Những mặt hạn chế trong việc ứng dụng CNTT tại công ty

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung (Trang 27)

- Khách hàng: phải đặt hàng với công ty bằng cách gọi điện trực tiếp cho nhân

2.4.2. Những mặt hạn chế trong việc ứng dụng CNTT tại công ty

Với quy mô một doanh nghiệp nhỏ như công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung thì việc đầu tư cho CNTT là một khó khăn. Hầu hết các phần mềm quản lý cũng như phần mềm ứng dụng đều có giá thành cao. Vì vậy hạn chế nhu cầu sử dụng trong một doanh nghiệp nhỏ.

Trình độ quản lý chưa cao, mang tính cá nhân và gia đình nhiều hơn; tính quản lý chuyên nghiệp chưa cao; vốn, tài chính, nguồn lực tay nghề cao là những hạn chế của công ty. Tuy công ty đã triển khai ứng dụng CNTT nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Do những hạn chế về tài chính, nhân sự, công ty trang bị những phần mềm rời rạc và không mang tính hệ thống. Mỗi phòng ban làm việc độc lập nhau chưa có liên kết chặt chẽ. Phòng kế toán có phần mềm kế toán MISA, phòng kinh doanh chủ yếu quản lý trên giấy tờ, sổ sách...Chính vì vậy mà trong công ty chưa có một hệ thống thống nhất để quản lý toàn bộ quy trình nghiệp vụ giữa các phòng ban.

Hạn chế trong việc ứng dụng thương mại điện tử

Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, chỉ có 19,4% số doanh nghiệp có website riêng ( theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để giới thiệu sản phẩm, hình ảnh mà chưa tận dụng được những lợi ích khác như hỗ trợ đặt hàng, mua hàng, thanh toán trực tuyến. Đây cũng là một hạn chế trong công ty. Việc thanh toán trực tuyến sẽ tạo điều kiện cho cả công ty và khách hàng tuy nhiên vấn đề bảo mật thông tin khách hàng không giải quyết được nên việc thanh toán vẫn là trực tiếp hoặc qua các thẻ ATM.

Chưa ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng

Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý bán hàng của công ty vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có hệ thống và đồng bộ. Mặc dù công ty đã có hệ thống hạ tầng mạng Internet, có thừa khả năng để trang bị hạ tầng công nghệ cho mình, nhưng chỉ dừng lại ở việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa chú trọng ứng dụng các phần mềm quản lý để nâng cao hiệu quả điều hành sản xuất.

Trong hoạt động quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung, ta thấy các khâu trong quản lý bán hàng được thực hiện rời rạc

chuyển giao sang phòng khác qua giấy tờ. Cách làm thủ công như vậy có nhiều hạn chế như:

- Tốc độ cập nhật, xử lý không cao, không đáp ứng được nhu cầu cần báo cáo đột xuất của giám đốc, không đồng bộ trong việc cập nhật giữa các phòng ban trong công ty dẫn tới việc sai sót.

- Quản lý thủ công thường chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố chủ quan do sự tác động của môi trường bên ngoài.

- Lưu trữ thông tin khó, không nhất quán, dễ bị trùng lặp giữa các phòng ban như: phòng kinh doanh và phòng kế toán...

- Thông tin thường lưu trữ trên giấy gây lãng phí lớn, khi mở rộng quy mô hoạt động thì hệ thống quản lý thủ công sẽ không đáp ứng được.

- Đặc biệt là mất rất nhiều thời gian và công sức để thống kê, phân tích đưa ra thông tin phục vụ việc ra quyết định.

Chính vì vậy, qua quá trình khảo sát tại công ty, giải pháp đưa ra giúp công ty nâng cao kết quả kinh doanh, tổ chức quản lý nhanh, gọn hơn đó là phần mềm quản lý bán hàng. Phần mềm giúp cho công tác bán hàng được thực hiện nhanh chóng, chính xác tiết kiệm thời gian và nhân lực. Việc quản lý bán hàng được tự động hóa tối đa, thao tác nhanh, giảm thời gian chờ cho khách hàng. Tăng doanh số bán hàng và giảm chi phí tối đa.

Một phần của tài liệu Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w