Câu 69: Cho 2,16 gam Al vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,12 mol
và FeCl3 0,06 mol. Phản ứng hoàn toàn được chất rắn A. Khối lượng A là A. 5,28 gam. B. 1,92 gam. C. 5,76 gam. D. 7,68g.
Câu 70: Cho 3,36 gam bột Mg vào dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,12
mol và FeCl3 0,02 mol. Phản ứng hoàn toàn được chất rắn A. Khối lượng A là
A. 7,92 gam. B. 8,16 gam. C. 8,46 gam. D. 8,24g .
Câu 71: Cho 0,2 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và
0,2 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn, số mol Fe(NO3)2 trong dung dịch bằng
A. 0,3 mol. B. 0,5 mol. C. 0,2 mol. D. 0,4mol.
Câu 72: Cho 6,48 gam bột Al vào 100ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M
và ZnSO4 0,8M. Kết thúc phản ứng, thu m gam các kim loại. Trị số của m là A. 16,4 g. B. 14,5g. C. 12,8g. D. 15,1g.
Câu 73: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 11,2 gam Fe vào dung dịch
chứa 0,6 mol AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A. Khối lượng chất rắn A là
A. 67,6g. B. 70,4g. C. 64,8g. D. 67,5g.
Câu 74: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (1 : 1), bằng axit HNO3,
thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khsi X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). dX/H2 = 19. Giá trị V là
A. 2,24 lít. B. 4,48 lít. C. 5,60 lít. D. 3,36 lít.
Câu 75: Cho 1,35 gam gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3
thu hỗn hợp khí 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 10,08gam. B. 6,59gam. C. 5,69gam. D. 5,96gam.
Câu 76: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B đứng trước H trong dãy điện
hóa và có hóa trị không đổi trong các hợp chất. Chia m gam X thành hai phần bằng nhau:
-Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl và H2SO4 loãng tạo 3,36 lít khí H2. -Phần 2: Tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đo cùng điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị V là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.
GV: Trần Thị Thanh Hà Trường THPT Chuyên Tiền Giang