- Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của huyện Đồng Hỷ
4.4.2. Một số bào học kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp,khiếu nại, tố cáo về đất đai ở huyện Đồng Hỷ.
tố cáo về đất đai ở huyện Đồng Hỷ.
Người dân ở đây chủ yếu sống bằng canh tác nông, lâm, ngư nghiệp nên đất đai không những vừa là tư liệu sản xuất chính mà còn là tài sản có giá trị nhất của họ.
Giai đoạn 2011 - 2013, tình hình khiếu nại về đất đai ở các thị trấn trên huyện Đồng Hỷ diễn ra khá gay gắt, tình trạng khiếu nại vượt cấp kéo đông người về các cơ quan Trung ương khá phổ biến ở nhiều địa phương trong khu vực. Trong đó chủ yếu là khiếu nại đòi lại đất trước đây đưa vào các tập đoàn, hợp tác xã; đất có nguồn gốc chưa đảm bảo tính pháp lý (đã được cấp nhưng chưa làm đầy đủ các thủ tục theo quy định) nay thu hồi lại; khiếu nại giá đất, loại đất, bồi thường, tái định cư chưa thoả đáng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng...
Nguyên nhân chính của việc khiếu kiện, tái khiếu, khiếu tố vượt cấp, đông người là do các địa phương khi thu hồi đất chỉ chú trọng đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi hỗ trợ một phần để đào tạo, chuyển đổi việc làm cho người bị thu hồi đất, chứ chưa quan tâm đầy đủ đến các chính sách chăm lo đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, do vai trò trách nhiệm Thủ trưởng các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai nhất là ở cơ sở còn nhiều thiếu sót, bất cập; các yếu kém về tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ, công chức, quan điểm vận dụng pháp luật còn máy móc, thiếu thực tiễn; giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện đôi khi không kịp thời, chưa chú trọng đến quyền lợi chính đáng của người dân, gây bức xúc cho nhân dân dẫn đến khiếu kiện.
Phần 5