Biện pháp phòng trừ bệnh đốm/cháy lá bạch đàn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI MỘT SỐ GIỐNG BẠCH ĐÀN TRỒNG KHẢO NGHIỆM TẠI HUYỆN LÂM THAO – TỈNH PHÚ THỌ (Trang 31)

Đối với các loài cây rừng nói chung và bạch đàn nói riêng, bệnh đốm lá tốt nhất là được phòng trừ ngay từ giai đoạn vườn ươm. Hiện tại ở Việt Nam, chưa thấy có các biện pháp phòng trừ bệnh cây hiệu quả đối với rừng trồng. Báo cáo này đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá bạch đàn ở cả giai đoạn vườn ươm và rừng trồng theo tư vấn của chuyên gia Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

a) Giai đoạn vườn ươm

- Chọn vị trí vườn ươm ở nơi thoát nước, tránh những nơi đã trồng cây nông nghiệp hoặc đã xảy ra dịch bệnh nhiều năm.

- Sử dụng giống sạch bệnh và xử lý bằng 1 trong các loại thuốc Captan 0.5%, Thiram 0.5% trong 15 phút và DM-45 1% trong 30 phút.

- Đất đóng bầu: dùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xopps, không sử dụng phân chuồng chưa hoai. Đất đóng bầu cần được khử trùng để diệt nguồn bệnh bằng các loại hóa chất xông hơi như Methyl bromide hay Chloropicrin trước khi đóng bầu.

- Chăm sóc cây con: không được để cây con cớm nắng, thường xuyên làm cỏ, xáo váng mặt bầu cho đất tơi xốp. Nếu phát hiện có cây con nhiễm bệnh phải đem tiêu hủy ngay. Các dụng cụ dùng để di rời cây con nhiễm bệnh phải được tiệt trùng bằng hóa chất. Trong 2 tháng đầu mỗi tháng phun phòng 1 lần bằng Carbendazim 0.1% liều lượng 0.3 lít/m2.

- Tưới nước dùng nguồn nước sạch, tốt nhất là nước giếng.

- Phân bón phải được sử dụng hợp lý, không bón đạm quá mức (sẽ tăng khả năng nhiễm bệnh cho cây).

- Mật độ cây con không nên quá dầy.

b) Giai đoạn rừng trồng

- Chặt toàn bộ cành lá bị nhiễm bệnh vào đầu mùa mưa, mang ra khỏi rừng và tiêu hủy.

Phần 5

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI MỘT SỐ GIỐNG BẠCH ĐÀN TRỒNG KHẢO NGHIỆM TẠI HUYỆN LÂM THAO – TỈNH PHÚ THỌ (Trang 31)