1. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở Con Cuông trước hết phải nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị quyết trung ương năm (khóa VIII) của đảng đã chỉ rõ: “coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số”. Như
vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Thái ở Con Cuông nhất thiết phải thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa để khẳng định rằng:
- Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất, chứa đựng những giá trị văn hóa chung cho tất cả các dân tộc.
- Việt Nam có những sắc thái văn hóa của mỗi dân tộc, bản sắc của bất kỳ một dân tộc nào cũng được tôn trọng, giữ gìn, phát huy.
2. Di sản văn hóa của người Thái ở Con Cuông là tổng thể các giá trị được xây đắp qua nhiều thế hệ, nên khi xem xét vấn đề này không thể không đặt nó trong những điều kiện lịch sử cụ thể của đồng bào Thái trước yêu cầu phát triển hiện nay.
Để thực hiện bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái ở Con Cuông có hậu quả, trước hết cần phải lưu ý vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của văn hóa hiện nay là “Sự thống nhất trong đa dạng”. Nghĩa là cần phải nhận thức và quán triệt vấn đề này theo hướng: một mựat bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc người; mặt khác phải khai thác các giá trị nhằm hướng tới sự gắn kết và phát triển ý thức cộng đồng, đảm bảo yêu cầu phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Để tiến hành bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của người Thái ở Con Cuông cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy, phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, loại bỏ các yếu tố không phù hợp với xã hội hiện nay, bổ sung các yếu tố mới làm phong phú văn hóa tộc người, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân cư, mặt khác góp phần đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà thời gian gần đây, nhiều di sản văn hóa truyền thống của người Thái ở Con Cuông đã
truyền thống mang bản sắc dân tộc của người Thái cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc trên cơ sở khoa học, có xem xét và quan tâm đúng mức tới nhu cầu của dân cư-tránh sự phục hồi mang tính tự phát, tràn lan gây nên những tác hại tiêu cực.
Việc bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống của người Thái ở Con Cuông cần phải đặc biệt chú trọng đến việc củng cố và phát triển ý thức cộng đồng.
3. Khi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Thái ở Con Cuông ngoài việc giải quyết mối quan hệ giữa tính đa dạng và tính thống nhất thì cần phải đặc biệt chú trọng vào tính truyền thống và hiện đại.
Có thể nói, các yếu tố lịch sử, con người, truyền thống văn hóa của người Thái ở Con Cuông là cái làm nên “cá tính” cho dân tộc Thái ở nơi đây. Do vậy sự phát triển đúng hướng phải dựa trên cơ sở đó và lấy đó làm nền tảng, nhưng phát triển không có nghĩa là “Tây hoá” hay “kinh hoá”. Mọi giá trị văn hóa đều có tính độc lập, bình đẳng tương đối, sự phát triển văn hóa phải được đánh giá bằng trình độ và ý nghĩa của nó đối với đời sống mỗi con người và cộng đồng. Lịch sử tộc người đã chứng minh, có thể tiếp thu các yếu tố văn hóa mới, mà vẫn giữ được bản sắc, hơn thế còn làm giàu thêm văn hóa tộc người. Cho nên, mỗi dân tộc có thể chủ động cùng với thời gian chuyển những yếu tố văn hóa mới thành những yếu tố văn hóa tộc người, mà vẫn không bị mất gốc. Tuy nhiên trong mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh thì các yếu tố bản sắc bên trong là chính, là cốt lõi.
4. Văn hóa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Do vậy, muốn văn hóa phát triển trước hết phải tạo cho nó môi trường thuận lợi.
Văn hóa truyền thống của người Thái ở Con Cuông cũng như văn hóa các tộc người thiểu số khác ở nước ta tồn tại, phát triển trong sự thống nhất mà đa dạng. Sự đa dạng đó có nguồn gốc lịch sử lâu đời và hiện nay trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN, chúng ta vẫn có thể xây dựng một
nền chính trị thống nhất trên cơ sở của nền kinh tế nhiều thành phần và một nền văn hóa thống nhất mà đa dạng, phong phú.
Văn hóa truyền thống của người Thái ở Con Cuông là một loại hình văn hóa nông nghiệp của cư dân trồng trọt, một loại hình văn hóa bản làng, mang đậm sắc thái dân gian. Trong sự nghiệp đổi mới, loại hình văn hóa này có thể cải biến để chuyển sang nền văn hóa của xã hội công nghiệp. Nói cách khác, những di sản tốt đẹp trong văn hóa truyền thống của người Thái ở Con Cuông về cơ bản không phải là cản lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và đất nước.
5. Trong sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thái ở Con Cuông phải luôn coi trọng vai trò điều tiết của Nhà nước.
Thông qua những biện pháp liên hoàn bao gồm những chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn; bằng vốn đầu tư theo các chương trình, dự án, bằng hệ thống pháp luật, bằng côngtác tuyên truyền, giáo dục...
Song song với vai trò quản lý của Nhà nước, cần phải huy động sự đóng góp của quần chúng nhân dân, của các hội, đoàn thể trong việc sưu tầm, nghiên cứu và phổ biền các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái ở Con Cuông nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung.