Truyện trinh thám Từ Tây sang Đông

Một phần của tài liệu Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam (Trang 125)

Trần Thanh Hà

Truyện trinh thám - sản phẩm của xã hội tiêu thụ phương Tây

Cha đẻ của tiểu thuyết trinh thám là nhà thơ, nhà văn kinh điển Mỹ - Edgar Allan Poe (1809-1849). Loạt truyện của ông: Vụ án đường Morgue, Lá thư bị đánh cắp, Con quỉ đồi bại, Con cánh cam vàng, Bí mật của Marie Roget xuất hiện vào thập niên 30 của thế kỷ XIX đã cuốn hút hàng triệu độc giả Mỹ - Anh, sau đó nó lập tức đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng khác. Đến đầu thế kỷ XX thì truyện trinh thám đã trở thành một thể loại độc lập và phát triển rầm rộ ở phƣơng Tây. Có một loạt tác gia trinh thám đã làm mƣa gió trên thị trƣờng xuất bản: Wilkie Collins, Arthur Conan Doyle, Agatha Christie, Dorothy Leigh Sayers, Margery Allingham (Anh), Maurice Leblanc (Pháp), Georges Simenon (nhà văn gốc Bỉ viết tiếng Pháp), Stenley Gardner, James Hadley Chase (Mỹ),v.v. Đến lúc ấy, chƣa có một loại sách nào bán chạy nhƣ sách trinh thám. Cho đến sau này, đây vẫn là loại sách luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng sách bán chạy (bestseller) của các báo lớn. Sách của Conan Doyle, của Agatha Christie, của G.Simenon, J.Chase... đƣợc dịch ra hàng chục thứ tiếng, bán cùng thế giới, và đƣợc in đi in lại hàng chục lần ở các nƣớc. Đó là một thứ hàng hoá mà sự phát triển không ngừng của nó đƣợc quyết định bởi nhu cầu của độc giả. Nó mang lại cho tác giả và những ngƣời kinh doanh sách một nguồn thu nhập đáng kể nhƣng cũng cuốn họ vào guồng máy của nó. Conan Doyle (1859-1930) đã trở nên giàu có nhờ loạt truyện về thám tử Sherlock Holmes viết theo đơn đặt hàng của báo chí, nhƣng một ngày quá mệt mỏi vì phải theo đuổi những kịch tính của các cốt truyện, ông bèn nghĩ cách... cho nhân vật chết để đƣợc thôi không viết nữa! Trong một truyện ông để Holmes rơi xuống vực. Không ngờ sự việc đó làm dấy lên làn sóng phản đối của độc giả. áp lực của báo chí và độc giả còn căng thẳng hơn việc phải ngồi viết! Một tờ báo còn đề nghị trả cho nhà văn một khoản tiền lớn để ông làm cho nhân vật sống lại. Không còn cách nào khác, nhà văn đành dựng nhân vật dậy và viết tiếp một loạt truyện nữa!

Truyện trinh thám đƣợc phát hành dƣới nhiều hình thức: in báo, tạp chí, sách bỏ túi... Nhiều tờ báo và tạp chí bán đƣợc nhờ in truyện trinh thám dài kỳ. Cũng nhƣ sau này, phim truyền hình dài kỳ tồn tại chủ yếu nhờ vào những cốt truyện đẫm chất trinh thám - hình sự.

Những tác phẩm trinh thám đƣợc dựng thành phim nhiều nhất. Chúng ta đã biết loạt phim về James Bond đƣợc dựng từ một bộ sách, Sherlock Holmes (nhân vật của Conan Doyle), Arsene Lupin (nhân vật của Leblanc), thám tử Poirot (nhân vật của Agatha Christie) đều lên phim. Gần đây, sách của Tom Clancy, John Le Carre... đã đƣợc Holywood dựng thành những bộ phim nổi tiếng (ví dụ phim Trò chơi ái quốc đƣợc dựng từ cuốn Patriot Games của Clancy).

Trinh thám là sản phẩm của xã hội tiêu thụ, nhƣng đồng thời nó cũng là sản phẩm của truyền thống tƣ duy lý tính phƣơng Tây. Hơn một thế kỷ rƣỡi phát triển, dù hình thái và phƣơng thức đã thay đổi, song sự chặt chẽ, tính logic vẫn là đòi hỏi tuyệt đối của thể loại này. Nó là nhu cầu không thể thiếu của con ngƣời trong xã hội vật chất phát triển. Ngày nay, dù công nghệ thông tin đã làm cho thế giới trở nên nhỏ bé, thì truyện trinh thám vẫn không ngừng ăn khách, vẫn lôi kéo hàng triệu độc giả, thế hệ này sang thế hệ khác, ở các nền văn hoá khác nhau, để cùng ái ố hỉ nộ với hành trình của các nhân vật.

Văn học hay không văn học?

Ngay từ khi ra đời truyện trinh thám đã phải chịu một nghịch lý: rất ăn khách, có số lƣợng độc giả lớn nhƣng vẫn bị coi là một thể loại cận văn chƣơng (paraliterature). Lý luận phê bình phƣơng Tây gọi truyện trinh thám (detective story, detective novel) là tiểu thuyết đen, tiểu thuyết cảnh sát, tiểu thuyết hình sự..., sau thế chiến hai có thêm loại trinh thám chính trị (truyện phản gián, tình báo).

Truyện trinh thám mang tính logic, suy lý rất cao. Mỗi một cốt truyện trinh thám là một chuỗi cấu trúc liên tục, các sự kiện kết nối, các tình tiết đƣợc che giấu, những sự kiện bất ngờ, tạo nên sự lôi cuốn. Edgar Poe cho rằng, truyện trinh thám là một thể loại văn học duy lý, một trò chơi của trí tuệ. Cốt truyện

thƣờng xoay quanh bộ ba nhân vật: nạn nhân - thám tử - thủ phạm. Mỗi cốt truyện bắt đầu bằng một xác chết và kết thúc khi tội ác bị phanh phui. Các sự kiện đƣợc xâu chuỗi qua nhân vật chính - thám tử. Gắn với tên tuổi một tác gia trinh thám thƣờng là một thám tử: Edgar Poe có viên thám tử tài tình Charles Dupin, Wilkie Collins có Cuff, Agatha Christie có Poirot, Leblanc có tên trộm - cũng là thám tử hào hoa Arsene Lupin, Georges Simenon với thanh tra Maigret, luật sƣ Perry Mason của Stenley Gardner, nữ bác sĩ pháp y Kay Scarpetta của Patricia Cornwell, và nổi tiếng nhất phải là thám tử Sherlock Holmes của Conan Doyle. Những sự kiện liên tục, với những bí ẩn tƣởng khó bề đƣợc giải đáp nhƣng dần dần đƣợc sáng tỏ bởi tài năng của các thám tử, những kịch tính, những bất ngờ, những “pha” làm ngƣời ta bị sốc... Nhà văn trinh thám là những nhà kiến trúc tâm lý tài năng, là ngƣời dẫn dắt ngƣời đọc vào cuộc chơi trí tuệ hấp dẫn. Một cuốn sách trinh thám thành công phải buộc ngƣời ta theo dõi một mạch, kiến ngƣời ta hỉ nộ ái ố theo từng trang sách.

Vậy tại sao truyện trinh thám vẫn không đƣợc coi là tác phẩm văn học đích thực? Coi trọng cốt truyện, các tình tiết gây sốc, truyện trinh thám đã thiếu đi chiều sâu tâm lý, không có những tìm tòi, sáng tạo về ngôn ngữ, thiếu sức khái quát xã hội, không chứa đựng những tƣ tƣởng sâu sắc... Các nhà trinh thám thƣờng viết theo đơn đặt hàng (Agatha, Simenon viết một cuốn sách chỉ trong vài ngày), do vậy họ không có thời gian để đầu tƣ về nghệ thuật.

Thế nhƣng, lại là nghịch lý, rằng nhiều nhà văn “đích thực” mê trinh thám và chịu ảnh hƣởng của trinh thám. Charles Dickens (nhà văn Anh) công nhận ông bị ảnh hƣởng bởi truyện trinh thám của Edgar Poe. Và các nhà trinh thám thì coi các nhà văn tâm lý kinh điển: Victor Hugo, Dostoievsky, Stendhal, thậm chí Kafka, là ngƣời của họ. Họ coi Tội ác và trừng phạt là tác phẩm thuộc dòng trinh thám! Về điểm này các nhà trinh thám có lý, bởi vì tiểu thuyết của Hugo, Dostoievsky hay Kafka, đều triển khai những phân tích về con ngƣời trên những cốt truyện nặng tính hình sự!

Ngày nay, thế giới phƣơng Tây đã nhìn nhận khác đi về thể loại trinh thám. Bởi dù sao, cũng không thể phủ nhận tác động của nó đến đời sống xã hội. Nó đã vƣợt qua giới hạn của một thể loại văn chƣơng giải trí thuần tuý. Ngƣời ta bắt đầu thấy ở Georges Simenon (1903-1989) một sức khái quát xã hội lớn, những vấn đề về thân phận con ngƣời trong xã hội tƣ bản. Cuối thế kỷ XX, với sự xuất

hiện của các tác gia: Dick Francis (Anh), Jonathan Kellerman (Mỹ), Alecxandra Marinina (Nga) đã làm thay đổi hẳn quan niệm về truyện trinh thám. Tác phẩm của họ chứa đựng những phân tích sâu sắc về tâm lý tội phạm, những lý giải mang tính xã hội. Kellerman là tiến sĩ tâm lý, có kinh nghiệm của một bác sĩ trị liệu, bởi vậy nhân vật của ông là những “ca” điển hình của con ngƣời trong thế giới hiện đại. Với Marinina, ngƣời đọc có thể nắm bắt đƣợc rất nhiều vấn đề của nƣớc Nga ngày nay, trong bối cảnh sụp đổ của liên bang Xô Viết và sự định hình một thể chế mới đầy khó khăn. Có thể gọi đây là thể loại trinh thám - tâm lý, bởi vì ngoài tiến trình khám phá tội ác đƣợc tƣờng thuật một cách hấp dẫn, sâu xa hơn, nó là sự lý giải cặn kẽ, thấu đáo những vấn đề của con ngƣời trong thế giới ngày nay.

Việt Nam có truyện trinh thám hay không?

Thế Lữ và Phạm Cao Củng là những nhà văn Việt Nam đầu tiên viết truyện trinh thám. Những truyện về thám tử Lê Phong (Thế Lữ), Kỳ Phát (Phạm Cao Củng) vào những năm 1930-1940 có số lƣợng ngƣời đọc khá đông đảo. Sau đó, do điều kiện chính trị - xã hội, văn học về chiến tranh của ta rất phát triển, nhƣng truyện trinh thám không còn có cơ hội để phát triển nữa. Khi đất nƣớc bị chia cắt làm hai miền, do nhu cầu, thị hiếu của dân chúng đô thị, ở miền Nam vẫn tồn tại một dòng văn học giải trí với chủ yếu là truyện kiếm hiệp và trinh thám, trong đó nổi tiếng nhất là loạt truyện của Ngƣời thứ tám. Nhân vật chính của bộ truyện này là Tống Văn Bình, nhân viên Sở mật vụ VNCH, đẹp trai, giỏi ăn chơi, tán gái, mỗi cuốn sách là một cuộc phiêu lƣu của anh ta nơi xứ lạ, với những cuộc đụng độ với CIA, mật vụ Tàu, Tƣởng… Tuy nhiên, đây là loại sách giải trí nhằm thoả mãn xu hƣớng giải trí tầm thƣờng, không có giá trị gì về tƣ tƣởng hay nghệ thuật.

Mãi đến những năm 1980, ở nƣớc ta mới bắt đầu xuất hiện những hình thái của truyện trinh thám. Song cũng do yêu cầu phản ánh lịch sử đấu tranh giải phóng cho nên chỉ có loại truyện phản gián, tình báo (trinh thám chính trị) là phát triển. Bạn đọc biết nhiều đến những cuốn nhƣ X30 phá lưới của Đặng Thanh, Ván bài lật ngửa của Nguyễn Trƣờng Thiên Lý, Câu lạc bộ chính khách

Nhị Hồ, Ông cố vấn của Hữu Mai. Truyện tình báo, phản gián ở ta hầu hết đều lấy chất liệu từ những nhân vật, sự kiện có thật, nhƣng đƣợc tiểu thuyết hoá với mức độ nhiều hay ít. Nhƣ Ván bài lật ngửa có nguyên mẫu từ cuộc đời nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo, Ông cố vấn có nguyên mẫu là nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ. Truyện tình báo, phản gián đề cao tinh thần yêu nƣớc, lý tƣởng cách mạng, nhằm mục đích phản ánh một khía cạnh của cuộc chiến tranh giải phóng đã qua. Dẫu vậy loại sách này vẫn không đƣợc coi là tác phẩm văn học đích thực, minh chứng là nó không hề đƣợc lƣu tâm trong các cuộc xét giải thƣởng văn học.

Phát triển muộn hơn truyện tình báo, phản gián là loại truyện hình sự - vụ án. Người không mang họ, Tượng đồng đen một chân của Xuân Đức, Kẻ ám sát cánh đồng của Nguyễn Quang Thiều, Mạnh hơn công lý của Võ Khắc Nghiêm,

Phía sau một cái chết của Võ Duy Linh, Hồ sơ một tử tù của Nguyễn Đình Tú thuộc loại này. Nếu truyện trinh thám phƣơng Tây cốt truyện xoay quanh tiến trình phá án của nhân vật thám tử, thì truyện hình sự - vụ án Việt Nam tập trung vào quá trình phạm tội của nhân vật chính - tội phạm. Người không mang họ kể về cuộc đời tên tƣớng cƣớp Trƣơng Sỏi, Hồ sơ một tử tù là số phận tên tử tù Phạm Bạch Đàn. Chính bởi vậy, chân dung kẻ thủ ác bao giờ cũng rõ ràng ngay từ đầu, ngƣời đọc không còn những bí ẩn để mà suy đoán, hồi hộp. Tập trung vào một cốt truyện hình sự, nhƣng nhà văn thƣờng có tham vọng lý giải căn nguyên tội ác, gửi gắm những triết lý về thiện ác, những suy tƣ về số phận con ngƣời. Trong các tác phẩm, hình bóng ngƣời thám tử (ở đây là chiến sĩ công an) với tiến trình điều tra khám phá tội ác, xuất hiện rất mờ nhạt, và chỉ đóng một vai trò phụ trong toàn bộ tuyến truyện.

Có rất hiếm tác phẩm mang dáng dấp một cuốn truyện trinh thám điển hình, nghĩa là kẻ thủ ác là một ẩn số, bạn đọc phải theo dõi câu chuyện cho đến cuối cùng để trả lời câu hỏi: ai là kẻ giết ngƣời? Đáng kể nhất là cuốn Kế hoạch J.96 của Trần Tử Văn (NXBCAND, 1999). Song, cũng do quan niệm: anh hùng tập thể, cho nên, dù đã cố gắng để dẫn dắt ngƣời đọc vào một trò chơi bí ẩn, thì với cuốn sách này, truyện trinh thám Việt Nam đƣơng vẫn chƣa bao giờ có đƣợc một nhân vật thám tử điển hình, hấp dẫn, khiến độc giả phải hồi hộp chờ đợi.

Truyện trinh thám, muốn phát triển phải dựa trên cơ sở xã hội là đời sống thị dân, với nhu cầu về văn học giải trí; và quan trọng hơn, là phải có một truyền thống tƣ duy lý tính. ở nƣớc ta, ngày nay nhu cầu về truyện trinh thám là rất lớn,

song để có những cuốn sách trinh thám Made in Vietnam thu hút đƣợc độc giả, thì cần phải có thời gian và cần hơn nữa tài năng của các nhà văn.

Một phần của tài liệu Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam (Trang 125)