Giải pháp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu IÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG GIÁO DỤC THẨM MỸ VÀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 34)

Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thơng là hình thức hoạt động của thầy và trị, cĩ mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích cĩ khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.

35

2.3.1. Hướng nghip là gì ?

Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng đi vào các ngành

nghềở những nơi xã hội đang cần phát triển; phù hợp với hứng thú, năng lực và hồn cảnh cá nhân.

Trên phạm vi tồn xã hội, hướng nghiệp cĩ ba nhiệm vụ liên quan mật thiết với nhau: (1) định hướng nghề nghiệp, (2) tư vấn nghề nghiệp, và (3) tuyển chọn nghề nghiệp. Mối quan hệ trên được thể hiện qua sơ đồ sau:

(1) Cơng việc của định hướng nghề nghiệp là thơng tin cho học sinh biết về

sự phát triển của các nghề trong xã hội, làm cho các em hiểu rõ yêu cầu, đặc

điểm của từng nghề, nhu cầu về nhân lực của nghề, nơi đào tạo và nơi cĩ thể đến làm việc sau khi ra trường. Đồng thời giúp cho học sinh tự kiểm nghiệm hứng thú / sở thích, năng lực bản thân để tự định hướng xem mình chọn nghề nào là phù hợp nhất.

(2) Cơng việc chủ yếu của tư vấn nghề nghiệp là đem đối chiếu giữa những

đặc điểm cá nhân học sinh với yêu cầu của nghề nghiệp, trên cơ sở đĩ người làm

Định hướng nghề nghiệp

Đặc điểm (1) Thị trường yêu cầu của hệ lao động thống nghề nghiệp cần (yêu cầu về nhân lực) phát triển

Tư vấn nghề nghiệp Tuyển chọn (2) nghề nghiệp (3)

36

hướng nghiệp cho học sinh những lời khuyên bổ ích như: em nên chọn nghề gì, muốn làm nghề đĩ cần phải học tập, rèn luyện tiếp những vấn đề gì.

(3) Định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp để đi đến tuyển chọn nghề nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu nhân lực của một nghề cụ thể để tìm tuyển những người cĩ đặc điểm nhân cách phù hợp, là tuyển chọn nghề nghiệp cĩ cơ

sở khoa học, mở đường cho việc sử dụng hợp lý lực lượng lao động trẻ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

2.3.2. Con đường hướng nghip ở trường THPT và gii pháp thc hin

2.3.2.1. Hướng nghiệp thơng qua hoạt động dạy và học các bộ mơn văn hố - khoa học

Các mơn học đều cĩ trách nhiệm nghiên cứu khả năng làm nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh và thực hiện tốt nhiệm vụ đĩ. Trước hết là phải dạy tốt kiến thức cơ bản. Song như thế thì chưa đủ, giáo viên trong quá trình lên lớp, tuỳ theo đặc trưng bộ mơn, của từng bài học mà xây dựng và thực hiện dự án theo chủ đề tích hợp hướng nghiệp cho các em. Trên cơ sở đĩ, giáo viên tìm hiểu nguyện vọng và theo dõi sự phát triển năng lực, năng khiếu của từng học sinh để

tham vấn cho các em trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai sau khi tốt nghiệp THPT; tránh gị bĩ và gượng ép.

Chẳng hạn, khi giảng dạy bài Nhìn v vốn văn hố dân tộc (Trích Đến hiện đại từ truyền thống – Trần Đình Hượu) chương trình Ngữ văn lớp 12, giáo viên cĩ thể thực hiện nội dung tích hợp hướng nghiệp như sau:

Mục Nội dung Chi tiết

1 Giới thiệu 1 Ngành đào tạo : Văn hố học / Việt Nam học Mã ngành : 52.22.01.05 (K: C, D1)

2

Đào tạo cử nhân khoa học cĩ trình độ lý luận về văn hố học và văn hĩa Việt Nam, nắm vững phương pháp, kỹ năng nghiên cứu văn hố học, văn hố Việt Nam và ứng dụng văn hố học vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố – xã hội. 2 Mơ tả

3

Cử nhân văn hố học cĩ thể hoạt động trong các lĩnh vực: - Nghiên cứu văn hĩa tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn;

37

- Giảng dạy khoa học văn hố tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường nghiệp vụ về văn hố – thơng tin, chính trị – hành chính, các trường nghiệp vụ của các tổ chức chính trị – xã hội (Đồn Thanh niên, Cơng đồn,…);

- Quản lý nghiệp vụ tại các tổ chức, cơ quan thuộc ngành văn hố – thơng tin, du lịch (Sở Văn hĩa, Thể thao và Du lịch; Phịng Văn hĩa hố – Thơng tin; Trung tâm Văn hố; Nhà Văn hố; cơng ty du lịch, quảng cáo,…);

- Hoạt động trong các ngành nghề truyền thơng, ngoại giao, văn hố du lịch;

- Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh văn hố.

4

- Trường Đại học Văn hố Hà Nội;

- Trường Đại học Văn hố Thành phố Hồ Chí Minh; - Trường Đại học KHXH và Nhân văn TP.Hồ Chí Minh. - Trường Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh.

2.3.2.2. Hướng nghiệp qua hoạt động dạy và học mơn Cơng nghệ

Mơn cơng nghệở trường THPT là mơn học cĩ tính thực tế rất cao, cĩ quan hệ khăng khít với thực tiễn lao động sản xuất và dạy nghề phổ thơng. Đây là con đường cơ bản nhất để rèn luyện hứng thú, năng lực kỹ thuật để học sinh được “thử sức” với nghề nghiệp trong lao động sản xuất.

Trong giảng dạy, giáo viên cần triệt để khai thác và tổ chức ứng dụng thực hành, tạo mối liên hệ trực tiếp giữa kiến thức kỹ thuật phổ thơng với kỹ thuật

chuyên ngành, thơng qua đĩ mà hướng nghiệp cho học sinh.

2.3.2.3. Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp ngồi giờ lên lớp

Sinh hoạt hướng nghiệp được xem như là một buổi học giới thiệu một cách cĩ hệ thống những ngành nghề cần phát triển của cả nước và địa phương, hướng dẫn học sinh biết cách lựa chọn nghề nghiệp cĩ cơ sở khoa học. Giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh trả lời đúng đắn ba câu hỏi sau trong việc lựa chọn nghề

nghiệp tương lai:

(i) mình muốn làm nghề gì ? (sở thích / hứng thú) (ii) mình cĩ thể làm nghề gì ? (năng lực)

38

Cĩ thể nĩi, đây là ba tiêu chí giúp học sinh chọn nghề đúng đắn.

2.3.2.4. Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khố trong và ngồi nhà trường

Hình thức hoạt động ngoại khố về hướng nghiệp rất phong phú: tham

quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh; trao đổi nghề nghiệp với các chuyên gia,

người sản xuất giỏi; tham quan các ngành nghề đào tạo ở các trường đại học,

cao đẳng, dạy nghề; tổ chức các câu lạc bộ hướng nghiệp; tổ chức các buổi tư

vấn hướng nghiệp…

2.3.3. Tiu kết

Cĩ thể nĩi, hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức về nghề nghiệp và cĩ khả năng xây dựng được những bản họa

đồ nghề mà mình lựa chọn, những yêu cầu về năng lực nghề hoặc nhĩm nghề đĩ. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT rất đa dạng, bằng nhiều hình thức phong phú; song thường được tổ chức theo lớp, theo nhĩm dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dạy các mơn văn hố

– khoa học, giáo viên giảng dạy hướng nghiệp.

Nâng cao năng lực nhận thức nghề nghiệp cho học sinh THPT phù hợp với trình độ phát triển tâm lý và lứa tuổi, đây là nhiệm vụ khởi đầu mà khi giải quyết nĩ, chúng ta sẽ phải sử dụng các hình thức: thơng tin nghề, tuyên truyền nghề. Xã hội cĩ bao nhiêu dạng hoạt động thì tồn tại bấy nhiêu nghề. Số nghề là rất đa

dạng, biến động theo sự phát triển của sản xuất, cĩ ở khắp mọi địa bàn, tồn tại một cách khách quan, do đĩ khi đem đến cho học sinh những tri thức nghề

nghiệp, cần thiết phải cĩ sự lựa chọn số lượng nghề tiêu biểu, dung lượng về nội dung mỗi nghề cũng như yêu cầu của nghề đặt ra cho chủ thể lựa chọn.

Tuỳ thuộc vào lứa tuổi và giới tính, nhiệm vụ này được triển khai theo nhiều hình thức khác nhau để học sinh cĩ thể lĩnh hội được.. Việc mở rộng nhãn quan nghề nghiệp của học sinh sẽ mở ra cho các em một thế giới động các

39

hẹp thơng tin nghề do nhiều nguyên nhân khách quan mang lại như hồn cảnh

địa bàn cư trú xa các trung tâm thơng tin, điều kiện kinh tế eo hẹp của gia đình, trình độ kém phát triển về nghề nghiệp ở khu vực nơi trường đĩng...

Tuy nhiên, khơng phải học sinh nào cũng lựa chọn cho mình được nghề

hoặc nhĩm nghề phù hợp với sở thích, khí chất, năng lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu xã hội,... Để lựa chọn được nghề hoặc nhĩm nghề phù hợp nhất với từng em học sinh, lựa chọn được trường học, bậc học phù hợp thì các em phải nhờ đến các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp. Tư vấn hướng nghiệp nhằm giúp từng em học sinh lựa chọn cho mình được nghề nghiệp phù hợp với sở thích cá nhân,

40

KẾT LUẬN

1. Trong điều kiện đất nước đang trên đà đổi mới sâu sắc và tồn diện, từ

một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa dưới sự quản lý

của Nhà nước. Trong cơng cuộc đổi mới, chúng ta cĩ nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hĩa - giáo dục.

Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đĩ sự suy thối về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số học sinh như: lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hồi bão, lập

thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích.

Thêm vào đĩ, sự du nhập văn hố phẩm đồi truỵ thơng qua các phương tiện như

phim ảnh, games online, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm

về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em

chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.

Trước mắt và trong những năm tiếp theo, chúng ta cần cĩ những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong việc tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, ý thức cơng dân, lịng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng, đạo đức, phong cách và lối sống Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt

động xã hội, văn hố, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục tồn diện cho học sinh. Bởi lẽ, triết lý dạy làm người đã trở thành nền tảng sâu sắc,

lâu đời trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam.

2. Bên cạnh việc tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, ý thức cơng dân, lịng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng đạo đức, phong cách và lối sống Hồ Chí Minh…, chúng ta phải đồng thời tăng cường giáo dục thị

hiếu thẩm mỹ, cảm thụ thẩm mỹ và sáng tạo thẩm mỹ cho học sinh.

Giáo dục nhận thức thẩm mỹ, cảm nhận thẩm mỹ (trong đĩ cĩ cả thị hiếu thẩm mỹ) cho học sinh vì mục đích phát triển hài hồ cho mỗi cá nhân về nhân cách. Vì vậy, nĩ được xem như là một bộ phận quan trọng, khơng thể thiếu,

41

trong chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta hiện nay. Đĩ là xây dựng nên những thế hệ con người nhạy bén, thích ứng trước những biến đổi nhanh chĩng của cuộc sống, dám đương đầu với những thách thức, rủi ro, hồn cảnh khĩ

khăn, biết cảm thơng chia sẻ trước những số phận bất hạnh của con người, biết

rung động trước cái đẹp. Hình thành nên những con người biết tơn trọng và làm việc theo quy luật của Chân – Thiện – Mỹ, sống cĩ văn hố, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố của cộng đồng.

3. Trong thực tiễn nền giáo dục nước ta hiện nay, để giáo dục tồn diện học

sinh theo quan điểm đổi mới “cơ bản và tồn diện” nền giáo dục (theo Nghị

quyết BCH.TW VIII, khố XI), nhà trường THPT ngồi việc dạy kiến thức văn hố cơ bản, giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Một nhiệm vụ cần quan tâm nữa là giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT khơng thể tách rời các hoạt động giáo dục khác, nhằm đào tạo thế hệ trẻ vừa hồng, vừa chuyên, vừa cĩ bản lĩnh sống, làm chủ và phát huy được nghề nghiệp và cuộc sống của bản thân

trong tương lai; gĩp phần đắc lực cho cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước. Từ bức tranh thực trạng của cơng tác giáo dục hướng nghiệp như đã trình bày ở phần trên, chúng tơi thấy rằng, các nhà trường phổ thơng nĩi chung và

trường THPT nĩi riêng cần đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh bằng các giải pháp / biện pháp thiết thực, phù hợp và hiệu quả, giúp cho học sinh sau tốt nghiệp THPT lựa chọn được những ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực và nhu cầu xã hội. Bởi lẽ, một trong những mốc quan trọng của cuộc đời mỗi con người, quyết định sự thành cơng hay thất bại trong tương lai là

việc lựa chọn nghề nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục – đào tạo của nhà trường, trong học kỳ 1 và nửa học kỳ 2, năm học 2013-2014, trường THPT Chuyên Tiền Giang đã vận dụng các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thẩm mỹ và giáo dục

42

được hiệu quả nhất định. Đạo đức, lối sống của học sinh cĩ sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Thị hiếu thẩm mỹ, cảm nhận thẩm mỹ của các em được

nâng lên đáng kể. Học sinh lựa chọn ngành nghề để thi tuyển đều dựa trên những tiêu chí căn bản và khoa học: sở thích / hứng thú, năng lực và nhu cầu xã hội.

Qua kiểm nghiệm, chúng tơi cĩ thể nĩi rằng, tất cả những giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

như đã trình bày ở chương 2 trong đề tài sáng kiến này cĩ thể được áp dụng cho tất cả các trường THPT và mang lại hiệu quả cao.

Tĩm lại, để tạo nên sự chuyển biến tích cực về đạo đức, lối sống, thị hiếu thẩm mỹ và hoạt động hướng nghiệp ở nhà trường THPT, chúng ta phải thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, đồng thời địi hỏi phải cĩ sự phối hợp chặt chẽ

giữa các nhân tố sau: (i) Nhà nước, (ii) nhà trường, (iii) nhà giáo, (iv) gia đình học sinh, và (v) bản thân học sinh (gọi chung là năm nhà) thì chúng ta mới cĩ thể tạo nên diện mạo mới của nền giáo dục nước nhà, mới đào tạo được một thế

hệ trẻ vừa cĩ tài, vừa cĩ đức, làm chủ và phát triển được nghề nghiệp, làm chủ được bản thân, làm chủ đất nước./.

43

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo dục cơng dân 10(2007), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ (1987), Giáo dục học, tập 1&2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Lê Văn Hồng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đỗ Huy (1985), Cái đẹp - một giá trị, Nxb TTLL, Hà Nội. 5. Luật Giáo dục (2005), Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

6. Lê Đình Lục (1996), Cảm thụ thẩm mỹ và vấn đề nâng cao cảm thụ thẩm mỹ cho sinh viên nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu IÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG GIÁO DỤC THẨM MỸ VÀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ VÀ HỘI NHẬP – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)