Điều kiện kinhtế-xã hội

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thái ở huyện con cuông - ngh (Trang 31)

I. Khái quát về huyện Con Cuông Nghệ An

2.Điều kiện kinhtế-xã hội

2.1 Về kinh tế

Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn nên thời gian qua huyện Con Cuông đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, nhà nước với nhiều chủ trương, chính sách ưư tiên cùng với sự phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện. đời sống kinh tế xã hội của nhân dân ngày càng được cải thiện chuyển biến theo chiều hướng tích cực.

Tốc đọ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000 -2005 đạt 13,6% thu nhập bình quân đàu người tăng từ 2.873.000đ/người/ năm 2000 lên 4.871.000đ/ người/năm2005.

Cơ cấu kinh tế toàn huỵện đã có những chuỷển biến theo chiều hướng tích cực

Năm 1995 2000 2005

Nông nghiệp 88% 75,3% 67,1%

Tiểu thủ công nghiệp -xây dựng cơ bản 8% 14,6% 20%

Thương mại - dịch vụ 4% 8,3% 12,9%

2.2 Về dân cư

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay trên địa bàn huyện Con Cuông có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống và tổng dân số là: 67.788 người. Trong đó:

-Dân tộc Thái có 49.930 người, chiếm 74% tổng dân số

-Dân tộc Đan Lai có 2.766 người, chiếm 4.1%tổng dân số

-Dân tộc Hoa có 67 người, chiếm 0,1% tổng dân số

-Dân tộc Nùng có 135 người, chiếm 0,2% tổng dân số

-Dân tộc Ê Đê có 33 người, chiếm 0,05% tổng dân số

-Dân tộc Khơ Mú có 13 người, chiếm 0,02% tổng dân số

Mật độ dân số bình quân của huyện là 38,8 người/ km2. Dân cư của huyện phân bố không đồng đều, ở thị trấn dân cư tập trung đông đúc, còn địa bàn các xã, bản vùng sâu vùng xa dân cư thưa thớt. Có những nơi mật độ chỉ đạt 9,3 người/ km2.

2.3 Về đơn vị hành chính.

Hiện nay, toàn huyện Con Cuông có 12 xã và 1 thị trấn, bao gồm các xã: Môn Sơn, Lục Dạ, Yên Khê, Bồng Khê, Châu Khê, Lạng Khê, Cam Lâm, Thạch Nghàn, Mậu Đức, Đôn Phục, Bình Chuẩn và thị trấn Con Cuông.

Trong tổng số 12 xã của huyện thì có 11 xã xếp vào danh mục các xã đặc biệt khó khăn và đối tượng của chương trình 135.

Qua những số liệu về thực trạng kinh tế - xã hội, ta thấy rằng, nền kinh tế Con Cuông vẫn còn là một nền kinh tế nông nghiêp hàng hoá nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, đới sống kinh tế - xã hội của đại bộ phận dân cư còn thấp, đặc biệt là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thái ở huyện con cuông - ngh (Trang 31)