Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giớ i

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất đậu tương vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 34)

Đậu tương là cây trồng lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất thế giới,

đứng thứ tư sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Do khả năng thích ứng rộng nên nó

được trồng khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất ở Châu Mỹ, diện tích chiếm trên 70% đất nông nghiệp, tiếp đến là Châu Á (Trần Văn Điền, 2007)[5]. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây được thể

hiện ở Bảng 1.3.

Trên thế giới, đậu tương đang được nhiều quốc gia ưu tiên phát triển để

giải quyết nạn đói protein và bổ sung hàm lượng dinh dưỡng quan trọng cho con người nhằm khắc phục một số bênh tật nguy hiểm.

25

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới từ 2000-2010

Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn)

2000 74,97 2,17 161,29 2001 76,80 2,32 178,24 2002 78,96 2,30 181,68 2003 83,66 2,28 190,68 2004 91,60 2,24 205,53 2005 92,51 2,32 214,46 2006 95,25 2,33 221,89 2007 90,08 2,44 219,58 2008 96,18 2,40 230,58 2009 98,73 2,25 222,27 2010 102,39 2,55 261,58 (Nguồn: FAOSTAT, 2011)

Tính đến năm 2009 đậu tương được trồng ở 89 nước khác nhau trên thế

giới.Trong vòng 10 năm qua, diện tích và sản lượng đậu tương trên thế giới tăng lên rất nhanh. Năm 2010, diện tích trồng đậu tương trên thế giới là 102,39 triệu ha, đạt năng suất 2,55 tấn/ha với sản lượng 261,58 triệu tấn (FAO, 2011)[29].

Bảng 1.4cho thấy diện tích trồng đậu tương tập trung chủ yếu ở Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó diện tích đậu tương ở nước Mỹ chiếm 1/3 diện tích toàn cầu (30,91 triệu ha). Mỹ cũng là nước có sản lượng

đậu tương cao nhất thế giới (91,42 triệu tấn), chỉ tính riêng năm 2009 đã xuất khẩu khoảng 30 triệu tấn và thu về 15,5 tỉ USD, đứng vị trí thứ 2 là Brazil (56,96 triệu tấn), Argentina (30,99 triệu tấn). Sản lượng đậu tương của Việt Nam chỉ đứng thứ 18 thế giới. Năng suất của Mỹ chỉ đứng thứ 5 thế giới (2,96 tấn/ha). Georgia là nước có năng suất trung bình cao nhất (10 tấn/ha) do sử dụng giống có năng suất cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, điều kiện

đất đai thuận lợi cho cây đậu tương phát triển, đứng thứ 2 là Ai Cập (3,69 tấn/ha), Việt Nam có năng suất khá thấp (1,46 tấn/ha). Khu vực Châu Mỹ có năng suất trung bình cao nhất (2,52 tấn/ha), và thấp nhất là các nước Châu Phi (1,21 tấn/ha) (FAO, 2010)[28].

Năng suất và hàm lượng protein là chỉ tiêu phản ánh tiến bộ nghiên cứu về đậu tương trên thế giới. Dự báo diện tích trồng đậu tương trên thế giới có thể

tăng nhiều vào cuối thập kỷ này do nhu cầu ngày càng cao và chính sách quản lý, thương mại của các quốc gia, đặc biệt trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, sự ấm lên của trái đất thì có nhiều quốc gia nghiên cứu, chọn tạo sử dụng các giống

26

Bảng 1.4. Các nước có diện tích, năng suất và sản lượng trồng đậu tương cao nhất thế giới (2009) Quốc gia Diện tích (triệu ha) Quốc gia Năng suất (tấn/ha) Quốc gia Sản lượng (triệu tấn) Mỹ 30,91 Georgia 10,00 Mỹ 91,42 Brazil 21,76 Ai Cập 3,69 Brazil 56,96 Argentina 16,77 Thỗ Nhĩ Kỳ 3,66 Argentina 30,99 Ấn Độ 9,60 Ý 3,48 Trung Quốc 14,50 Trung Quốc 8,80 Mỹ 2,96 Ấn Độ 10,22

Paraguay 2,57 Slovenia 2,92 Paraguay 3,86 Canada 1,38 Australia 2,82 Canada 3,50 Bolivia 0,97 Switzerland 2,71 Bolivia 1,50

Nga 0,79 Guatemala 2,64 Ukraine 1,04

Indonesia 0,72 Brazil 2,62 Uruguay 1,03

(Nguồn: FAOSTAT, 2010)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất đậu tương vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 34)