Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ERROR! BOOKMARK NOT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất đậu tương vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 42)

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu

Giống đậu tương: Sử dụng các giống đậu tương đang phổ biến cho vùng. Giống đậu tương MTĐ176 cho vùng Đông Nam bộ và giống Nhật 17A cho vùng

đồng bằng sông Cửu Long.

Chất điều hòa sinh trưởng Mepiquat-chloride: Mepiquat-chloride có tên hóa học là 1,1-dimethyl-piperdium chloride, công thức phân tử C7H16CIN, khối lượng phân tử là 149,7 gam; tên thương mại là PIX, chứa 400g a.i/lít, có màu vàng nhạt, tan tốt trong nước, được nhập nội từ Trung Quốc. Là chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng của thực vật. PIX ngăn chặn được sự sinh trưởng rậm rạp, làm giảm sinh trưởng chiều cao cây, làm tăng khả năng quang hợp và tăng sự đậu quả của cây.

Chất điều hòa sinh trưởng Paclobutazol: (2RS, 3RS) - 1 - (4 chlorophenyl) - 4,4 – dimethyl - 2 -(1H-1,2,4-Triazol-1-yl) pentan–3-ol

Công thức phân tử: C15H20ClN3O; Trọng lượng phân tử: 293,8

Là chất điều hòa sinh trưởng cây trồng, có tác dụng kích thích phân hóa mầm hoa, giúp cây ra hoa sớm, trái vụ, trổ bông đồng loạt và tăng đậu trái cho các loại cây ăn trái như sầu riêng, xoài,… và nhiều loại cây trồng khác. Ngoài ra Paclobutazol còn giúp cho cây trồng chống chịu được khô hạn, sâu bệnh, hạn chế sinh trưởng chiều cao của các loại cây họ đậu (lạc, đậu tương…) giúp cây sai hạt, tăng năng suất và chống đỗ ngã.

Một số nguyên tố vi lượng: FeSO4.7H2O, ZnSO4.7H2O,

(NH4)6Mo7O24.4H2O, CoSO4.7H2O, MgSO4.7H2O, MnSO4.3H2O, được sử dụng để

phun qua lá và bón vào đất.

Các loại phân bón đa lượng: Urea, lân Thermophosphate, KCl (60%K2O), phân tổng hợp NPK + vi lượng.

- Phân NPK1 (10-14-14) + vi lượng (Ca, Mg, S, Zn, Fe, Cu, Mn, B, Mo, Penac P).

Một số loại phân bón qua lá:

- Phân bón lá: Demax 601 của công ty Phước Hưng, phân bón lá chuyên dùng cho cây họ đậu. Thành phần gồm có N 5%, P2O5 3%, K2O 2% và một số nguyên tố vi lượng Mg (80 ppm), S (40 ppm) Cu (90 ppm), Fe (80 ppm), Zn (70 ppm), Mn (60 ppm), Bo (50 ppm), Mo (30 ppm).. Liều sử dụng 1,56 ml/lít (25 ml/16lit nước).

- Phân bón lá Boomflower của công ty Bảo vệ thực vật An Giang. Thành phần gồm có: Nitro Benzen 20% , chất trãi bề mặt 40%, phụ gia 40%. Liều sử dụng 1,87ml (30ml/16lít nước).

33

- Phân bón lá Đầu trâu 005: N = 30%; P2O5 = 10%; K2O = 10%, CaO = 0.05%, Mg = 0.05%, Zn = 0.05%, Cu = 0.05%, B = 0.1%, Fe = 0.025%, Mn = 0.025%,

αNAA = 50 ppm, Gibberellin 50 ppm.

- Phân bón lá Đầu trâu 007: N = 15%; P2O5 = 30%; K2O = 15%, CaO = 0.05%,

Mg = 0.05%, Zn = 0.05%, Cu = 0.05%, B = 0.03%, Fe = 0.025%, Mn = 0.025%, αNAA = 50 ppm, Gibberellin 50 ppm.

- Phân bón lá Đầu trâu 009: N = 20%; P2O5 = 20%; K2O = 20%, CaO = 0.1%, MgO = 0.15%, Zn = 0.05%, Cu = 0.05%, B = 0.02%, Fe = 0.025%, Mn = 0.025%, Mo = 0.005%, αNAA = 50 ppm, NOA = 50ppm, Gibberellin 50 ppm. - Phân bón lá HVP 801.S: Nguồn gốc: Nguyên liệu nhập từ Hoa Kỳ do Cty CP Dịch vụ kĩ thuật Nông nghiệp TPHCM sản xuất.

Thành phần và công dụng: Giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, đâm chồi khỏe, bộ rễ phát triển mạnh. Kích thích ra hoa nhiều, tỉ lệđậu quả cao, giảm rụng trái; bổ sung đa vi lượng cho cây trồng. Tăng sức đề kháng; tăng năng suất, phẩm chất cây trồng.Hoạt chất: N 10%, P2O5 8%, K20 6%.

Cách dùng: Pha 20ml/8L nước. Phun 3 lần. (Lần 1: sau khi nảy mâm Lần 2: sau khi nẩy mầm 25 ngày. Lẩn 3: 45 ngày sau khi nẩy mầm). Đối với Đậu tương,

đậu xanh: phun 10 ngày/lần khi có 2-3 lá đến trước khi ra hoa, đậu trái. - Phân bón lá HVP 1001S (20-20-15)

Thành phần: sản phẩm HVP 20-20-15 là phân bón lá cao cấp, nguyên liệu nhập khẩu từ Mỹ và Israel, các nguyên tố đa lượng đều ở dạng cao cấp tinh khiết hòa tan hoàn toàn trong nước, không lắng cặn; các nguyên tố vi lượng đều ở dạng chelate nên được cây trồng hấp thụ nhanh, hiệu suất hấp thu cao. Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng đậm đặc (N: 20% - P2O5: 20% - K2O: 15% - Cu: 850mg/l – Zn: 850mg/l - Fe: 800mg/l – Mn: 750mg/l – Mg: 20mg/l – Ca: 20mg/l – B: 20mg/l – Co: 10mg/l – Mo: 10mg/l – VitaminB1: 250mg/l).

Công dụng: Sản phẩm HVP 20-20-15 cung cấp bổ sung cho cây trồng các khoáng đa trung vi lượng cần thiết, giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh, đâm chồi đẻ nhánh khỏe; kích thích ra rể mạnh; lá to xanh bền; kích thích tạo nhiều mầm hoa, ra hoa nhiều, trổ hoa tập trung; tăng đậu trái, giãm rụng trái non. Tăng cường chuyển vị tinh bột từ lá về trái giúp trái to, đẹp màu, phẩm chất ngon ngọt – HVP 20-20-15 giúp cây khỏe , tăng sức đề kháng chống lại sâu bệnh, giúp cây phát triển tốt trên các vùng đất phèn mặn, khô hạn, đất bạc màu nghèo dinh dưỡng. Phân bón lá HVP 20-20-15 giúp tiết kiệm phân bón, khắc phục hiện tượng vàng lá và nghẹn đòng trên lúa. Làm tăng phẩm chất và tăng năng suất các loại nông sản từ 10-35%, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Cách dùng: HVP 20-20-15 là sản phẩm phân bón lá cao cấp, hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng đậm đặc, liều lượng sử dụng rất ít nhưng rất hiệu quả (pha 1cc/1 lít nước). Do đó, dùng 1 lít sản phẩm này phun cho 3 ha/ 1lần phun, rất tiện lợi cho bà con nông dân không phải mang nhiều chai ra đồng và tiết kiệm

34

chi phí bao bì, giãm giá thành sản xuất. HVP 20-20-15 có hiệu quả cao trên hầu hết các loại cây trồng như lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày, rau màu và hoa kiểng.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu được tiến hành trong các vụ Đông xuân và Xuân hè năm 2011-2012 tại Đồng Nai và Đồng Tháp, đây là hai vùng trồng đậu tương phổ biến và đại diện cho vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điều kiện đất đai, khí hậu và xã hội khá thuận lợi cho việc phát triển đậu tương. - Tại Đồng Nai: Các thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu năm 2011 và Thu đông năm 2012 (từ tháng 5 đến tháng 8 và từ tháng 9 đến tháng 12) trên nền đất đỏ bazan tại Thống Nhất – Trảng Bom – Đồng Nai, trong điều kiện nhờ nước trời.

- Tại Đồng Tháp: Các thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân Hè năm 2012 (từ tháng 3 đến tháng 6) trên nền đất phù sa tại Thành phố Cao Lãnh –

Đồng Tháp, trong điều kiện nhờ nước trời.

2.1.3. Nội dung nghiên cứu

2.1.3.1. Nội dung nghiên cứu năm 2011

* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu hiệu lực của một số nguyên tố vi lượng Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Molypden (Mo), Coban (Co) đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương.

Công thức thí nghiệm:

1. Phun ZnSO4.7H20: phun 1,5% 2. Phun Fe2SO=4.7H20: phun 3% 3. Phun MnS04.3H20: phun 1 %

4. Phun Molipdat Amon (NH4)6Mo7O24.4H20: phun 0,3% 5. Phun CoSO4.7H20: phun 0,25 kg/ha

6. Phun hỗn hợp (Zn + Fe + Mn + Mo + Co)

7. Phun phân bón lá (Hỗn hợp các nguyên tố N,P,K,Mg,S,Zn,Cu,Bo,Mo,Co) 8. Đối chứng: Không phun

* Nền phân bón NPK: - Tại Đồng Nai: Nền 50 N – 60 P2O5 – 60 K2O/ha; - Tại Đồng Tháp: Nền 40 N – 60 P2O5 – 30 K2O/ha

* Thời kỳ phun các loại phân đa – vi lượng: 03 lần - Lần 1: Sau gieo 10-15 ngày

- Lần 2: sau gieo 20 – 25 ngày - Lần 3: sau gieo 30 – 35 ngày

* Phương pháp phun: Phun theo nồng độ ở các công thức, lượng nước phun 300 lít/ha, phun ướt đều trên toàn bộ cây vào sáng sớm hoặc chiều mát tránh phun trước khi trời mưa hoặc buổi trưa nắng gắt.

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Khối đầy đủ Hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD, 3 lần nhắc lại

35

- Sơđồ bố trí thí nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8 I

4 5 7 6 8 3 2 1 II

8 6 1 2 7 5 4 3 III

Ghi chú: 1,2,3…: Công thức thí nghiệm I, II, III: Các lần nhắc lại - Diện tích ô: 50 m2.

* Thí nghiệm2: Nghiên cứu xác định hỗn hợp các nguyên tố vi lượng và phân bón lá thích hợp cho cây đậu tương.

Công thức thí nghiệm:

1. CT1: Phun phân bón lá hỗn hợp đa – vi lượng (Hỗn hợp các nguyên tố

N,P,K,Mg,S,Zn,Cu,Bo,Mo,Co)

2. CT2: Phun phân Demax 601 (Đồng Tháp) và HVP801 (Đồng Nai) 3. CT3: Phun phân Boom Flower (Đồng Tháp) và HVP 1001S (Đồng Nai). 4. CT4: Phun Đầu trâu 005 – 007 – 009

5. CT5: Đối chứng: không phun phân bón lá.

* Nền phân bón NPK: - Tại Đồng Nai: Nền 50 N – 60 P2O5 – 60 K2O/ha; - Tại Đồng Tháp: Nền 40 N – 60 P2O5 – 30 K2O/ha

* Thời kỳ phun các loại phân đa – vi lượng: 03 lần - Lần 1: Sau gieo 10-15 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lần 2: sau gieo 20 – 25 ngày - Lần 3: sau gieo 30 – 35 ngày

* Phương pháp phun: Phun theo nồng độ ở các công thức, lượng nước phun 300 lít/ha, phun ướt đều trên toàn bộ cây vào sáng sớm hoặc chiều mát tránh phun trước khi trời mưa hoặc buổi trưa nắng gắt.

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Khối đầy đủ Hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD, 3 lần nhắc lại

- Sơđồ bố trí thí nghiệm

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 I CT3 CT4 CT5 CT2 CT1 II CT5 CT3 CT4 CT1 CT2 III

Ghi chú: CT1, CT2, CT3…: Công thức thí nghiệm I, II, III: Các lần nhắc lại

- Diện tích ô: 50 m2.

* Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời kỳ phun chất

điều hòa sinh trưởng Mepiquat Chloride (MC), Paclobutazol (PZ) đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương.

36

Công thức thí nghiệm:

* Liều lượng chất điều hòa sinh trưởng 1. L1: 50 ml/ha

2. L2: 100 ml/ha 3. L3: 150ml/ha * Thời kỳ phun

4. T1: Sau gieo 20 ngày sau gieo 5. T2: Sau gieo 30 ngày sau gieo 6. T3: Sau gieo 40 ngày sau gieo Tổ hợp hình thành 09 công thức như sau: (1) L1T1 (4) L2T1 (7) L3T1 (2) L1T2 (5) L2T2 (8) L3T2 (3) L1T3 (6) L2T3 (9) L3T3

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Bố trí theo phương pháp lô phụ (Split Plot design), 3 lần nhắc lại: L1, L2, L3: Bố trí ở Lô chính T1, T2, T3: Bố trí ở Lô phụ - Sơđồ bố trí thí nghiệm: L1 L2 L3 L2 L3 L1 L3 L2 L1 T1 T3 T2 T1 T3 T2 T1 T3 T2 T2 T1 T3 T2 T1 T3 T2 T1 T3 T3 T2 T1 T3 T2 T1 T3 T2 T1 Nhắc lại I Nhắc lại II Nhắc lại III - Diện tích ô: 50 m2.

* Nền phân bón NPK: - Tại Đồng Nai: Nền 50 N – 60 P2O5 – 60 K2O/ha; - Tại Đồng Tháp: Nền 40 N – 60 P2O5 – 30 K2O/ha

* Phương pháp phun: Phun theo nồng độ ở các công thức, phun ướt đều trên toàn bộ cây vào sáng sớm hoặc chiều mát tránh phun trước khi trời mưa hoặc trời nắng.

* Các biện pháp kỹ thuật canh tác: Mật độ, lượng phân bón, kỹ thuật bón phân và các biện pháp chăm sóc khác được thực hiện theo quy trình khuyến cáo cho vùng.

2.1.3.2. Nội dung nghiên cứu năm 2012

* Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón hỗn hợp đa lượng và vi lượng đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương.

Công thức thí nghiệm:

1. CT1: Bón nền 50 N + 60 P2O5+ 60 K2O/ha cho vùng Đồng Nai và 40 N + 60 P2O5 + 30 K2O/ha cho vùng Đồng Tháp (phân đơn N- Urê; P- Thermophosphate (lân nung chảy Ninh Bình hoặc Văn Điển); K- (KCl): Lượng bón theo khuyến cáo của vùng (bón theo tập quán của nông dân).

37

2. CT2: Bón nền CT1 + 20 kg ZnSO4.7H20/ha. 3. CT3: Bón nền CT1 +15 kg MnS04.3H20/ha 4. CT4: Bón nền CT1 +20 kg FeSO4.7H20/ha.

5. CT5: Bón nền CT1 phân đơn (như CT1) + 20 kg ZnSO4.7H20 +15 kg MnS04.3H20 +20 kg FeSO4.7H20/ha.

6. CT6: Bón Phân tổng hợp NPK1 (N-P-K =10-14-14) + Vi lượng (Lấy lượng K làm chuẩn và bón bổ sung thêm N + P (phân đơn) cho đủ lượng NPK theo CT1)

7. CT7: Bón Phân tổng hợp NPK2 + Không Vi lượng (phổ biến nông dân

đang sử dụng trong vùng – Lượng NPK bằng CT1)

* Nền phân bón: Lượng bón NPK theocác công thức thí nghiệm (lượng NPK các công thức giống nhau)

* Thời kỳ bón: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các loại phân ZnSO4+ MnSO4 + FeSO4 bón lót 100% hoặc bón thúc lần đầu hết 100%.

- Các loại phân bón khác bón theo khuyến cáo của loại phân và quy trình khuyến cáo cho vùng.

* Các biện pháp kỹ thuật canh tác: Mật độ, kỹ thuật bón phân và các biện pháp chăm sóc khác được thực hiện theo quy trình khuyến cáo cho vùng.

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Khối đầy đủ Hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD, 3 lần nhắc lại

- Sơđồ bố trí thí nghiệm:

CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 I

CT5 CT4 CT7 CT1 CT6 CT2 CT3 II

CT6 CT3 CT5 CT2 CT7 CT1 CT4 III

Ghi chú: CT1, CT2, CT3…: Công thức thí nghiệm I, II, III: Các lần nhắc lại

- Diện tích ô: 50 m2.

* Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ gieo trồng và liều lượng phun chất điều hòa sinh trưởng Mepiquat Chloride (MC), Paclobutazol (PZ) đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương.

Công thức thí nghiệm: * Mật độ gieo:

1. M1: Mật độ 1: 40 cm x 10 cm x 2 cây hốc = 25 cây/m2 2. M2: Mật độ 2: 40 cm x 15 cm x 2 cây/hốc = 16,7 cây/m2 3. M3: Mật độ 3: 40 cm x 20 cm x 2 cây/hốc = 12,5 cây/m2 * Liều lượng chất điều hòa sinh trưởng (PIX)

1. L1: Liều lượng 1: 100 ml/ha 2. L2: Liều lượng 2: 150 ml/ha 3. L3: Liều lượng 3: 200 ml/ha

38

Tổ hợp hình thành 09 công thức như sau: (1) M1L1 (4) M2L1 (7) M3L1 (2) M1L2 (5) M2L2 (8) M3L2 (3) M1L3 (6) M2L3 (9) M3L3

* Phương pháp phun chất điều hòa sinh trưởng: Phun theo nồng độ ở các công thức, lượng nước phun 300 lít/ha, phun ướt đều trên toàn bộ cây vào sáng sớm hoặc chiều mát tránh phun trước khi trời mưa hoặc trời nắng.

* Thời kỳ phun chất điều hòa sinh trưởng: Phun 03 lần vào giai đoạn 20; 30 và 40 ngày sau gieo cho tất cả các liều lượng phun.

* Các biện pháp kỹ thuật canh tác:

- Mật độ: Theo các công thức nghiên cứu.

- Lượng phân bón: Theo lượng bón phổ biến cho vùng (50 N + 60 P2O5+ 60 K2O/ha cho vùng Đồng Nai và 40 N + 60 P2O5+ 30 K2O/hacho vùng Đồng Tháp)

- Kỹ thuật bón phân và các biện pháp chăm sóc khác: Thực hiện theo quy trình khuyến cáo cho vùng.

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Bố trí theo phương pháp lô phụ (Split Plot design), 3 lần nhắc lại: M1, M2, M3: Bố trí ở Lô chính L1, L2, L3: Bố trí ở Lô phụ - Sơđồ bố trí thí nghiệm: M1 M2 M3 M2 M3 M1 M3 M2 M1 L1 L3 L2 L1 L3 L2 L1 L3 L2 L2 L1 L3 L2 L1 L3 L2 L1 L3 L3 L2 L1 L3 L2 L1 L3 L2 L1 Nhắc lại I Nhắc lại II Nhắc lại III - Diện tích ô: 50 m2.

* Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và liều lượng phun chất điều hòa sinh trưởng Mepiquat Chloride (MC), Paclobutazol (PZ) đến sinh trưởng và năng suất cây đậu tương.

Công thức thí nghiệm: Phân bón:

1. P1: Phân bón 1: 30 N – 40 P2O5 – 40 K2O /ha 2. P2: Phân bón 2: 50 N – 60 P2O5 – 60 K2O /ha 3. P3: Phân bón 3: 70 N – 80 P2O5 – 80 K2O /ha

(N- sử dụng Urê; P- sử dụng lân nung chảy Thermophosphate; K- sử dụng KCL) Liều lượng chất điều hòa sinh trưởng (Paclobutazol)

1. L1: Liều lượng 1: 100 ml/ha 2. L2: Liều lượng 2: 150 ml/ha 3. L3: Liều lượng 3: 200 ml/ha

39

Tổ hợp hình thành 09 công thức như sau: (1) P1L1 (4) P2L1 (7) P3L1 (2) P1L2 (5) P2L2 (8) P3L2 (3) P1L3 (6) P2L3 (9) P3L3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phân bón cho thí nghiệm: Lượng bón NPK theo công thức thí nghiệm.

* Các biện pháp kỹ thuật canh tác: Mật độ, kỹ thuật bón phân và các biện pháp chăm sóc khác được thực hiện theo quy trình khuyến cáo cho vùng.

* Liều lượng phun chất điều hòa sinh trưởng: Theo công thức thí nghiệm

* Thời kỳ phun chất điều hòa sinh trưởng: Phun 03 lần vào giai đoạn 20 - 30 và 40 ngày sau gieo cho tất cả các liều lượng phun.

Phương pháp bố trí thí nghiệm: Bố trí theo phương pháp lô phụ (Split Plot

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng đến năng suất đậu tương vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 42)