PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH 1 Vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu kỹ thuật nuôi chồn hương chồn nhung (Trang 25)

1. Vệ sinh phòng bệnh

- Vệ sinh sạch sẽ rồi phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi… trước 5 – 7 ngày rồi mới đưa vào nuôi. Thuốc dùng tiêu độc khử trùng phổ biến là Haniodine, Benkocid…

- Vệ sinh khử trùng trong khi nuôi:

+ Cần quét dọn vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, khu vực chăn nuôi định kì hàng ngày. Đồng thời cũng dùng các hoá chất khử trùng trên tiêu độc khử trùng chuồng trại khu vực chăn nuôi định kì một tuần một lần.

+ Tránh cho người lạ tiếp xúc vào khu vực chăn nuôi.

+ Thức ăn nuớc uống đầu vào phải sạch sẽ, hợp vệ sinh.

- Vệ sinh tẩy uế chuồng trại sau khi nuôi: Sau khi nuôi xong cũng phải quét dọn sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi có th chuẩn bị cho lứa nuôi mới.

2. Phòng – trị bệnh

Chồn nhung đen là loại động vật rất ít bệnh tật. Tuy nhiên chồn nhung đen cũng thường gặp những bệnh sau:

- Bệnh cầu trùng

- Bệnh ngoại kí sinh trùng, nội kí sinh trùng Có thể trị bệnh này bằng Ivermectin. - Bệnh do vi khuẩn gây ra

Dùng văcxin và thuốc kháng sinh để trị. - Bệnh xuất huyết

Dùng văcxin xuất huyết truyền nhiễm thỏ để điều trị.

BÀI 3

KỸ THUẬT SINH SẢN CHỒN NHUNG ĐEN CHỒN NHUNG ĐEN

Chồn nhung đen là loại động vật có vú, số lượng của bầy đàn phụ thuộc vào tốc độ sinh sản cũng nhu tỷ lệ tử vong cao hay thấp, tỷ lệ chồn đực chồn cái, số lần phát dục, số lượng chồn mỗi lần sinh, tỷ lệ mang thai; điều kiện dinh dưỡng, nguồn thức ăn…,

Khi nuôi dưỡng chồn nhung đen, phải tạo điều kiện môi trường sinh trưởng và phát dục thuận lợi, cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng để có một đàn chồn lớn, có sức sinh sản tốt.

Một phần của tài liệu kỹ thuật nuôi chồn hương chồn nhung (Trang 25)