Định mức nhà nƣớc đối với các cuộc điều tra thống kê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung định mức và quy trình lập dự toán điều tra thống kê có sử dụng ngân sách nhà nước. (Trang 28)

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ

2. Định mức nhà nƣớc đối với các cuộc điều tra thống kê

2.1. Vận dụng các văn bản nhà nƣớc về định mức trong việc xác định khung định mức điều tra thống kê. khung định mức điều tra thống kê.

Hiện tại, đối với các cuộc điều tra thống kê thường xuyên, theo định kỳ có sử dụng ngân sách nhà nước, Tổng cục căn cứ vào Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15/10/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước để hướng dẫn các đơn vị thực hiện, đây chính là căn cứ pháp lý chủ yếu cho công tác quản lý, sử dụng kinh phí các cuộc điều tra thống kê. Sự ra đời của Thông tư 120 cho thấy mức độ quan tâm của các cơ quan chức năng nhà nước đối với hoạt động điều tra thống kê. Thông tư 120 đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động thống kê nói

chung và Tổng cục thống kê nói riêng. Nếu so với các văn bản hướng dẫn trước đây của Nhà nước (Thông tư số 114/2000/TT-BTC ngày 27/11/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi các cuộc điều tra thuộc nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước và Thông tư số 65/2003/TT/BTC ngày 2/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí chi cho các cuộc Điều tra Thống kê thuộc nguồn vốn từ ngân sách nhà nước) ấn định một mức chi cố định thì đến Thông tư 120/2007/TT-BTC định mức cho các công việc thực hiện được qui định theo từng khoảng, tạo thành khung định mức có sự áp dụng linh hoạt, có thể nói thông tư 120 đã tạo được bước tiến dài về định mức ngày công. Nếu như trước đây, định mức ngày công tại Thông tư 65/2003/TT-BTC chỉ có 25.000đồng/1 ngày công. Đến Thông tư 120 qui định định mức ngày công dựa trên mức lương ngày công cơ bản tối thiểu do nhà nước ban hành, trong thời kỳ kinh tế xã hội có nhiều biến động, nhất là giá cả thị trường thay đổi dẫn đến các cơ chế, chính sách của nhà nước cũng phải điều chỉnh cho phù hợp, trong đó có lộ trình tăng lương của nhà nước. Việc qui định định mức ngày công “mở” như trên đã tạo chủ động cho ngành Thống kê trong việc lập dự toán, phân bổ kinh phí, hướng dẫn sử dụng kinh phí, quan trọng hơn là xây dựng được định mức chi phí đạt đến mức độ tương đối phù hợp để có thể tuyển chọn điều tra viên đáp ứng được yêu cầu, đồng thời góp phần công khai, minh bạch về tài chính.

2.2. Thực trạng khung định mức điều tra thống kê có sử dụng ngân sách nhà nƣớc sách nhà nƣớc

Hàng năm Tổng cục Thống kê phải tổ chức trên 20 cuộc điều tra thuộc tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ giá cả, dân số, lao động việc làm, xã hội môi trường... phạm vi hoạt động trên cả nước, mỗi cuộc điều tra có phương án khác nhau, số lượng đơn vị điều tra khác nhau, phương pháp điều tra khác nhau, kinh phí thực hiện của các cuộc điều tra cũng khác nhau. Về định mức điều tra nhà nước chỉ ban hành một số định mức chung riêng về định mức cho các cụộc điều tra thống kê chưa xây dựng được mà căn cứ tình hình thực tế vừa xây dựng và chỉnh sửa nhằm hoàn thiện dần

Trước năm 2000 chưa xác định được kinh phí dành cho điều tra thống kê mà chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước cấp cho ngành, trên cơ sở đó tổng cục căn cứ các nhu cầu chi của ngành ưu tiên bố trí chi cho con người, còn chi các hoạt động khác như mua sắm sửa chữa, kinh phí chi cho các cuộc điều tra (trừ kinh phí tổng điều tra theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc điều tra một lần) các cuộc điều tra thường xuyên hàng năm tổng cục chỉ giao cho từng lĩnh vực theo chuyên ngành như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ giá cả, xã hội môi trường chứ chưa giao cụ thể cho từng cuộc điều tra trên cơ sở đó các vụ nghiệp vụ hướng dẫn các cục thống kê tỉnh, thành phố thực hiện, cục thống kê căn cứ vào kinh phí được giao bàn bạc trao đổi thống nhất bố trí kinh phí cho từng cuộc điều tra và giao cho từng phòng nghiệp vụ triển khai thực hiện, giai

đoạn này mới xây dựng hình thành toàn bộ quy trình các bước phải thực hiện của điều tra cũng chưa xác định được chi tiết từng giai đoạn và nhất là định mức công thu thập thông tin ban đầu và kinh phí dành cho điều tra chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với kinh phí chung, thông thường từ 8 đến 10%.

Giai đoạn từ 2001 đến 2005 rút kinh nghiệm từ các cuộc tổng điều tra và các cuộc điều tra thường xuyên hàng năm và nhất là từ khi triển khai thực hiện luật Ngân sách Nhà nước và Luật Thống kê do vậy Tổng cục đã chỉ đạo Vụ KHTC phải đổi mới công tác lập dự toán, Vụ KHTC cùng các Vụ đã căn cứ vào phương án của các cuộc điều tra, dựa trên khối lượng công việc phải thực hiện tham khảo tình hình thực tế của các cục thống kê nên là lần đầu tiên tổng cục đã xác định phải đưa ra một số định mức ngày công thu thập của các cuộc điều tra là công văn số 203 năm 2005 giai đoạn này phần bố trí kinh phí cho các cuộc điều tra thường xuyên giao vào phần kinh phí thực hiện tự chủ, còn các cuộc điều tra lần đầu và tổng điều tra giao vào kinh phí không thực hiện tự chủ, hàng năm cũng chỉ bố trí kinh phí từ 23.000 triệu đến 35.000 triệu đồng cho các cuộc điều tra thường xuyên giai đoạn này là bước đột phá đã đưa ra được một số định mức của các cuộc điều tra tuy chưa sát thực tế nhưng là tiền đề để hoàn thiện tiếp theo.

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay thực hiện theo thời kỳ đổi mới hầu hết các đơn vị đã hoàn thiện, sửa đổi, ban hành phương án điều tra mới, trên cơ sở đó các đơn vị đã lập dự toán kinh phí cho từng cuộc điều tra để làm cơ sở bảo vệ dự toán cũng như phân bổ kinh phí cho các cuộc điều tra sát thực tế hơn...

2.3. Những tồn tại trong việc thực hiện định mức điều tra thống kê

a. Thu nhận một số ý kiến phản hồi từ địa phương đối với việc thực hiện định mức kinh phí điều tra hiện hành.

- Điều tra doanh nghiệp nên có thù lao cho đơn vị cung cấp thông tin - Đề nghị bổ sung thêm điều tra xác định tình trạng doanh nghiệp.

- Điều tra doanh nghiệp nên phân ra doanh nghiệp lớn định mức cao hơn, doanh nghiệp nhỏ định mức thấp hơn.

- Các cuộc điều tra thường xuyên khoán gọn theo đầu phiếu để đơn vị bố trí chi các phần việc cho hợp lý; quà cho hộ chi 1 loại định mức.

- Các cuộc điều tra theo định kỳ mà yêu cầu chất lượng cao, mức độ khó thực hiện thì nên có quà cho đối tượng cung cấp thông tin như: Điều tra công nghiệp tháng kết thúc năm nên có quà; điều tra mức sống hộ gia đình nên có quà cho hộ nhưng đồng đều, điều tra tài khoản quốc gia nên có quà cho hộ.

- Không nên phân biệt doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp nông nghiệp.

- Điều tra tình hình cơ bản của xã thuộc các lĩnh vực điều tra nên áp dụng thống nhất một định mức.

b. Định mức các công điều tra giữa phương án và thực tế:

Theo phương án điều tra đã được phê chuẩn thì hầu hết nhân lực để thực hiện công việc điều tra thu thập số liệu là điều tra viên thuê ngoà Một số cuộc điều tra mức độ khó khăn theo yêu cầu phải huy động trực tiếp cán bộ thống kê thực hiện như: điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống, điều tra lao động việc làm, nhưng thực tế hầu hết các cuộc điều tra đều do cán bộ thống kê trực tiếp thu thập số liệu, tuy nhiên nếu cán bộ thống kê đi làm điều tra viên thì chỉ được thanh toán công tác phí, như vậy đối với những địa bàn khoảng cách dưới10 km đối với vùng miền núi và dưới 15km đối với vùng đồng bằng thì không được thanh toán theo công tác phí nên rất khó thanh toán.

c. Sự chênh lệch về đời sống xã hội của các khu vực:

Do điều kiện kinh tế vùng, lãnh thổ khác nhau cho nên vẫn còn những bất cập trong việc xây dựng định mức kinh phí điều tra, các thành phố lớn, đời sống xã hội cao, chi phí đắt đỏ, cơ hội việc làm dễ dàng như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vũng Tàu,… với mức chi phí 50.000 đồng/ngày công (bao gồm cả chi phí đi lại) thì rất khó có thể thuê được điều tra viên.

Ngược lại miền núi, vùng cao định mức trên lại dễ dàng thuê điều tra viên, nhưng chất lượng điều tra viên lại rất khó để đạt được yêu cầu của chất lượng điều tra.

d. Định mức cho những công việc do cán bộ thống kê thực hiện:

Việc xây dựng định mức cho các công việc thuê ngoài có thể lượng hoá được đã khó thì vấn đề này đối với những công việc khó hoặc không thể lượng hoá được bằng các đơn vị đo lường lại càng khó hơn như công tác xây dựng phương án điều tra, viết báo cáo phân tích thống kê, để thực hiện công việc này, đòi hỏi cán bộ thống kê phải đầu tư một lượng thời gian và chất xám rất lớn để chuyển thể những con số điều tra vô tri vô giác thành những con số thống kê biết nó Nếu như so sánh một cách tương đối rằng đối với các ngành kiểm toán, kế toán sản phẩm cuối cùng là các báo cáo kiểm toán, các báo cáo tài chính cho thấy bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của một đơn vị thì các báo cáo phân tích thống kê cũng cho chúng ta thấy tình hình tình kinh tế xã hội hoặc lĩnh vực điều tra cụ thể nào đó. Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường coi trọng việc đánh giá một báo cáo kiểm toán hay báo cáo tài chính hơn là việc đánh giá một báo cáo phân tích thống kê. Để thực hiện một báo cáo kiểm toán độc lập, rất nhiều doanh nghiệp đã phải thuê các hãng kiểm toán tới vài trăm triệu đồng. Trong khi đó, để thực hiện một báo cáo phân tích số liệu thống kê thì các chyên gia trong lĩnh vực thống kê chỉ được thanh toán từ vài trăm đến vài triệu đồng tuỳ theo hình thức thanh toán là chấm công làm thêm giờ hay hợp đồng giao khoán sản phẩm ngoài

giờ. Thậm chí, có ý kiến cho rằng đó là công tác thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên cho nên người làm công tác thống kê được nhà nước trả lương phải thực hiện. Có lẽ cũng vì quan điểm đó, cho nên trong các văn bản tài chính của nhà nước chưa qui định định mức chi cho nội dung công việc này. Điều này thật sự gây khó khăn và lúng túng cho công tác tài chính kế toán ngành thống kê.

Vẫn biết rằng định mức giá trị lao động hành chính là một việc khó khăn, định mức giá trị lao động chất xám lại càng khó hơn, thậm chí có những công việc chúng ta không thể định mức được. Tuy nhiên cũng có rất nhiều công việc mà chúng ta có thể dễ dàng tạo ra được định mức. Nếu như hiện nay, Nhà nước ta đang tiến hành đẩy mạnh công tác giải quyết tục hành chính một cửa, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính như vậy là công tác giải quyết các thủ tục này đã được đánh giá và xây dựng định mức thời gian giải quyết cho từng công việc. Tại sao các công tác khác của ngành thống kê lại không thể định mức.

Tuy nhiên, hiện tại trong điều kiện đất nước đang phát triển, nhu cầu về các nguồn lực là rất lớn trong khi nguồn kinh phí ngân sách còn hạn chế cho nên vẫn còn nhiều bất cập giữa yêu cầu chất lượng, khối lượng công việc so với chi phí tương ứng để thực hiện các công việc đó. Có thể khẳng định đây là vấn đề không chỉ là riêng của hoạt động thống kê mà với tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác hiện nay. Song đối với hoạt động thống kê thì sự khó khăn càng tăng lên gấp bộ Cũng bởi ngành thống kê, cụ thể là hệ thống thống kê tập trung, được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương, cho nên việc phân bổ kinh phí và triển khai thực hiện các cuộc điều tra rất dàn trải, tốn kém. Không nói tới kinh phí điều tra, là loại kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ được nhà nước cấp trong nhóm kinh phí không tự chủ, tức là các đơn vị dự toán chỉ được sử dụng kinh phí này để thực hiện các cuộc điều tra tương ứng đã được giao và phải quyết toán đúng thời điểm mà ngân sách nhà nước qui định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện khung định mức và quy trình lập dự toán điều tra thống kê có sử dụng ngân sách nhà nước. (Trang 28)