III.1. vài nét về quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam
Thập niên 1920 - 1930, các bộ truyện trinh thám nƣớc ngoài nhƣ Fantomas, Soccambole, các tác phẩm của Edgar Poe, của Conan Doyle, Gaston Leroux, Maurice Leblanc, Georges Simenon... dịch từ tiếng Pháp bắt đầu xuất hiện trong các hiệu sách ở Việt Nam. Đó là những cuốn sách bỏ túi, in giấy đen và đƣợc bán với giá rẻ, đƣợc giới thanh thiếu niên rất ƣa chuộng thời bấy giờ. Thực ra trƣớc đấy, trƣớc khi truyện trinh thám phƣơng Tây đƣợc truyền bá trong đại chúng, nó đã đƣợc nhiều ngƣời biết tới, chủ yếu qua sự truyền bá của văn hoá Pháp. Trong môi trƣờng giao thoa chung của văn hoá Pháp - Việt, giống nhƣ đã diễn ra đối với nhiều thể loại văn học khác, một số nhà văn Việt Nam đã mô phỏng truyện phiêu lƣu, truyện trinh thám phƣơng Tây, đƣa những mô típ phiêu lƣu, hình sự - điều tra vào tác phẩm của mình. Trong buổi đầu manh nha ra đời thể loại tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, phải kể đến sự đóng góp của Bửu Đình (1903-?).
Bửu Đình tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Bửu Đình, là một ngƣời trong Hoàng tộc Huế. Trong sự nghiệp văn học của mình, ông để lại nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau, truyện, tiểu thuyết, thơ, nghị luận, biên khảo. Tác phẩm đƣợc ƣa thích nhất của ông thời bấy giờ là Mảnh trăng thu (1930). Tác phẩm này in dài kỳ trên Phụ nữ tân văn và về sau đƣợc in thành sách, tái bản nhiều lần và đƣợc bạn đọc bình chọn là một trong những tiểu thuyết hay nhất thời đó.
Mảnh trăng thu đƣợc in với chú thích thể loại là "ái tình tiểu thuyết" (Phụ nữ tân văn số 40 ngày 20-2-1930). Thì đúng nó là một cuốn tiểu thuyết tình ái, kể về quan hệ yêu đƣơng của lớp thanh niên tiểu tƣ sản lúc bấy giờ. Nhƣng khác với những thiên tiểu thuyết diễm tình khác chỉ mô tả tình yêu, những đau khổ và đấu tranh để đi đến tự do yêu đƣơng, cuốn sách của Bửu Đình đƣa vào trong cốt
truyện một câu chuyện vụ án. Kiều Tiên, nhân vật chính của cuốn sách, theo ý gia đình kết hôn với Thuần Phong. Nhƣng trong đêm động phòng ngƣời chồng bị chết một cách bí ẩn. Từ đó Kiều Tiên bắt đầu một quãng đời lƣu lạc, thay tên đổi họ, làm nhiều nghề khác nhau, di chuyển đến nhiều vùng khác nhau, với ý chí tìm bằng đƣợc kẻ đã sát hại Thuần Phong rửa tiếng oan giết chồng. Trên hành trình đó, ngƣời đẹp Kiều Tiên đã tìm cách trả thù những kẻ muốn làm hại cô, đƣợc nhiều ngƣời giúp đỡ, đặc biệt là Thành Trai và Minh Đƣờng - ngƣời Kiều Tiên yêu nhƣng không lấy đƣợc trƣớc đây. Thành Trai và Minh Đƣờng, với sự giúp sức tận tình của anh ngƣời ở của gia đình Minh Đƣờng tên là Tám Lọ, đã tìm ra thủ phạm giết Thuần Phong, đồng thời làm sáng tỏ thân phận của cô em gái Kiều Nga của Kiều Tiên, vạch mặt sự gian tà của Nguyễn Viết Sung, Bảy Lộng... Kết thúc tác phẩm, những ngƣời lƣơng thiện nhƣ Kiều Tiên, Minh Đƣờng, Kiều Nga, Liễu Chi... đều tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống gia đình và tình thƣơng yêu.
Là tiểu thuyết ái tình, nhƣng Mảnh trăng thu thực chất pha nhiều màu sắc trinh thám. Đƣơng thời, câu chuyện tình ái đậm màu trinh thám này, với nhiều tình tiết ly kỳ, với những bƣớc phiêu lƣu và số phận éo le của các nhân vật đã gây tò mò, thƣơng cảm cho nhiều tầng lớp độc giả. Mảnh trăng thu, cùng với tiểu thuyết Cậu Tám Lọ cũng đăng Phụ nữ tân văn sau đó, kể về việc Tám Lọ giúp những ngƣời lƣơng thiện khám phá các manh mối tội ác, là những tác phẩm đầu tiên chứa đựng nhiều yếu tố của thể loại trinh thám trong văn học hiện đại.
Đến cuối thập niên 1930 thì ngƣời Việt Nam không còn xa lạ với văn học trinh thám nữa. Bên cạnh những tác phẩm trinh thám nƣớc ngoài vẫn đƣợc bày bán hoặc cho thuê trong các hiệu sách ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng..., đã bắt đầu xuất hiện những nhà văn chuyên viết tiểu thuyết trinh thám, mà đáng kể nhất là Phạm Cao Củng và Thế Lữ. Cuốn sách chỉ hơn 100 trang in thời bấy giờ
Vết tay trên trần (xuất bản năm 1936) của Phạm Cao Củng có thể đƣợc coi là cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên trong văn học Việt Nam. Sau cuốn Vết tay trên trần, Phạm Cao Củng tiếp tục cho xuất bản gần 20 cuốn sách khác đều thuộc thể loại trinh thám. Phạm Cao Củng, chính là tác gia trinh thám đầu tiên của văn học Việt Nam.
Thế Lữ không hẳn là ngƣời chuyên viết sách trinh thám. Ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực, làm thơ, hoạt động sân khấu... Nhƣng những tác phẩm
trinh thám của ông về hai nhân vật thám tử Lê Phong và Mai Hƣơng đã để lại dấu ấn đậm nét trong tiến trình phát triển của thể loại trinh thám ở Việt Nam.
Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan có nhắc đến một ngƣời nữa, nhƣ là một tác gia trinh thám thời bấy giờ - Bùi Huy Phồn. Bùi Huy Phồn (1913-1990) viết khá nhiều tiểu thuyết. Bộ ba Lá huyết thư (1931), Gan dạ đàn bà, Mối thù truyền nghiệp (ký tên B.H.P) là những cuốn tiểu thuyết đậm màu sắc trinh thám. Nhƣng tính trinh thám trong tác phẩm của Bùi Huy Phồn cũng chỉ phảng phất, làm tăng thêm chất phiêu lƣu hấp dẫn của các cuốn tiểu thuyết phiêu lƣu.
Sau năm 1945, hoàn cảnh lịch sử thay đổi một cách cơ bản, tiểu thuyết trinh thám hầu nhƣ không còn đất để phát triển ở Việt Nam nữa. Những năm 1946-1954, đất nƣớc ở trong hoàn cảnh chiến tranh, một phần dân chúng đô thị ra các vùng chiến khu, bƣng biền theo kháng chiến, đô thị bị thu hẹp và cũng thƣờng xuyên trong tình trạng không yên ổn, do đó môi trƣờng của tiểu thuyết trinh thám bị phá vỡ và không còn những điều kiện đặc thù cho thể loại này phát triển nữa. Văn học phát triển theo những chiều hƣớng khác hẳn với trƣớc đó: phần lớn các nhà văn tham gia kháng chiến, làm nên một nền văn học kháng chiến, phản ánh đời sống và tình cảm kháng chiến, của anh vệ quốc, chị dân công, của những ngƣời nông dân công nhân yêu nƣớc đang chiến đấu chống lại giặc Pháp vì độc lập dân tộc; trong các đô thị thời chiến còn tồn tại các khuynh hƣớng văn học tiểu tƣ sản, với những thơ và tiểu thuyết chủ yếu lấy đề tài tình ái, nhƣng hầu nhƣ không có loại văn học giải trí kiểu tiểu thuyết trinh thám. Tại sao? Văn học trinh thám phát triển trong những điều kiện đặc thù là xã hội thị dân và nhu cầu về văn học giải trí của chính tầng lớp thị dân đã và sẽ ngày càng phát triển đó. Trƣớc 1945, nƣớc ta cũng chỉ mới có những đặc điểm của một xã hội thị dân, nó chƣa kịp trở thành đậm nét thì cuộc cách mạng tháng Tám bùng nổ làm thay đổi tận gốc các hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, văn học trinh thám, mới chỉ kịp in một chút dấu ấn, đã không còn các điều kiện để phát triển nữa.
Sau hiệp định Genève 1954, đất nƣớc bị chia cắt làm hai miền. ở miền Nam, sau những biến động chính trị và sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ, đã dần dần hình thành một xã hội tiêu thụ, mặc dù bấp bênh, tập trung ở Sài Gòn và một vài đô thị khác. Tiệm nhảy, quán bar mọc nhƣ nấm ở Sài Gòn. Viện trợ Mỹ, lính Mỹ và lối sống Mỹ, sự kích động của bộ máy chiến tranh tâm lý, cùng nỗi đau khổ vô vọng của con ngƣời trong cuộc chiến tranh ngày càng trở nên đẫm
máu, làm xuất hiện nhiều xu hƣớng văn học nghệ thuật khác nhau và phức tạp trong lòng chế độ miền Nam. Văn hoá phƣơng Tây ảnh hƣởng trực tiếp đến văn hoá miền Nam. Tinh thần hiện sinh hiện diện trong mọi ứng xử của tầng lớp trí thức, thanh niên, học sinh, một mặt đƣa đến thái độ dấn thân theo cách này hay cách khác, một mặt tạo ra lối sống gấp mất định hƣớng. Trong hoàn cảnh đó, văn học giải trí - văn học tiêu thụ đã phát triển với nhiều thể loại khác nhau: kiếm hiệp, tình cảm và trinh thám.
Những năm 1960 đến đầu thập niên 1970 là thời kỳ nở rộ của tiểu thuyết trinh thám miền Nam. Các bộ sách trinh thám thời đó của Tô Nguyệt Đình, Hoàng Hải Thuỷ, Bùi Anh Tuấn (bút danh Ngƣời Thứ Tám) bán khá chạy trong các vùng đô thị. Hoàng Hải Thuỷ là tác giả khá nổi tiếng trong văn học đô thị miền Nam, viết tiểu thuyết tình ái, tâm lý xã hội và một số tác phẩm trinh thám. Kể một cốt truyện trinh thám, nhƣng Hoàng Hải Thuỷ pha trộn trong đó nhiều yếu tố: tình ái, một chút màu sắc chính trị, võ hiệp… Tô Nguyệt Đình (tên thật là Nguyễn Bảo Hoá) đi vào các tranh chấp, mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị mang màu sắc võ lâm, hoạt động bí mật, phiêu lƣu theo những “tôn chỉ” “đƣờng lối” yêu nƣớc, cách mạng…, xây dựng những hình tƣợng thủ lĩnh đảng phái bí hiểm, đối lập với chính quyền, tài ba và vƣợt thoát khỏi sự theo dõi của các mật vụ nhà nƣớc, hƣớng đến những lý tƣởng to lớn nhƣng mơ hồ, miêu tả những thanh niên, thiếu nữ đẹp đẽ, tài ba bị hấp dẫn bởi lý tƣởng chính trị, bỏ lối sống giàu sang phú quí để đi hoạt động cách mạng, v.v. Cuốn sách nổi tiếng của Tô Nguyệt Đình có tên Bộ áo cà sa nhuộm máu kể về một đảng chính trị có tên Sao Đen. Đảng này, bị coi là thủ phạm trong một vụ án giết ngƣời. Để rửa tiếng oan, đảng Sao Đen đã bằng mọi cách điều tra, vây bắt hung thủ giao nộp cho chính quyền, cứu mạng sống của nạn nhân tiếp theo trong âm mƣu ám sát hòng đổ vấy cho đảng. Những việc làm của đảng Sao Đen đã chinh phục đƣợc lòng mến mộ của quần chúng, lôi kéo nhiều thanh niên gia nhập đảng. Cả những tên lƣu manh trƣớc đây giết ngƣời không ghê tay, cuối cùng cũng quy thuận trong lý tƣởng của đảng và trở thành chiến sĩ cách mạng. Chính quyền, với sự cố gắng của các mật vụ, điều tra ra manh mối của đảng, họ tổ chức tấn công. Một cuộc chiến đấu đẫm máu diễn ra trong sào huyệt đảng Sao Đen, thủ lĩnh đảng hy sinh, nhƣng những chiến sĩ cách mạng vƣợt thoát vòng vây đã tìm thấy nhau trong tình yêu và lý tƣởng cách mạng…
Có nhiều yếu tố phiêu lƣu, bí hiểm, dựa vào một cốt truyện trinh thám để đề cao những lý tƣởng chính trị, những con ngƣời mà ông gọi là “cách mạng”, trong điều kiện kiểm duyệt của chế độ miền Nam, Tô Nguyệt Đình, dù mơ hồ và cải lƣơng, cũng đã cố gắng gửi gắm một chút tình yêu nƣớc và khát vọng giải phóng qua hình tƣợng của đảng Sao Đen.
Bộ sách nổi tiếng ở miền Nam thời bấy giờ là bộ Người Thứ Tám. Ngƣời Thứ Tám gồm hơn 50 cuốn, kể về điệp viên của Việt Nam cộng hoà Z28 tên là Tống Văn Bình. Nhân vật Z28 đƣợc xây dựng theo hình mẫu 007, là mẫu nhân vật hành động đậm tính phiêu lƣu và phóng đại. Z28 đƣợc miêu tả là một mật vụ hào hoa, điển trai, giỏi bắn súng, đấu võ, sành các ngón ăn chơi, luôn chiến thắng trên trƣờng tình ái, đƣợc đàn bà mê mệt… Từ Một vụ đánh cắp nguyên tử
đến Phù Tang nổi sóng, Vạn Tượng khói lửa, Máu loang chùa Tháp, Bắc Kinh 72 giờ nghẹt thở, Bóng ma công trường Đỏ, Mây mưa Thuỵ Sĩ, Cu Ba đêm dài không sáng… mỗi một tập sách là một chuyến phiêu lƣu của Z28. Trên bƣớc đƣờng phiêu lƣu tới mọi chốn của thế giới, anh ta đụng đầu với đủ loại đối thủ: mật vụ Tàu Tƣởng, CIA, KGB, Cộng sản…, chiến đấu với đủ thứ âm mƣu, buôn vũ khí, thuốc phiện, đấu súng, giết ngƣời, chạm trán xã hội đen, lọt vào các chốn ăn chơi, chinh phục ngƣời đẹp… Dù hoàn cảnh nào, Z28 vẫn là một mật vụ bách chiến bách thắng, chiến thắng nhờ tài năng, và nhờ… sự che chở của các ngƣời đẹp có mặt ở mọi nơi trên thế giới.
Mặc dù bán chạy trong một thời gian dài, nhƣng loạt sách của Ngƣời Thứ Tám chỉ chiều theo thị hiếu thấp kém và phản động của một tầng lớp dân chúng đô thị miền Nam, phục vụ cho bộ máy tuyên truyền của chính quyền. Cốt truyện của Ngƣời Thứ Tám đơn giản, kết cấu lỏng lẻo, sa đà vào những miêu tả tình ái và lối sống, văn chƣơng dễ dãi… nó bị sự phản đối của các tầng lớp trí thức tiến bộ và hầu nhƣ hoàn toàn bị loại sạch sau năm 1975.
Tiểu thuyết trinh thám dù khá đƣợc ƣa chuộng ở miền Nam trƣớc năm 1975, nhƣng nhìn chung nó rất kém giá trị thẩm mỹ. Để chiều theo thị hiếu ngƣời đọc, các tác giả đã đƣa vào trong kết cấu nhiều yếu tố tình ái, tâm lý, võ hiệp, chính trị… nhƣng lại thể hiện kém nhuần nhuyễn, chƣa nói là nhiều lúc đậm tính phản động nhƣ loạt sách về Z28.
Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi đã cố gắng tìm lại các tác phẩm văn chƣơng trinh thám miền Nam, chúng tôi đã đến Thƣ viện thành phố Hồ Chí
Minh, Thƣ viện Quân đội, các hiệu sách cũ… hòng có thể có một sƣu tập tƣơng đối, song thời gian và những thay đổi của lịch sử trong mấy mƣơi năm qua đã làm gần nhƣ biến mất các cuốn sách này. Những sƣu tập của chúng tôi là hoàn toàn phiến diện. Do đó dù tham vọng dựng lại một cách khách quan diện mạo tiểu thuyết trinh thám miền Nam trƣớc 1975, chúng tôi cũng không đủ cơ sở. Chúng tôi chỉ có thể có đƣợc những phân tích và đánh giá trên đây, mang tính chủ quan, về một bộ phận tiểu thuyết trinh thám trong quá khứ, mà không thể làm hơn đƣợc.
* * *
ở miền Bắc, không phát triển theo xu hƣớng giải trí nhƣ ở miền Nam, tiểu thuyết trinh thám hoàn toàn nằm trong hệ thống “văn chƣơng đích thực”. Cuối những năm 1960 đầu 1970, tiểu thuyết trinh thám bắt đầu phát triển ở miền Bắc nhƣng hầu nhƣ chỉ phát triển ở hình thức tình báo - phản gián. Những cốt truyện chủ yếu đều kể về cuộc đấu tranh gián điệp trong kháng chiến chống Pháp hoặc về các điệp viên miền Bắc xâm nhập và hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam cộng hoà bên kia vĩ tuyến 17. Nó là một bộ phận của văn học về đề tài chiến tranh cách mạng, nhằm phản ánh cuộc chiến đấu chống lại các thế lực xâm lƣợc và phản động trên lĩnh vực an ninh. Vì là một bộ phận của văn học chiến tranh nên tiểu thuyết tình báo - phản gián tiếp tục phát triển mạnh, đặc biệt là sau khi nƣớc nhà thống nhất năm 1975. Cuối thập niên 1980, khi bắt đầu thời kỳ mở cửa kinh tế, giao lƣu văn hoá rộng rãi với thế giới và manh nha một nền kinh tế thị trƣờng, cộng với nhu cầu nhận thức về chiến tranh sau khi đất nƣớc trải qua mấy thập niên chiến tranh, tiểu thuyết tình báo - phản gián tiếp tục phát triển đến đỉnh cao, bên cạnh đó xuất hiện thêm một số hình thức khác nhƣ tiểu thuyết điều tra, tiểu thuyết vụ án… Đến nay, chức năng giải trí của văn học đã đƣợc coi trọng hơn, văn chƣơng trinh thám dần dần đƣợc coi là một trong các thể loại đáp ứng tích cực nhất nhu cầu giải trí, tuy nhiên thể loại này lại có vẻ đã qua thời vàng son và đang đứng trƣớc những thách thức trong việc đáp ứng đòi hỏi của một lớp độc giả ngày càng khó tính.
Trong những bối cảnh hoàn toàn riêng biệt, tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, mặc dù vẫn giữ đƣợc cốt lõi chung của thể loại, song lại có riêng một diện
mạo, có những đặc điểm khác hẳn tiểu thuyết trinh thám phƣơng Tây. Những vấn đề này, chúng tôi sẽ phân tích kỹ ở các phần sau.