PHỐI GIỐNG

Một phần của tài liệu kỹ thuật nuôi chồn hương chồn nhung (Trang 28)

1. Thời điểm phối giống

- Thời kỳ giao phối đầu tiên của chồn diễn ra khi chồn được 40 - 60 ngày tuổi (đối với chồn cái) và 70 - 71 ngày tuổi (đối với chồn đực). Thời gian giao phối của chồn cái kéo dài 12 - 18 ngày.

- Để duy trì được ưu điểm của chồn bố mẹ thì phải đợi đến khi cơ quan sinh dục của chồn phát triển hoàn thiện, sau khi hoàn toàn thành thục mới cho giao phối, nếu cho giao phối quá sớm, chồn con trong quá trình sinh trưởng sẽ có những ảnh hưởng không tốt.

- Thường thì chồn cái sau khi sinh được 2 - 3 tháng; chồn đực được 3 - 4 tháng, thì có thể cho giao phối.

- Trong thời kỳ giao phối, chồn cái thường có nhu cầu giao phối từ 1 - 18 tiếng, trung bình là 9 tiếng đồng hồ, thường là từ 5h chiều đến 5h sáng hôm sau, giao phối vào buổi đêm thì hiệu quả rất tốt. Khi sắp hết thời gian mà con cái có nhu cầu giao phối thì thường là con cái sẽ bài tiết trứng ra ngoài cơ thể, ngoài ra chồn cái sau khi sinh được 3 tiếng đồng hồ sẽ động đực và có thể bài tiết ra trứng, do đó, nếu chọn đúng thời gian này là tốt nhất, có thể nâng cao tỷ lệ thụ thai.

- Tiêu chí phối giống thành công: trong lúc phối giống, phải chú ý tình hình chồn đực theo đuổi chồn cái như thế nào, chồn cái nếu tỏ ra thân mật có nghĩa là chồn cái đồng ý giao phối, nhưng nếu chồn cái không muốn giao phối sẽ kháng cự lại chồn đực đang đuổi theo mình, thậm chí là chống cự quyết liệt. - Cách phân biệt giao phối thành công: sau khi giao phối phải xem cửa âm đạo của chồn cái có cái nắp giống như làm bằng keo dính hay không, đây là hỗn hợp giữa dịch của con cái và tinh dịch của chồn đực. Nhưng cái nắp ở cửa mình của chồn cái này, có lúc do chồn cái vận động quá mạnh mà bị rơi mất. Lúc cần thiết thì có thể kiểm tra trong âm đạo của chồn cái xem có tinh trùng hay không, từ đó xác định được là giao phối đã thành công hay không? Trong thời gian phát dục của chồn cái, sau khi đã tách riêng chồn đực, chồn cái, phải nắm lấy thời điểm con cái phát dục để có thể giao phối một lần là thành công.

- Khi nuôi 1 đàn lớn phải áp dụng phương pháp cho 1 - 2 chồn đực giao phối với 3 - 4 chồn cái, nhưng phải chú ý không để 2 chồn đựng cùng tranh nhau giao phối với chồn cái, nếu không sẽ xảy ra xung đột dẫn đến gây thương tích, ảnh hưởng không tốt đến việc phối giống. Nếu là phối giống để làm tăng số lượng của đàn chồn có quy mô nhỏ thì có thể cho từng cặp chồn giao phối với nhau, nếu như

chồn cái vẫn đang trong thời kỳ nuôi con thì phải đợi đến sau khi chồn con dứt sữa mới đem đi phối giống, hoặc ngay sau khi chồn mẹ vừa sinh con xong khoảng nửa ngày thì đưa chồn đực vào chuồng, đợi đến khi chồn cái động đực thì lập tức cho giao phối ngay, giao phối vào thời điểm này có tỷ lệ thành công cao, có thể nâng cao tỷ lệ sinh sản.

2. Các phương pháp phối giốnga) Phương pháp phối giống cận huyết a) Phương pháp phối giống cận huyết

Phương pháp phối giống này là phương pháp sinh sản ra đời chồn con cùng huyết thống với các đời chồn trước. Đợi khi chồn đực đã thành thục, chia thành từng nhóm: 1 đực : 1 cái; 1đực : 2 cái; 1đực : 3 cái, rồi cho giao phối tự do với nhau, chồn con sinh ra cũng chia thành 3 nhóm tương ứng rồi cho giao phối với nhau, sau mấy đời sinh sản như thế thì cho kết quả sinh sản như sau:

+ Nhóm gồm 1 đực : 1cái:

Với phương pháp phối giống này thì mỗi lần mang thai sinh được trung bình 3,5 chồn con, chồn con sống đến sau khi dứt sữa là 100%.

Nhóm 1 đực : 2 cái và 1 đực : 3 cái cho kết quả là: mỗi lần mang thai trung bình sinh được 3 chồn con. Nhưng sau nhiều tuần quan sát thì sẽ thấy có xuất hiện hiện tượng không tốt như: dị dạng, thoái

hóa giống, không thể sinh sản ra loài chồn nhung đen có màu lông toàn thân đen tuyền nữa, hơn nữa càng về sau thì dị biến càng nhiều.

Do đó, trong quá trình nuôi dưỡng, phát triển đàn chồn phải chú ý không cho giao phối cận huyết.

b) Phương pháp phối giống không cận huyết

Phương pháp phối giống không cận huyết có nghĩa là cho phối giống giữa chồn đực và chồn cái có họ xa, không có huyết thống gần gũi. Lựa chọn chồn đực và chồn cái khỏe mạnh, thành thục, có tuổi tương đương, có đặc điểm sinh trưởng và phát triển khỏe mạng và giống với đời bố mẹ, sau đó chia thành các nhóm: 1 đực : 1 cái; 1 đực : 2 cái; 1 đực : 3 cái. Mỗi nhóm lại chia ra thàh các lứa khác nhau để nuôi dưỡng, sau đó cho giao phối với nhau.

Chồn con của mỗi nhóm sau khi được nuôi dưỡng hoàn toàn trưởng thành và thành thục thì lại cho giao phối với các chồn con của các nhóm khác bố mẹ, đời chồn con tiếp theo này có thời gian mang thai khoảng 70 ngày, trung bình mỗi lần mang thai sinh được 4 chồn con, tỷ lệ chồn con sống sót là 90 - 100%.

Áp dụng phương pháp giao phối không cận huyết thì đều không xuất hiện hiện tượng thoái hóa giống và bị lai tạp các đặc tính không phải của loài

chồn nhung đen, có thể duy trì được giống chồn nhung đen có màu lông toàn thân đen tuyền.

c) Phương pháp giao phối không cận huyết chocả một đàn chồn lớn cả một đàn chồn lớn

- Lựa chọn những chồn giống đã hoàn toàn thành thục, không cận huyết, khỏe mạnh, tuổi tương đương, tình hình sinh trưởng và phát dục tương đương với nhau, có tính kháng bệnh cao rồi chia thành các nhóm phối giống khác nhau; mỗi nhóm có 2 - 4 chồn đực, 5 - 10 chồn cái, sau khi phân nhóm thì tiến hành nuôi dưỡng như bình thường. - Ưu điểm của việc giao phối không cận huyết cho cả một đàn chồn lớn là khi chồn mẹ động đực có thể tìm thấy ngay chồn đực và lập tức tiến hành giao phối, tỷ lệ thụ thai do đó cũng cao.

- Nuôi dưỡng và cho giao phối theo đàn lớn có thể hình thành được những biến dị tốt, có thể nâng cao khả năng sống sót của chồn con.

- Nếu như sau khi chồn mẹ được thụ thai thì tốt nhất là nên đưa chồn mẹ ra nuôi dưỡng riêng, đợi sau khi chồn con dứt sữa thì mới đưa chồn mẹ quay lại đàn. Điều này có thể giảm bớt được tỷ lệ bị tổn thương, nâng cao tỷ lệ sống sót của chồn con. Đối với phương pháp giao phối này thì tỷ lệ 2 đực : 5 cái hoặc 3 đực: 8 cái trong mỗi nhóm là thích hợp nhất. Tỷ lệ chồn con sinh ra trong mỗi lần mang thai

là 3,5 - 4,2 chồn con, tỷ lệ chồn con sống sót là 81~94,4%.

d) Phương pháp phối giống giữa chồn đực vàchồn cái khác chuồng nuôi chồn cái khác chuồng nuôi

Chồn đực và chồn cái bình thường không được cùng nuôi dưỡng chung với nhau trong cùng một chuồng; đợi khi chồn con dứt sữa hoặc 12 tiếng sau khi chồn mẹ sinh hạ chồn con thì đưa chồn đực ở đàn khác vào, sau khi giao phối thành công thì lại đem chồn đực ra nuôi riêng; hoặc đợi khi chồn mẹ mang thai khá lớn thì mới đưa chồn đực ra khỏi chuồng của chồn mẹ.

Do thời gian giao phối của chồn đực ngắn nên có thể duy trì được tinh lực sung mãn, tỷ lệ thụ thai của chồn cái rất cao. Ngoài ra, còn có lợi trong việc chồn mẹ có thể bảo vệ được thai nhi, sinh ra được đời chồn con có khả năng chống bệnh cao.

Thực tiễn đã chứng minh, áp dụng phương pháp này có rất nhiều lợi ích: trung bình mối lần mang thai sinh được 3,7 - 4,4 chồn con, tỷ lệ sống sót của chồn con là 93 - 97,1 %. Cho 1 chồn đực giao phối với 2 chồn cái là tốt nhất. Nếu chồn cái quá nhiều, chồn đực sẽ bị tiêu hao tinh tực nhiều mà không thể giao phối, bỏ lỡ thời gian phát dục của chồn cái.

3. Mang thai, sinh con và cho bú

- Trong thời kỳ phát dục của chồn nhung đen, trứng sau khi rụng từ buồng trứng sẽ đi qua ống dẫn trứng xuống tới chỗ phình to của ống dẫn trứng và ở đấy. Sau khi giao phôi với chồn đực thì trứng sẽ được thụ tinh và sẽ theo ống dẫn trứng tiếp tục đi tới tử cung và dính vào thành tử cung, bắt đầu phân chia tế bào, hình thành bào thai. Máu của chồn mẹ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho chồn con thông qua nhau thai và nước ối, giúp thai nhi phát triển. Do đó, lúc mang thai, bụng của chồn mẹ cũng dần to lên và lộ hẳn ra ngoài.

- Cuối thời kỳ mang thai, vú của chồn mẹ phát triển rất nhanh.

- Trước khi sinh khoảng 3 - 5 ngày, chồn mẹ sẽ dùng răng dứt bớt lông quanh vú làm cho đầu vú lộ hẳn ra ngoài, đồng thời làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh vùng âm hộ. Trước khi sinh, chồn mẹ sẽ bỏ ăn 1 - 2 bữa, tỏ ra không yên, có hiện tượng đau bụng, phát ra âm thanh “gu gu” nhỏ, co chân sau lên và nằm nghiêng về một bên, sau đó sẽ có hiện tượng vỡ ối, chảy một ít máu đen.

- Chồn con mới sinh, chồn mẹ sẽ cắn đứt cuống rốn và ăn nhau thai, rồi liếm sạch lông cho chồn con. Quá trình sinh chồn con kéo dài từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ.

- Chồn con lúc sinh ra nặng khoảng 50-100 gam; chồn con sau khi sinh khoảng 2 tiếng đã có thể bò đi tìm bú sữa mẹ. Chồn mẹ cũng chờ sẵn bên cạnh để cho chồn con bú. Chồn con được ba ngày tuổi đã có thể ăn được một ít ngọn rau xanh non mềm, sau 5 ngày là có thể ăn được một ít thức ăn tinh và bắt đầu chạy nhảy.

- Do chồn mẹ chỉ có hai đầu vú, nếu sinh nhiều chồn con thì cũng chỉ đành cho chồn con thay nhau bú mẹ, hoặc sẽ do người nuôi dưỡng cho uống sữa bò để có thể nâng cao tỷ lệ sống sót của chồn con. Thường thì khi chồn con được 14 ngày tuổi là có thể bắt đầu cho cai sữa, và tách ra ở riêng, nhằm giúp cho chồn mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, chuẩn bị cho đợt sinh sản tiếp theo.

MỤC LỤC

PHẦN I: KỸ THUẬT NUÔI CHỒN HƯƠNG . .7

BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỒN HƯƠNG ...8 BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI CHỒN HƯƠNG ...17 BÀI 3: NUÔI CHỒN HƯƠNG SINH SẢN ...26

PHẦN II: KỸ THUẬT NUÔI CHỒN NHUNG ĐEN ...29 ĐEN ...29

BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỒN NHUNG ĐEN 30 BÀI 2: KỸ THUẬT NUÔI CHỒN NHUNG ĐEN . .40 BÀI 3: KỸ THUẬT SINH SẢN CHỒN NHUNG ĐEN ...53

Một phần của tài liệu kỹ thuật nuôi chồn hương chồn nhung (Trang 28)