Tự mày mò, tìm hiểu đến khi làm đ−ợc mới thôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh (Trang 59)

Tổng 320 100

Biểu đồ 2: Biểu hiện về ý chớ khắc phục khú khăn của học sinh trong quỏ trỡnh học tiếng Anh

1.9% 7.8%

63.1% 1.6%

25.6%

Chú thích: 1. Mặc kệ, không làm đ−ợc thì thôi

2. Tìm bài tập dễ hơn để làm

3. Hỏi ngay thầy cô giáo, bạn bè, bố mẹ hay anh chị

4. Cố gắng tự tìm hiểu thêm, sau đó mới hỏi thầy cô

giáo, bạn bè, bố mẹ hay anh chị

5. Tự mày mò, tìm hiểu đến khi làm đ−ợc mới thôi

Khi không hiểu, không làm đ−ợc bài tập tiếng Anh thì học sinh th−ờng “Hỏi ngay thầy cô giáo, bạn bè, bố mẹ hay anh chị”, cách khắc phục khó khăn này chiếm tỉ lệ cao nhất (63,1%), tiếp đó là các em “tự mày mò, tìm hiểu đến khi làm đ−ợc bài mới thôi” (25,6%). Số học sinh “tìm bài tập dễ hơn để làm” và “mặc kệ, không làm đ−ợc bài thì thôi” chiếm tỉ lệ thấp (7,8% và 1,9%). Các ý kiến khác đều lựa họn cách khắc phục là cố gắng tự mày mò, tìm hiểu, lúc nào không thể làm bài tập đ−ợc nữa mới hỏi giáo viên.

Đa số học sinh đều có ý chí khắc phục khó khăn, tìm mọi cách để hoàn thành bài tập. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh tự mày mò, tìm hiểu đến khi không thể làm đ−ợc bài tập mới hỏi ý kiến ng−ời khác chiếm tỉ lệ thấp hơn số học sinh “hỏi ngay thầy cô giáo, bạn bè, bố mẹ hay anh chị”. Điều đó cho thấy mức độ ý chí khắc phục khó khăn ch−a cao, các em ch−a thực sự cố gắng và còn có biểu hiện l−ời động não trong học tập. Số học sinh ch−a có ý chí khắc phục khó khăn chiếm tỉ lệ thấp hơn nh−ng 9,7% (tổng của hai biểu hiện về ý chí khắc phục khó khăn thấp) cũng là con số cần đ−ợc các giáo viên quan tâm.

Khi xét mối quan hệ giữa nhận thức của học sinh về những lý do các em học tiếng Anh và ý chí khắc phục khó khăn của học sinh trong quá trình học môn học này, chúng tôi thấy hai yếu tố này có mối quan hệ không chặt chẽ với nhau (r = 0,2), nghĩa là nhiều học sinh có thể có nhận thức đúng về vai trò và lí

do học ngoại ngữ, tuy nhiên những em đó vẫn ch−a nỗ lực thực sự trong học tập để khắc phục những trở ngại, khó khăn trong học ngoại ngữ. Theo chúng tôi, sự

không t−ơng xứng giữa nhận thức và hành động ý chí của học sinh cũng là một trở ngại tâm lí trong quá trình học ngoại ngữ. Các em có nhận thức đúng đắn về lí do và vai trò của môn ngoại ngữ nh−ng lại ch−a chịu khó và chủ động tìm tòi, học hỏi để lĩnh hội các tri thức, và hình thành cho mình các kĩ xảo, kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ngoại ngữ. Hay nói cách khác, các em ch−a nỗ lực, ch−a có quyết tâm cao để chiếm lĩnh tri thức ngoại ngữ - những cái đã đ−ợc các em đánh giá là rất quan trọng và cho rằng mình rất yêu thích môn học này.

Nh− vậy, những biểu hiện về ý chí của học sinh trong hoạt động học ngoại ngữ có thể đ−ợc khái quát qua các nét chính sau:

- Đa số học sinh đều gặp trở ngại trong quá trình học tiếng Anh. Trong các trở ngại đó thì trở ngại về tâm lí ngôn ngữ là những trở ngại chủ yếu khiến các em không đạt hiệu quả cao khi học môn tiếng Anh.

- Nhiều em đã có sự cố gắng khắc phục tâm lí “sợ sai”, rụt rè, e ngại khi học ngoại ngữ. Bên cạnh đó, vẫn còn một số em mang nặng tâm lí này và ch−a có sự cố gắng khắc phục để hoạt động học tiếng Anh đạt hiệu quả cao hơn.

- Đa số học sinh có những biểu hiện cho thấy có ý chí khắc phục khó khăn khi học ngoại ngữ nh−ng mức độ ý chí ch−a cao.

- Nhiều học sinh ch−a có sự thống nhất giữa các câu trả lời về các biểu hiện của hứng thú học ngoại ngữ. Các em có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc học ngoại ngữ nh−ng lại ch−a dành nhiều thời gian và ch−a có ý chí khắc phục khó khăn khi tham gia vào hoạt động này. Điều đó cho thấy nhiều em có mức độ hứng thú thấp đối với HĐHTNN.

™ Qua thực trạng về hứng thú ngôn ngữ của học sinh khi học tiếng Anh, chúng tôi kết luận nh− sau:

- Nhìn chung, hầu hết các khía cạnh, các mặt biểu hiện của hứng thú đều cao, chỉ có một khía cạnh về việc sử dụng thời gian cho hoạt động học tiếng Anh là chỉ thể hiện mức hứng thú trung bình (ĐTB 2,9).

- Trong các biểu hiện về hứng thú đ−ợc nghiên cứu thì biểu hiện về xúc cảm, tình cảm của học sinh đối với HĐHTNN thể hiện mức độ hứng thú cao hơn các biểu hiện khác (ĐTB 3,9). Thứ tự các biểu hiện đ−ợc xếp nh− sau: 1- Về xúc cảm, tình cảm; 2- Về nhận thức; 3- Về ý chí; 4- Về việc sử dụng thời gian.

- Ch−a có sự t−ơng xứng giữa nhận thức, xúc cảm, ý chí và việc sử dụng thời gian cho hoạt động học tiếng Anh. Hầu hết học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trò của môn tiếng Anh nh−ng đầu t− thời gian cho môn tiếng Anh (môn học mà các em cho rằng các em có hứng thú) không nhiều và ch−a có sự nỗ lực khắc phục khó khăn để chiếm lĩnh tri thức ngoại ngữ. Theo chúng tôi, những dấu hiệu này cho thấy nhiều em ch−a có hứng thú thực sự với môn học này.

- Bên cạnh đa số học sinh có hứng thú khi học ngoại ngữ thì vẫn còn nhiều học sinh ch−a có hứng thú đối với HĐHT này, nghĩa là không hứng thú với quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành những kĩ xảo, kĩ năng lời nói tiếng Anh.

- Trở ngại về hứng thú ngôn ngữ đ−ợc thể hiện ở các khía cạnh đ−ợc nghiên cứu nh−: trở ngại về nhận thức (ch−a nhận thức đúng vai trò của môn tiếng Anh, học môn tiếng Anh là do cha mẹ ép buộc…), trở ngại về xúc cảm (nhiều em cảm thấy học tiếng Anh nh− là một gánh nặng, không thích học tiếng Anh, cảm thấy khó học…), trở ngại về việc sử dụng thời gian (nhiều em ch−a tích cực trau dồi kiến thức ngoại ngữ mà mới chỉ đáp ứng yêu cầu là học và làm bài tập đầy đủ và chỉ dành một khoảng thời gian cần thiết để hoàn thành các bài tập này) và trở ngại về ý chí (ch−a có ý chí khắc phục khó khăn trong quá trình học ngoại ngữ).

3.2. Thực trạng trở ngại về trí nhớ ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh tiếng Anh

Hoạt động học tập nói chung và học ngoại ngữ nói riêng là phải ghi nhớ, phải sử dụng quá trình trí nhớ.

Chúng tôi đánh giá trí nhớ ngôn ngữ - ngoại ngữ - Tiếng Anh của học sinh thông qua kết qủa nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và tái hiện hình thức và nội dung của ngôn ngữ (Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 và 6).

3.2.1. Kết quả nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và tái hiện mặt hình thức của ngôn ngữ

a. Kết quả nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và tái hiện hình thức ngữ âm của ngôn ngữ

Để đánh giá khả năng tái hiện hình thức ngữ âm, chúng tôi đ−a ra bài tập số 1, kết quả nghiên cứu đ−ợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 10:Kết quả nghiên cứu khả năng ghi nhớ và tái hiện hình thức ngữ âm của học sinh lớp 6 STT câu Các con chữ và tập hợp của chúng ở trong từ Nhóm từ đã cho Kết quả Từ đúng Đúng (%) Sai (%) 1 2 3 4 5 -a- -ea- -i- -ch- -ee- Small;Face;Grade;Late Breakfast; Teacher; Ready; Heavy

Time; Fine; Five; City Chair; School; Couch; Children Engineer; Greeting; Teeth; Street

87,8 38,8 81,9 65,9 56,2 12,2 61,2 18,1 34,1 43,8 Small Teacher City School Engineer

Để làm đ−ợc câu này đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng liên t−ởng giữa con chữ và âm thanh của từ. Câu 1 đ−ợc học sinh làm đúng nhiều nhất (87,8%), tiếp đến là câu 3 (81,9%). Tỉ lệ học sinh làm đúng câu 2 với tập hợp con chữ ea và câu 5 với tập hợp con chữ ee chiếm tỉ lệ thấp nhất, lần l−ợt là 38,8% và 56,2%.

Theo PGS.TS. Đỗ Thị Châu, kĩ năng liên t−ởng giữa con chữ và âm thanh của từ là một kĩ năng khó. “Đây là một trong những kĩ năng cơ bản của quá trình đọc, đặc biệt khi đọc thành tiếng. Nên H.P. Smith và Em. V. Dechant đã nói: Khả năng liên t−ởng âm thanh (từ nói - spoken word) với những kích thích thị giác (từ viết - written word) là kĩ năng nhận biết từ cơ bản. [5;93]

Sở dĩ có sự chênh lệch giữa các câu trên là do kĩ năng liên t−ởng giữa con chữ - âm thanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là do tính chất phức tạp của hệ thống chính tả tiếng Anh mà cụ thể ở đây là quy tắc phát âm của hệ thống chữ cái [5;93]. Nghĩa là, một con chữ tiếng Anh có thể có nhiều cách phát âm khác nhau trong các từ khác nhau. Nói cách khác, tiếng Anh là một loại ngôn ngữ không có sự cân xứng một đối một giữa chữ và âm, hay nói đơn giản hơn là “viết một đằng, đọc một nẻo”. Do vậy, cùng là một con chữ

Biểu đồ3: Kết quảnghiờn cứu khảnăng ghi nhớvà tỏi hiện hỡnh thức ngữ õm của học sinh lớp 6 87.8 38.8 81.9 65.9 56.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 Cõu Tỉ lệ %

nh−ng có thể có rất nhiều cách phát âm khác nhau khi nằm trong các từ khác nhau. Chẳng hạn, con chữ a có thể có 9 cách phát âm khác nhau (phụ lục 4).

Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh th−ờng mắc lỗi sai nhiều hơn khi đọc tập hợp các con chữ nh− ea, eech so với các con chữ ai. Mặc dù chữ cái a có nhiều cách phát âm hơn chữ i (phụ lục 4) nh−ng do các từ trong câu 1 có tần số lặp lại nhiều hơn trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6 nên vẫn có tỉ lệ học sinh làm đúng cao hơn.

Xét theo các tr−ờng, chúng tôi thu đ−ợc số điểm trung bình của bài tập 1 (bài tập ngữ âm) nh− sau:

Bảng 11:Kết quả nghiên cứu khả năng tái hiện mặt ngữ âm theo từng tr−ờng (ĐTB)

STT Tr−ờng Điểm trung bình Xếp loại

1 Lí Tự Trọng 2,4 Trung bình

2 Lê Quý Đôn 3,4 Khá

3 Lômônô xốp 4,0 Khá

4 Đống Đa 3,4 Khá

Số điểm trung bình giữa các tr−ờng đều chỉ đạt mức khá và trung bình, tuy nhiên, với lợi thế về các điều kiện dạy và học (cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, môi tr−ờng tiếng…), các em có điều kiện thực hành tiếng nhiều hơn nên tr−ờng Lômônôxốp vẫn là tr−ờng có số điểm trung bình cao nhất, nghĩa là các em ghi nhớ và tái hiện về mặt ngữ âm (mặt hình thức của ngôn ngữ) tốt hơn các tr−ờng còn lại.

Xét theo hai địa bàn nghiên cứu, nhìn chung, học sinh ở hai tr−ờng ở Tỉnh Hoà Bình có kết quả về mặt ngữ âm thấp hơn hai tr−ờng ở TP. Hà Nội, trong đó học sinh tr−ờng THCS Lê Quý Đôn ghi nhớ và tái hiện mặt ngữ âm khá hơn học sinh tr−ờng THCS Lí Tự Trọng.

Nh− vậy, về khả năng ghi nhớ và tái hiện mặt ngữ âm, chúng tôi đ−a ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, các con chữ nh− a, i đ−ợc các học sinh lớp 6 phát âm chính xác hơn tập hợp các con chữ nh−ea, ee hay ch.

Thứ hai, mặc dù các chữ cái tiếng Anh có nhiều cách phát âm khác nhau khi đi với các từ khác nhau nh−ng nếu đ−ợc luyện tập th−ờng xuyên sẽ giúp các em ghi nhớ lâu hơn và tái hiện chính xác hơn.

Thứ ba, điểm trung bình phần ngữ âm của học sinh không cao, khả năng tái hiện mặt hình thức ngữ âm của ngôn ngữ ch−a tốt, chủ yếu chỉ đạt mức khá, trong đó học sinh tr−ờng PTDL Lômônôxốp có khả năng ghi nhớ và tái hiện mặt hình thức của ngôn ngữ khá hơn các tr−ờng khác và học sinh tr−ờng THCS Lí Tự Trọng ghi nhớ và tái hiện mặt hình thức của ngôn ngữ yếu nhất (chỉ đạt mức trung bình).

b. Kết quả nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và tái hiện mặt ngữ pháp của ngôn ngữ

Chúng tôi sử dụng bài tập 4, 5 và 6 để đánh giá khả năng ghi nhớ và vận dụng các quy tắc biến đổi ngữ pháp của học sinh. Chúng tôi cũng đã chọn những quy tắc ngữ pháp cơ bản nh− sử dụng trợ động từ, danh từ, tân ngữ, số ít, số nhiều và cách sử dụng một số giới từ… Kết quả đ−ợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 12:Kết quả nghiên cứu khả năng ghi nhớ và tái hiện hình thức ngữ pháp của học sinh lớp 6 (ĐTB)

Tr−ờng Bài tập 4 Bài tập 5 Bài tập 6

ĐTB Xếp loại ĐTB Xếp loại ĐTB Xếp loại

Lí Tự Trọng 3,8 Khá 3,6 Khá 1.1 Yếu

Lê Quý Đôn 4,4 Giỏi 3,7 Khá 1.8 Yếu

Lômônôxốp 4,9 Giỏi 4,4 Giỏi 2.3 Trung bình

Ba bài tập đ−ợc đ−a ra với mức độ ngữ pháp phức tạp tăng dần, do đó không nằm ngoài dự đoán của chúng tôi, điểm trung bình các bài tập giảm dần, mặc dù tr−ờng Lômônôxốp vẫn là tr−ờng có số điểm cao nhất nh−ng cũng không nằm ngoài dự đoán này.

9 Bài tập số 4 đ−ợc đ−a ra với các hình thức ngữ pháp khác nhau nh− sự biến đổi giữa số thứ tự và số đếm, giới từ đi với các ngày trong tuần, dạng số ít và số nhiều của từ trẻ em (child và children) hay cách sử dụng homehouse. Chúng tôi nhận thấy những hình thức ngữ pháp này không xa lạ với học sinh. Những từ này đều đ−ợc sử dụng rất nhiều trong cả sách giáo khoa và sách bài tập tiếng Anh lớp 6. Do vậy, tất cả các em đều làm đ−ợc từ 3 câu trở lên.

Bảng 13:Kết quả nghiên cứu về khả năng ghi nhớ và tái hiện hình thức ngữ pháp của học sinh lớp 6 thông qua bài tập số 4

STT câu

Nội dung Kết quả Từ đúng

Đúng (%) Sai (%) 1 2 3 4 5

There (are/ have) many trees on the street. We have geography (on/ at) Wednesday. Our (child/ children) are in the bookstore Our classroom is on the (second/ two) floor

She goes (house/ home) at a quarter past four in the afternoon 97,5 85,3 90,3 88,1 76,8 2,5 14,7 9,7 11,9 23,2 Are On Children Second Home

Biểu đồ 4: Kết quả nghiờn cứu về khả năng ghi nhớ và tỏi hiện hỡnh thức ngữ phỏp của học sinh lớp 6 thụng qua bài tập số 4

97.5 85.3 90.3 88.1 76.8 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 Nội dung T l %

Mặc dù kết quả của bài tập số 4 là rất cao với 3/4 tr−ờng đạt loại giỏi, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy các em th−ờng mắc lỗi nhiều nhất là ở câu số 5, về cách phân biệt giữa househome. Theo chúng tôi, lỗi này là do sự ảnh h−ởng của thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong quá trình học ngoại ngữ của học sinh. Nếu dịch sang tiếng Việt thì các em hoàn toàn đúng, câu này có thể dịch là “Cô ấy về nhà vào lúc 4 giờ 15 phút chiều”. Nh− vậy, từ house sẽ t−ơng ứng với từ nhà trong tiếng Việt. Tuy nhiên, 23,2% học sinh đã quên mất rằng từ cần chọn trong câu này đứng sau động từ, do đó không thể sử dụng danh từ house mà phải sử dụng tính từ home. ở câu số 2, 14,7% học sinh không tái hiện đúng cách sử dụng giới từ. Các em vẫn áp dụng cách dịch tiếng Việt khi làm bài. Câu này đ−ợc dịch là “Chúng tôi học môn địa lý vào ngày thứ t−”. Giới từ at đ−ợc dịch là vào lúc giống nh− câu at a quarter past four - Vào lúc 4 giờ 15 phút. Điều đó cho thấy nhiều học sinh đã quên rằng trong tiếng Anh có những giới từ đi kèm với những cụm từ nhất định, đây là một quy tắc bất di bất dịch trong ngữ pháp tiếng Anh, và trong tr−ờng hợp này, giới từ đi kèm với các ngày trong tuần phải là on. Một lí do

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)