Hình 4.1.Cấu trúc phòng marketing

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ của công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội (Trang 48)

Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản, thông thoáng, phù hợp với cơ chế thị trường.

Những quy định về xuất nhập khẩu và các hàng rào thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp . Để tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu thuỷ sản nói riêng và xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung ở nước ta hệ thống các chính sách và quy định xuất khẩu phải được đổi mới và hoàn thiện hơn. Cụ thể như sau:

Hệ thống các văn bản pháp lý, quy định phải được đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong việc khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất hàng xuất khẩu để tạo nguồn hàng ổn định, lâu dài cho các Công ty xuất nhập khẩu. Trong thực tế còn rất nhiều các Doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiệm vụ cung ứng nguyên vật

liệu đầu vào hoặc bán thành phẩm không được hưởng ưu đãi. Vì thế Nhà nước cần xem xét và có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp này.

Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất khẩu : Trên thực tế công tác quản lý xuất khẩu của Nhà nước còn một số vấn đề bất cập không thích hợp với những diễn biến của hoạt động xuất khẩu làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu và đòi hỏi phải giải quyết. Về lâu dài các quy định xuất khẩu hiện hành phải được bổ xung và sửa đổi tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi

Thiết lập chế độ tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu.

Đây là những chính sách có tính chất hỗ trợ, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Chính sách này cần phải được cần phải được phối hợp với cácung cấp chính sách khác .

Tăng cường hệ thống các cơ quan hỗ trợ và xúc tiến thương mại:

Các cơ quan này có trụ sở đặt tại các nước có quan hệ kinh doanh quốc tế với Việt Nam. Nhiệm vụ của các cơ quan này là cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường như tình hình phát triển kinh tế, chính trị, hệ thống luật pháp, các yếu tố văn hoá, sự biến động về giá cả, nhu cầu của nước bạn hàng, khả năng và tiềm lực cạnh tranh của các hãng có sản phẩm tương tự...v..v.. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp, hạn chế bớt các rủi ro.

Như vậy, mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ của Công ty SEAPRODEX Hà Nội rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước để hoạt động này đạt hiệu qủa cao hơn nữa.

TÓM LƯỢC

Đề tài: “Giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản sang Hoa

Kỳ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội” đề cập đến một số vấn đề

sau:

- Giới thiệu khái quát về đề tài giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội.

- Đưa ra cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng giải pháp marketing – mix xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội.

- Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng giải pháp marketing - mix tại công ty, lấy ý kiến đánh giá mặt tích cực, tiêu cực của các giải pháp marketing của công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội.

- Trên cơ sở những hạn chế còn tồn tại của công ty, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp marketing – mix xuất khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của công ty Seaprodex Hà Nội. Đồng thời đề xuất một số ý kiến với nhà nước và các ban ngành có liên quan.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên luận văn của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô, các cô chú, anh chị trong công ty cùng tất cả các độc giả để giúp cho khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình thực tập em đã học hỏi và trau dồi được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu. Thông qua đó em cũng nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về thực trạng giải pháp marketing xuất khẩu của công ty, hiểu hơn về vai trò của giải pháp marketing xuất khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh. Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Marketing thương mại và Bộ môn Quản trị marketing trường Đại học Thương Mại đã trang bị cho em những kiến thức quý báu về lĩnh vực marketing.

Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Bách Khoa

đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn đến giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty Seaprodex Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để em được nghiên cứu tìm hiểu và có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động marketing xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của công ty nói riêng. Do thời gian và vốn kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn đọc để đề tài nghiên cứu này đạt được tính thực tế và có tính áp dụng cao trong hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội.

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Hình 2.1. Mô hình marketing – mix xuất khẩu ...9

Bảng 2.1.Ma trận Ansoff...10

Hình 2.2.Mô hình kênh phân phối xuất khẩu...19

Hình 3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty...25

Hình 3.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh...26

Bảng 3.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất ..27

Bảng 3.2.Kết quả xuất khẩu của công ty sang thị trường Hoa Kỳ 2009-2011...31

Bảng 3.3.Tỷ trọng các kênh phân phối của công ty Seaprodex Hà Nội...32

Bảng 3.4.Doanh mục chủng loại sản phẩm và cơ cấu tuyến sản phẩm của công ty...33

Bảng 3.5.Giá tôm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty...35

Bảng 3.6.Giá mực và cá xuất khẩu sang Hoa Kỳ của công ty...35

Hình 3.3.Kênh phân phối xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của công ty...36

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên đầy đủ XNK Xuất nhập khẩu

USD United States Dollar (Đô la Mỹ) XTTM Xúc tiến thương mại

NK Nhập khẩu

XK Xuất khẩu

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Philip Kotler,Quản trị marketing, Nhà xuất bản thống kê

3. PGS.TS. Nguyễn Bách Khoa và ThS. Phan Thu Hoài chủ biên (2003),

Marketing thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê.

4. PGS.TS. Nguyễn Viết Lâm (2007), Giáo trình Nghiên cứu marketing, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. GS.TS. Trần Minh Đạo và PGS. TS. Vũ Trí Dũng (2007), Marketing quốc tế,

Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

6. Đỗ Hữu Vinh (2005),Giáo trình “ Marketing xuất nhập khẩu”,Nhà xuất bản tài chính 2005

7. Báo cáo kết quả tài chính Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội – các năm 2008,2009,2010,2011

PHỤ LỤC 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU PHỎNG VẤN

(Phục vụ cho viết khóa luận)

Đề tài: “Giải pháp marketing nhằm mở rộng thi trường xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ của công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội”

Sinh viên thực hiện: Phan Văn Nam Lớp: K44C4 Kính gửi ông (bà):

Để tìm hiểu một số thông tin về các giải pháp marketing của công ty tại thị trường Hoa Kỳ phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Kính mong ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin và trả lời một số câu hỏi phỏng vấn sau:

A: Thông tin cá nhân:

1. Họ và tên: 2. Nơi làm việc: 3. Chức vụ:

B: Câu hỏi phỏng vấn

Câu 1: Xuất khẩu thủy sản là hoạt động kinh doanh chính của công ty, vậy xin ông (bà) cho biết công ty đã xuất khẩu sản phẩm của mình sang những thị trường nào? Và thị trường nào được coi là thị trường chính của công ty?

TL: Xuất khẩu thủy sản là hoạt động chính của công ty. Cùng với thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn quốc, Hồng kông, Úc, sản phẩm thủy sản của công ty đã chinh phục được cả những thị trường khó tính nhất như Hoa Kỳ, EU….và hiện nay thị trường chính của công ty là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Câu 2: Ông (bà) có thể cho biết đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường nước ngoài là ai?

TL: Khi kinh doanh trên thị trường quốc tế, cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản khác của Việt Nam, Công ty phải đối mặt với cuộc chạy đua giữa các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản như: Thái Lan, ấn Độ, Trung Quốc, Philipin, Canada… Ví dụ tại thị trường Mỹ, Mỹ nhập khẩu gần 200 mặt hàng thuỷ sản khác nhau, trong đó nhiều nhất là Tôm đông: dẫn đầu xuất khẩu Tôm vào Mỹ là Thái Lan, sau đó là ấn Độ, Êcuađo, Inđônêxia, Vênêduêna, Trung Quốc, và Việt Nam. Lợi thế sản phẩm của Công ty so với các quốc gia này ở chỗ Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá lao động lại rất rẻ. Điều này góp phần làm cho giá sản phẩm của Việt Nam cũng như của Công ty rẻ tương đối so với sản phẩm của các quốc gia khác. Tuy nhiên, do còn hạn chế về vốn đầu tư cho nuôi trồng và khai thác xa bờ, thêm vào đó công nghệ chế biến của ta còn non kém nên chất lượng thuỷ sản thấp, mẫu mã, hình thức sản phẩm lại chưa đẹp nên rất khó khăn cho Công ty trong việc đưa hình ảnh của Công ty đến với người tiêu dùng ở các

thị trường khó tính.

Câu 3: Công ty nhận được sự phản hồi từ khách hàng như thế nào về chất lượng của sản phẩm khi công ty xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ ?

TL: Công ty nhận được sự phản hồi từ khách hàng về chất lượng của sản phẩm khi công ty xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đó là chất lượng thuỷ sản chưa đảm bảo, không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng theo luật định của Hoa Kỳ. Chất lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam cũng như Seaprodex Hà Nội thấp là do chúng ta chưa kiểm soát được dư lượng chất kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản.

Thông thường, ở nhiều quốc gia, trong nuôi trồng thuỷ sản trừ những loại kháng sinh bị cấm còn lại các loại kháng sinh khác đều được sử dụng. Ngược lại ở Hoa Kỳ, trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng thì còn lại tất cả đều bị cấm. Hiên tại ở Hoa Kỳ có 6 loại kháng sinh và 18 thứ khác không phải là kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Ngoài những quy định mang tính pháp lý do nhà nước Hoa Kỳ ban hành, còn có một số quy chuẩn tự nguyện do một số tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng ban hành. Mặc dù là những quy chuẩn mang tính chất tự

nguyện nhưng đây là những yêu cầu do người nhập khẩu đặt ra nên nó cũng coi như là bắt buộc với tất cả các công ty, nước xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ

Câu 4: Ông ( bà ) đánh giá thế nào về chất lượng thủy sản của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ?

TL: Ông ( bà ) đánh giá thế nào về chất lượng thủy sản của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ .Mặc dù Công ty đã rất cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng các sản phẩm khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ vần hết sức khó khăn so với đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm tuy đa dạng nhưng chủ yếu là ở dạng sơ chế. Điều này làm giảm giá trị thuỷ sản xuất khẩu rất nhiều. Các công ty xuất khẩu thủy sản Trung Quốc, Thái Lan…là những công ty đi đầu vào thị trường Hoa Kỳ nên có nhiều kinh nghiệm trên thị trường và là những nước có khoa học kỹ thuật cao nên chất lượng thủy sản thường cao hơn của Việt Nam, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường Hoa Kỳ.

Câu 5: Công ty đang sử dụng hình thức kênh phân phối nào cho sản phẩm thủy sản của mình khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ ?

TL: Các sản phẩm của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội hiện đang sử dụng chủ yếu là kênh phân phối sẵn có của nhà nhập khẩu, còn một số ít là phân phối trực tiếp tới nhà tiêu dùng. Tới 95% lượng sản phẩm của công ty khi đưa sang thị trường Hoa kỳ đều được phân phối qua hệ thống kênh phân phối của nhà nhập khẩu.

Câu 6: Việc triển khai kênh phân phối như hiện tại mang lại cho công ty những thuận lợi và khó khăn gì trong việc mở rộng thị trường thủy sản ?

TL: Việc triển khai kênh phân phối như hiện tại mang lại cho công ty những thuận lợi và khó khăn trong việc mở rộng thị trường thủy sản đó là.

Lợi ích

- Đạt được mục tiêu xuất khẩu với sản lượng xuất cao, giá trị lớn.

- Độ an toàn cao vì tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong qua trình phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Không phải mất chi phí xây dựng thương hiệu, chi phí thiết lập và duy trì kênh phân phối, mà đây là khoản chi phí rất lơn đối với các công ty xuất khẩu nói chung.

Hạn chế

- Không tiếp cận trực tiếp được với người tiêu dùng cuối cùng.

- Xuất khẩu sản phẩm dưới nhãn mác, thương hiệu của người khác nên giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm là không cao.

- Không chủ động được thị trường của mình vì phải phụ thuộc vào đơn đặt hàng của công ty nhập khẩu.

Câu 7: Hiện tại công ty đang áp dụng chính sách định giá nào cho sản phẩm thủy sản khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ ?

TL: Trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay công ty đã đưa ra căn cứ định giá cho sản phẩm của mình:Chi phí và thị phần: Công ty định mức giá thấp hơn so với giá của đối thủ cạnh tranh và so với giá thị trường do công ty có nguồn chi phí về lao động cùng nguồn chi phí nguyên liệu đầu vào thấp, nên công ty có thể định mức bán thấp hơn nhằm đẩy mạnh doanh số bán ra để tăng doanh thu và thị phần trên thị trường nhằm mở rộng thị trường của mình.

Câu 8: Công ty đang áp dụng những biện pháp phân biệt giá nào?

TL: Đối với thị trường có mức độ cạnh tranh gay gắt để có thể tiêu thụ được sản phẩm, Công ty phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn, hạ giá xuất khẩu để cạnh tranh. Ngược lại, tại thị trường có mức độ cạnh tranh thấp hơn công ty có thể nâng giá lên để thu lợi , sao cho mức giá cao hơn này vẫn đảm bảo được thị trường.

Tùy theo yêu cầu về phương thức thanh toán của khách hàng mà công ty có các cách phân biệt giá như tính theo giá FOB hay giá CIF.

- Giá FOB:

+ Giá FOB được công ty xây dựng khi hàng hoá được thoả thuận là giao nhận tại cảng

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ của công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w