín. Công tắc tơ KT mất điện, công tắc tơ KD và KN có điện tác động đóng động cơ bơm dầu làm việc và đ/cơ truyền động chính quay theo chiều ngược lại.
Đóng mở động cơ bơm nước bằng cầu dao CD. Nó cũng chỉ làm việc khi động cơ bơm dầu ĐD đã làm việc.
Chiếu sáng cục bộ trên máy bằng đèn Đ 36v lấy điện qua máy biến áp BA nhờ khóa K Khi muốn dừng máy ta đưa tay gạt về vị trí giữa (0). KD,KT(hoặc KN) mất điện, các động cơ được cắt ra khỏi lưới và dừng tự do.
CC3CC1 CC2 CC1 CC2 CD KC KC 2 0 1 2 0 1 KT KN KD KD KN KT PH PH CD KN KD KT ĐC ĐD A B C A O BA ĐN
2.2.Lắp đặt mạch điện.
a. Yêu cầu: Lắp đặt được mạch máy tiện T616 hoàn chỉnh đảm bảo mạch hoạt động tốt, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
b.Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và lựa chọn thiết bị, vật tư: -Dụng cụ: Kìm(cắt, tuốt dây),tuốt nơ vít(dẹt, bốn chấu), VOM.
-Thiết bị: contactor, công tắc cam nhiều tiếp điểm, động cơ 3 pha, cầu dao. -Vật tư: Táp lô, dây dẫn, ốc vít .
Dựa vào điện áp và dòng điện làm việc của các thiết bị và khí cụ để chọn. Dùng VOM và mắt thường quan sát tình trạng của các thiết bị và khí cụ.
+ Bước 2: Bố trí và cố định các thiết bị:
Bố trí các thiết bị lên bảng táplô sao cho thật ngay ngắn, chặt chẽ, hợp lý về khoảng cách sao cho khi đi dây gọn nhất (kể cả đi dây điều khiển lẫn động lực) sau đó dùng đinh vít định vị các thiết bị lên bảng táplô.
+Bước 3: Đấu dây:
Dựa vào sơ đồ nguyên lý tiến hành đấu dây.
-Mạch điều khiển : Yêu cầu: Xác định đúng vị trí cần đấu, đấu chắc chắn không bavia, đấu dây gọn gàng không chồng chéo.
Mạch động lực : Yêu cầu: Xác định đúng các tiếp điểm mạch động lực,đấu chắc chắn không bavia, đấu dây gọn gàng không chồng chéo
+Bước 4: Kiểm tra lại mạch:
Dùng đông hồ VOM để kiểm tra lại mạch
- Chuyển thang đo của đồng hồ về thang đo điện tra (Rx10 hoặcRx100), đặt hai đầu que đo của VOM vào hai đầu nguồn mạch điều khiển và quan sát.
- Nếu đồng hồ lên mạch bị bị sự cố .
- Nếu kim đồng hồ không lên thì chúng ta lần lượt điều khiển và kiểm tra mạch nếu có sự cố thì tiến hành sửa chữa.
Kiểm tra mạch động lực:
Lần lượt đặt hai que đo vào trước các tiếp điểm mạch động lực, nhấn cưỡng bức contactor để kiểm tra sự thông mạch của các pha.
+Bước 5: Đóng điện vào mạch cho vận hành
Nếu các điều kiện an toàn đã đảm bảo ta đóng điện cấp nguồn cho mạch điện vận hành c. Những sai hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục.
• Pan 1:- Hiện tượng: Động cơ bơm dầu làm việc, động cơ trục chính không làm việc. - Nguyên nhân: Do tiếp điểm KD tiếp xúc không tốt..
• Pan 2: - Hiện tượng: mạch không tự duy trì.
- Nguyên nhân: Do tiếp điểm PH.
• Pan 3: -Hiện tượng: Mạch không bảo vệ không.
- Nguyên nhân: Do đấu sai dây hoặc xác định sai tiếp điểm của KC.