Diễn biến bệnh đốm lá trên các dòng bạch đàn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI MỘT SỐ GIỐNG BẠCH ĐÀN TRỒNG KHẢO NGHIỆM TẠI HUYỆN LÂM THAO – TỈNH PHÚ THỌ (Trang 28)

Bệnh đốm lá Bạch đàn hay còn gọi là bệnh đốm nâu, đây là loại bệnh phân bố rất rộng không những ở nước ta mà còn gây hại bạch đàn ở nhiều nước Đông Nam Á. Kết quả điều tra diễn biến bệnh đốm lá được thể hiện qua Bảng 4.8 và

Bảng 4.8. Diến biến bệnh đốm lá cây bạch đàn STT Dòng bạch đàn Mức độ bị hại (%) Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Trung bình 1 PN21 25.2 31.7 31.8 33.5 30.5 2 PN24 22.3 26.0 30.0 30.8 27.3 3 PN108 32.0 35.0 35.7 37.2 35.0 4 PN116 27.8 29.7 34.0 36.5 32.0 Hình 4.3. Diễn biến mức độ bị bệnh đốm lá Bạch đàn năm 2014 tại Lâm Thao – Phú Thọ

Qua Bảng 4.8 và Hình 4.3 ta thấy mức độ bị hại trên các dòng tăng dần từ tháng 3 đến tháng 6. Vào thời điểm tháng 6 mức độ bị bệnh của các dòng là cao nhất và dòng PN108 cũng bị nặng nhất là 37.2%, tiếp đến PN116 (36.5%), PN21 (33.5%), PN24 (30.8%). Nguyên nhân làm tăng mức độ bị bệnh đó có thể là nhờ nước mưa và côn trùng. Đốn bệnh sau khi mưa xuất hiện nhiều lần; không khí càng khô hạn, đất xấu, cây sinh trưởng kém, bệnh phát sinh sẽ càng nghiêm trọng.

Như vậy, diễn biến bệnh đốm lá cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó điều kiện thời tiết và giống cây trồng. Mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi

nhưng chọn giống phù hợp với điều kiện lập địa cũng sẽ phần nào hạn chế được mức độ gây hại của bệnh đốm lá. Nhìn vào hình 4.2 cho thấy đường biểu diễn mức độ bị bệnh đốm lá trên các dòng Bạch đàn khác nhau. Đường biểu diễn của dòng PN108 luôn ở vị trí cao nhất còn đường biểu diễn của dòng PN24 luôn ở vị trí thấp nhất, điều này cho thấy PN108 bị bệnh nặng nhất, PN24 bị bệnh đốm lá là nhẹ nhất.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI MỘT SỐ GIỐNG BẠCH ĐÀN TRỒNG KHẢO NGHIỆM TẠI HUYỆN LÂM THAO – TỈNH PHÚ THỌ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w