Số lượng, cơ sở sản xuất, sản phẩm lao động

Một phần của tài liệu tiểu thủ công nghiệp ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 41)

6. Bố cục của đề tài

2.2.1.Số lượng, cơ sở sản xuất, sản phẩm lao động

Giai đoạn 1986 – 1996, nền kinh tế trong nước có nhiều biến chuyển, Đảng ta đã thực hiện công cuộc đổi mới, làm cho các ngành, nghề phát triển đa dạng, phong phú hơn. Trong giai đoạn này huyện Kim Sơn cũng có nhiều thay đổi đáng kể về kinh tế - xã hội. Chính quyền địa phương quan tâm đến phát triển thế mạnh của huyện, chú trọng cải tạo sản xuất cho các ngành kinh tế, để nhân dân làm chủ những sản phẩm mình làm ra, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm sản xuất, tìm ra các thị trường tiêu thụ cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Vì thế mà tiểu thủ công nghiệp của Huyện giai đoạn này đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Nền kinh tế của huyện Kim Sơn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, ở đây có đồng bằng rộng, đất đai mầu mỡ do được bồi đắp hàng năm của sông Hồng và sông Đáy. Tuy vậy, do là vùng bãi bồi lấn biển nên huyện còn chú trọng phát triển trồng cây cói và cây đay làm nguyên liệu cho ngành tiểu thủ công nghiệp. Năm 1986, Huyện đã chú trọng phát triển cây cói, thành lập Công ty cói, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ, khuyến khích các vùng bãi bồi trồng cói đề cung ứng nguồn nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất các mặt hàng bằng cói. Huyện đã đề ra kế hoạch cho Công ty cói là: Xuất khẩu thảm cói 100.000 chiếc, chiếu cói 730.000 chiếc, làn cói 300.000, hộp cói và các sản phẩm thêu là 4500.000 chiếc. Sản lượng cói năm 1987 đạt 1 vạn tấn tăng 20,7 % so với năm 1986.

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, huyện Kim Sơn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức, cung ứng vốn, nhưng với nỗ lực của toàn dân giá trị tổng sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 1987 -1988 là 8 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch.

Ngoài việc tập trung kế hoạch phát triển cho Công ty cói. Năm 1989 huyện còn thành lập một số HTX tiểu thủ công nghiệp sản xuất cói Ánh Hồng, HTX xuất khẩu cói Hùng Tiến, Kim Bình, thành lập công ty chế biến và xuất khẩu cói Phú Vinh (Thượng Kiệm). Theo báo cáo kinh tế 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1989 của huyện Kim Sơn thì tổng sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 76,784 triệu đồng tăng 81% so với năm 1988. Huyện thành lập thêm 12 tổ hợp sản xuất, tổ cói Kim Bình, tổ mộc Kiến Trung, tổ vận tải thương binh Kim Chính. Cuối quý II năm 1989, huyện thành lập Xí nghiệp liên doanh cói Kim Sơn để quản lý từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài. Đây là một chuyển biến lớn của ngành chế biến cói, tạo điều kiện cho các mặt hàng thủ công từ cói được tiêu thụ rộng rãi hơn ở thị trường châu Âu.

Từ đà phát triển của năm 1989, đến năm 1990, các mặt hàng từ cói, cơ khí, vật liệu xây dựng phát triển mạnh trong khu vực quốc doanh và ngoài

quốc doanh. Toàn huyện đã xuất khẩu 200 ngàn m2chiếu thảm. Xí nghệp cói

Đại Đồng xuất khẩu 1500m2

thảm cói sang Tây Đức, Công ty cói nộp 3.700.000 đồng vào ngân sách của huyện đạt 32,2% kế hoạch. Tổng sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1990 là 12,9 tỷ. Cuối năm 1990, tình hình kinh tế - chính trị các nước Đông Âu có nhiều chuyển biến phức tạp, đã ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế của huyện Kim Sơn. Cơ khí, vật liệu xây dựng bị đình trệ, xuất khẩu cói giảm sút nghiêm trọng, các công ty và HTX thủ công phải chuyển sang sản xuất các mặt hàng nội địa.

Năm 1991, trước tình hình Đông Âu và Liên Xô có nhiều biến động, thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cói bị thu hẹp, ngành cói phát triển ở thị trường nội địa. Công ty vật tư, Công ty xí nghiệp gạch ngói Phú Sơn, tập trung sản xuất gạch, ngói, phục vụ cho các công trình xây dựng của huyện và của tỉnh. Mặc dù gặp khó khăn ở thị trường nước ngoài nhưng các HTX tiểu

thủ công nghiệp của huyện đã linh hoạt, năng động tìm kiếm thị trường tại chỗ, giải quyết việc làm cho các lao động nông thôn. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện năm 1991 là 12,13 tỷ đồng.

Năm 1992, tiểu thủ công nghiệp huyện Kim Sơn có thêm ngành may mặc (1 xí nghiệp), xí nghiệp vận tải, vật liệu xây dựng, có 13 hợp tác xã chuyên sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 17 đơn vị chế biến cói sản phẩm chủ yếu vẫn là chiếu, cốc, làn, thảm. Tổng sản lượng công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp ước tính 13 tỷ đồng. Năm 1992, tỉnh Ninh Bình được tái

lập, tỉnh có điều kiện để đổi mới về tổ chức, kiện toàn lại cán bộ, nhằm khai thác hết tiềm năng thế mạnh, tạo điều kiện cho các địa phương trong toàn tỉnh Ninh Bình ra sức thi đua phát triển kinh tế, trong đó có nhân dân huyện Kim Sơn. Từ năm 1992, thị trường tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp được khôi phục và mở rộng, nghề thủ công chiếu cói lại phát triển mạnh, các diện tích trồng cói được khôi phục và mở rộng thêm.

Những năm 1993 – 1994, để phát triển tiểu thủ công nghiệp mà ngành mũi nhọn là sản xuất và chế biến cói, Huyện đã mở rộng diện tích trồng cói là 295 ha. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường đã đầu tư kỹ thuật và nguồn vốn cho một số HTX sản xuất tiểu thủ công nghiệp trồng và chế biến cói, các sản phẩm làm từ cói có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp, đặc biệt kỹ thuật sản xuất tiên tiến, trang bị máy xe cói, máy sấy cói, làm cho năng suất lao động tăng. Tổng giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp năm 1993 đạt 40.291 triệu đồng, năm 1994 đạt 51.800 triệu đồng, trong đó khu vực tập thể chiếm 10,4%, hộ cá thể và tư nhân tăng 55,2%, hộ gia đình tăng 19,4% so với năm 1993. Ngành chế biến cói chiếm 61%, chế biến lương thực, thực phẩm chiếm 13,9%, dịch vụ và chế biến gỗ chiếm 3,5%.

Năm 1995 - 1996, giai đoạn này tiểu thủ công nghiệp có những bước phát triển mới. Diện tích trồng cói bãi tăng nhanh, năm 1995 tổng sản lượng cói đạt

6.582 tấn, bằng 10,7% kế hoạch, vượt 15,27% so với năm 1994. Tổng giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp đạt 65,794 tỷ đồng, vượt 26% so với năm 1994, ngành sản xuất chiếu cói vẫn giữ vai trò chủ lực chiếm 60,6% tổng giá trị. Tổng giá trị sản lượng cói đạt 362,104 tỷ đồng, tăng 77,3% so với năm 1994. Để thích ứng với cơ chế kinh tế nhiều thành phần, trên địa bàn huyện có 6 doanh nghiệp tư nhân thuộc ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó có 4 doanh nghiệp chế biến cói, 1 chế biến hải sản và 1 chế biến gỗ dân dụng, thu hút 7269 lao động tham gia sản xuất. Sự phát triển này đã làm tăng cơ cấu tiểu thủ công nghiệp so với các ngành kinh tế khác là 18%, thu nhập bình quân đầu người trong huyện đạt 2,2 triệu /người/năm.

Bảng 2: Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của huyện

Chỉ tiêu 1995 1996

Xay xát gạo (tấn) 47000 47500

Chiếu các loại (1000 lá) 2100 2554

Thảm cói (1000m2

) 134 175

Quần áo các loại (1000 bộ) 294 300

Gạch đỏ (1000 viên) 14635 10140

Ngói xi măng (1000 viên) 225 470

Giường các loại (cái) 280 300

Tủ các loại (cái) 250 205

Bàn ghế các loại (cái) 230 200

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn năm 1997)

Mặc dù, huyện Kim Sơn chú ý phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhưng phát triển chưa đồng đều, mặt hàng chủ yếu vẫn là các sản phẩm làm từ cói như chiếu, làn, hộp, thảm. Ngành chế biến lương thực, thực phẩm mới chiếm 13,9% giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp của huyện. Huyện cần có những

thay đổi mới trong chính sách phát triển kinh tế nhằm thúc đẩy các ngành, các nghề phát triển đồng đều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất của một số nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu từ năm 1986 đến năm 1996

Tiểu thủ công nghiệp ở Kim Sơn chủ yếu phát triển các nghề truyền thống như nghề dệt chiếu, nghề nấu rượu, nghề làm mộc. Hiện nay, song song với hoạt động của các nghề truyền thống thì xuất hiện thêm nghề làm thủ công mỹ nghệ làm từ cây cói, bèo tây, rơm, rạ, và các vật liệu tết bện khác…

2.2.2.1. Hình thức tổ chức sản xuất theo hộ

“Nghề thủ công ở Việt Nam chủ yếu là thủ công nghiệp gia đình, là thủ công nghiệp nông thôn. Phần lớn nông dân đều làm thêm nghề thủ công và

phần lớn thợ thủ công cũng đều làm thêm việc đồng áng” [8; 138]. Kim Sơn

là vùng đất có nền nông nghiệp phát triển, người dân ở đây chủ yếu trồng lúa với hai vụ chiêm và vụ mùa. Sau khi thu hoạch, cấy lúa xong, người nông dân có một khoảng thời gian giữa vụ rất rảnh rỗi vì thế mà họ làm thêm các nghề thủ công để tạo ra những sản phẩm cần thiết cho sinh hoạt gia đình và kiếm thêm thu nhập.

Ban đầu các sản phẩm thủ công do các hộ gia đình sản xuất là những sản phẩm rất thô sơ, đơn giản như chổi rơm, chiếu, rổ, rá, nơm, cụp. Một số người có khả năng làm ra nhiều sản phẩm với chất lượng tốt, ngoài việc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình họ còn đưa ra chợ bán hoạc trao đổi để lấy những sản phẩm khác. Người nông dân coi sản xuất tiểu thủ công nghiệp chỉ là nghề phụ, nhân công sản xuất chủ yếu là người trong gia đình, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất nhưng phân công lao động chưa rõ ràng.

Kim Sơn có nghề trồng và chế biến cói nổi tiếng, thời gian nông nhàn nhiều hộ có thể làm thêm một số sản phẩm từ cói để phục vụ cuộc sống mà sản phẩm chủ yếu là chiếu cói. Từ năm 1986, Nhà nước có những chính sách

cải cách kinh tế, được chính quyền địa phương tạo điều kiện một số hộ gia đình đã sản xuất với quy mô lớn hơn, ngoài việc tận dụng nguồn lao động tại gia đình, họ có thể thuê thêm một số người trong thôn, xóm làm cùng để kịp tiến độ giao hàng cho khách. Vì người nông dân chỉ làm lúc nông nhàn nên số lượng thợ thủ công luôn biến động, chất lượng và số lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cũng không đồng đều.

Hình thức sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hộ gia đình ở Kim Sơn phát triển mạnh hơn vào khoảng giai đoạn 1991 -1996. Theo Cục thống kê Ninh Bình, niên giám thống kê năm 1996, ở huyện Kim Sơn năm 1991 có 425 cơ sở sản xuất hộ tư nhân, cá thể; năm 1995 là 2.763 cơ sở; năm 1996 là 2.982 cơ sở sản xuất. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của hộ gia đình năm 1996 là 24.154 triệu đồng chiếm 63,7% giá trị công nghiệp trong toàn huyện. Khi sản xuất phát triển, sản phẩm làm ra tiêu thụ nhanh, một số hộ gia đình có lượng vốn nhất định, họ mở rộng sản xuất bằng việc thuê thêm nhân công. Các hộ có thể thuê từ 3 đến 6 nhân công làm theo thời vụ, sản phẩm chủ yếu là chiếu cói, làn cói, hộp cói.

Nhiều hộ gia đình nhận gia công các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp,

sản xuất theo mẫu mã, đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Việc kết hợp giữa sản xuất theo hộ gia đình và doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình: Hàng của hộ gia đình được nhập vào doanh nghiệp để hoàn thiện, sau khi hoàn thiện sản phẩm doanh nghiệp sẽ đóng hàng thành những kiện và gửi tới nhà xuất khẩu Việt Nam, nhà xuất khẩu sẽ chuyển hàng cho nhà nhập khẩu nước ngoài, cuối cùng sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng.

Các cở sở sản xuất theo hộ gia đình ở huyện Kim Sơn mặc dù có phát triển nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguồn vốn, sản xuất manh mún, số lượng lao động không ổn định, việc tiêu thụ hàng hoá còn bế tắc, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở địa phương nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Các cơ sở

sản xuất theo hộ gia đình cần khắc phục nhược điểm, tập trung xây dựng sản xuất với quy mô lớn, dần tiến tới chuyên nghiệp hoá trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu đãi về vốn và trợ giúp các cơ sở sản xuất tìm đầu ra cho sản phẩm nhằm phát huy hết tiềm năng tiểu thủ công nghiệp của huyện Kim Sơn.

2.2.2.2. Hình thức tổ chức sản xuất theo HTX

Hoạt động sản xuất theo HTX ở Kim Sơn rất phát triển, mỗi xã đều có các HTX, có HTX hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cũng có những HTX chuyên sản xuất tiểu thủ công nghiệp chế biến cói (HTX Vinh Thắng). Ngoài ra ở Kim Sơn còn có các HTX ngư nghiệp, vận tải, xây dựng, mua bán.

Tham gia HTX các xã viên phải đóng vốn, trên tinh thần tự nguyện các xã viên liên kết lại với nhau để phát huy sức mạnh tập thể, giúp đỡ nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. HTX cung cấp nguồn nguyên liệu, vừa có chất lượng, vừa có giá cả hợp lý cho các xã viên. Nguồn nguyên liệu chủ yếu được HTX thu mua ở các vùng trồng cói ven biển, có hai loại cói được thu mua đó là cói đã được sơ chế, phơi khô, và thu mua cói tươi. Có một số HTX có nguồn nguyên liệu tại chỗ do xã viên trồng. HTX tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sau đó thu mua các sản phẩm của xã viên, giới thiệu sản phẩm và bán ra thị trường. HTX còn đứng ra vay vốn cho xã viên hoạt động, đầu tư mua thêm các máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các xã viên thực chất là những hộ gia đình sản xuất thủ công nghiệp, họ liên kết hợp tác với nhau thông qua HTX. HTX thành lập các đội sản xuất để phục vụ xã viên làm các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Các HTX ở Kim Sơn chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp là những sản phẩm làm từ cói.

Từ sau năm 1991 -1995, do hoạt động kinh tế có nhiều thay đổi, thực hiện cơ chế thị trường trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhiều HTX tiểu thủ công nghiệp không kịp thích ứng với cơ chế mới đã phải giải thể. Năm 1991, Kim Sơn có 9 HTX đến năm 1995 có 3 HTX; năm 1996 còn có 2 HTX. Giá trị sản xuất của HTX năm 1996 là 1339 triệu đồng, chiếm 3,5% giá trị sản xuất toàn ngành (theo Niên giám thống kê huyện Kim Sơn năm 1997). Hiện nay, trên địa bàn huyện chỉ còn những HTX nông nghiệp. Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung nhiều ở các doanh nghiệp, xí nghiệp, làng nghề, và các hộ gia đình.

2.2.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất theo làng nghề

Làng nghề thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ

các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề, và các thành

viên luôn ý thức tuân thủ những quy chế xã hội và gia tộc” [43;13]. Huyện

Kim Sơn có diện tích trồng cói lớn, nên các làng nghề chủ yếu sản xuất các sản phẩm từ cói đặc biệt là chiếu cói. Làng nghề chiếu ở đây thường tập trung ở những làng có ít diện tích đất sản xuất. Nhiều làng nghề có thể tự sản xuất được nguồn nguyên liệu, nhưng cũng có nhiều làng phải thu mua nguồn nguyên liệu sản xuất của làng khác. Bên cạnh những hộ sản xuất tạo ra sản phẩm, trong làng nghề ở Kim Sơn còn có nhiều hộ gia đình làm dịch vụ, họ chuyên cung cấp nguyên vật liệu, đặt hàng và bao tiêu sản phẩm. Đây có thể là sự khác biệt giữa làng nghề ở Kim Sơn với các làng nghề khác, bởi nhiều

Một phần của tài liệu tiểu thủ công nghiệp ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình từ năm 1986 đến năm 2012 (Trang 41)