Than Uyên.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách huyện than uyên (Trang 59)

Chương 3 ii pháp h on th in công tác q un lý thu ệả chi ngân sách huyn Than Uyên. ệ

Than Uyên.

Uyên.

Phòng tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính trên địa bàn huyện. Để hoàn thành tốt chức năng này trong thời gian tới cần có những phương hướng cụ thể.

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan ngày càng lớn cả về số lượng và chất lượng, các cán bộ, công chức trong cơ quan đều được đào tạo bài bản đúng chuyên môn có trình độ nghiệp vụ tương xứng, vừa có kinh nghiệm cao trong quản lý, không để tụt hậu so với xu thế hiện nay.

- Bộ máy tổ chức phải ngọn nhẹ và có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để quản lý tốt hoạt động tài chính.

- Quản lý thu, chi ngân sách phải chặt chẽ không để bỏ xót nguồn thu, chi đúng chi đủ. Phòng tài chính là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính trên địa bàn huyện. Để hoàn thành tốt chức năng này trong thời gian tới cần có những phương hướng như sau:

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi

3.2.1 Khuyến khích phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

Thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phát huy nội lực, nâng cao năng lực của nền kinh tế quốc dân đủ sức hội nhập kinh tế thế giới thì cần có những chính sách nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, có những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đã và đang được Đảng và Nhà nước coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đặc biệt, vấn đề thực hiện quản lý tốt ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nước nói chung và vấn đề tăng cường quản lý Ngân sách Nhà nước nói riêng, không thể không quan tâm tới việc khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách một cách ổn định, bền vững lâu dài và phát triển, đảm bảo cân đối ngân sách trên địa bàn.

3.2.2 Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ

Để tăng cường quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung, công tác quản lý Ngân sách huyện nói riêng theo đúng qui định của luật Ngân sách Nhà nước, cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc Luật Ngân sách Nhà nước tới toàn thể cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên. Đồng thời, trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt toàn bộ nội

Nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Ngân sách Nhà nước và Thông tư số: 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 60/2003/NĐ-CP cùng một số Nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan đến công tác quản lý Ngân sách Nhà nước mới ban hành. Đây là căn cứ quan trọng để quản lý Ngân sách huyện, vì vậy cần triển khai áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất trong phạm vi toàn huyện. Các tổ chức, các cơ quan, đơn vị dự toán của huyện trong quá trình thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các khâu: lập, chấp hành và kế toán, quyết toán Ngân sách.

Uỷ ban nhân dân huyện ra Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách huyện cho các cơ quan, đơn vị thuộc huyện sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân tỉnh, và Nghị quyết Hội đồng nhân dân trước ngày 31/12 năm trước.

Sau khi dự toán ngân sách được giao cho các cơ quan, đơn vị Uỷ ban nhân dân huyện phải báo cáo Hội đồng nhân dân huyên, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính về dự toán đã giao.

Trong khi thực hiện dự toán Ngân sách huyện: Các tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách, các tổ chức được nhà nước hỗ trợ kinh phí phải tổ chức thực hiện dự toán đúng quy định của điều khoản về luật Ngân sách Nhà nước và các Nghị định, thông tư của Chính phủ hướng dẫn chấp hành dự toán ngân sách.

Riêng đối với chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

Các nội dung chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước giao, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định.

Các nội dung thanh toán đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền ký duyệt quyết định chi.

Ngoài các điều kiện trên, trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm sửa chữa lớn Tài sản, trang thiết bị làm việc bằng nguồn vốn Ngân sách phải qua đấu thầu (hoặc chỉ thầu), thẩm định giá của cơ quan chuyên môn.

Đối với các khoản chi có tính chất thường xuyên phải được phân bổ đều trong năm, các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý, tránh tình trạng thanh toán dồn vào một thời điểm gây khó khăn cho cân đối ngân sách địa phương.

Quỹ Ngân sách Nhà nước chỉ được lập và quản lý tại Kho bạc Nhà nước. Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ thường xuyên của huyện cũng phải mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước huyện, chịu sự điều hành của Phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước huyện trong quá trình thanh toán, sử dụng, quyết toán kinh phí.

Về thực hiện Kế toán và quyết toán ngân sách huyện.

Công tác kế toán và quyết toán ngân sách được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về:

Chứng từ thu - chi Ngân sách. Mục lục ngân sách nhà nước.

Hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo

Các đơn vị dự toán tiến hành lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải đảm bảo thời gian và đúng biểu mẫu quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm tra quyết toán thu, chi ngân sách các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn. Tổng hợp quyết toán Ngân sách địa phương, báo cáo gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét phê duyệt, sở Tài chính tỉnh, đồng thời trình Hội đồng Nhân dân huyện phê chuẩn. Sau khi Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, trong thời gian 05 ngày, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện phải gửi báo cáo quyết toán Ngân sách đến các cơ quan sau:

+ 01 bản gửi Hội đồng nhân dân huyện. + 01 bản gửi Uỷ ban nhân dân huyện. + 01 bản gửi Sở Tài chính.

+ 01 bản lưu tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước huyện Nghị quyết phê chuẩn

3.2.3 Tăng cường quản lý sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở cấp tỉnh: Cần có biện pháp để củng cố và tổ chức phòng quản lý ngân sách, bộ phận quản lý về ngân sách huyện, xã đủ vè chuyên môn, nghiệp vụ, phương tiện, điiêù kiện làm việc và lực lượng đủ sức tham mưu giúp Sở Tài Chính tỉnh tổ chức quản lý ngân sách huyện theo luật NSNN và các văn bản chế độ quy định của TW và địa phương kịp thời có hiệu quả.

Ở cấp huyện: Phòng Tài Chính - kế hoạch cần cómotj tổ quản lý ngân sachs xã, chuyên đảm nhận công việc hướng dẫn,kiểm tra hoạt động thu, chi xã trên địa bàn toàn huyện theo đúng luật v à các văn bản,thng tư hướng đân cấp trên. Định kỳ tổng hợp thu, chi trên địa ban các xã. Tổng hợp báo

cáo theo quy định, qua thực tế ngân sách huyện đề xuất các biện pháp quản lý ngân sách với phòng để tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo kịp thời việc quản lý ngân sách sát với điều kiện kinh tế của địa phương.

Ở cấp xã: Tài Chính kế toán có trách nhiệm giúp UBND xã thực hiện quản lý tài chính và ngân sách xã theo quy định của Nhà nước và sự hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên.

3.2.4.Tăng cường quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Đào tạo bồi dưỡng và bố trí cán bộ tài chính, kế toán của huyện là một trong những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xã, huyện có thể đảm đương được nhiệm vụ của mình.

Công tác quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ huyện đi vào nề nếp, chính quy, hiện đại, đảm bảo đúng cơ sở pháp lý và nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng. Đội ngũ cán bộ phải ổn định, chuyên nghiệp có đủ phẩm chất năng lực thực hiện nhiệm vụ trong sạch, tận tụy phục vụ, thực sự là cầu nối giữa nhân dân trong huyện với cơ quan Nhà nước cấp trên.

Để đạt được mục tiêu cần thực hiện các phương án chủ yếu sau: - Đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ huyện trên cơ sở xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền cấp huyện trong điều kiện và tình hình nhiệm vụ mới.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ huyện phải tiến hành động bộ cả về xây dựng, tổ chức, quản lý, chế độ chính sách đãi ngộ.

3.2.5 Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin và quản lý ngân sách

Hiện nay công nghệ thông tin đang được ứng dụng tại hầu hết mọi lĩnh vực và ngày càng thể hiện rõ vai trò là công cụ đắc lực của mình. Đồng thơi nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, điều hành Ngân sách Nhà

sức cần thiết. Ở các tỉnh thành trong cả nước đã thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý Ngân sách và đã đem lại hiệu quả cao.

Tại huyện Than Uyên, một số đơn vị đã đươc trang vị máy tính, phần miền kế toán ngân sách và kế toán các đơn vị hành chính đã bước đầu thực hiện có hiệu quả. Trong thời gian tới, cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ tin học cho các đơn vị của huyện để phục vụ công tác quản lý.

3.3.Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính Phủ

Đối với Quốc Hội, quyết dinh dự toán phân bổ ngân sách trung ương cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, quyết đinh bổ sung NSNN cho ngân sách của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quốc Hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ương và thông qua báo cáo quyết toán NSNN.

Thường xuyên tăng cường tập huấn nâng cao năng lực nghiệp cho đội ngũ cán bộ công tác tài chính, đảm bảo tính độc lập tương đối của địa phương trong việc lập quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn dự toán ngân sách địa phương thì chính phủ cần phải loại bỏ cơ chế giao chỉ tiêu, nhiệm vụ thu, chi theo luật mà các địa phương phải chấp hành

3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan tài chính cấp trên

Tăng cường thanh tra tài chính, cần chú ý tới chất lượng của những đợt thanh tra cũng như việc lựa chọn cán bộ làm công tác thanh tra là một vấn đề hết sức quan trọng.

Cần có biện pháp củng cố, chuẩn hoá, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của các thành viên trong ngành tại các đơn vị.

Cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các vùng miền, phân bổ ngân sách một cách có khoa học và hiệu quả hơn. Hoàn thiện cơ chế sổ sách hoá đơn, chứng từ. Đây là công cụ để các cấp ngân sách nhìn nhận, xem xét lại việc

quản lý một cách tối ưu, chứng từ không còn phù hợp đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp

Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN là một vấn đề lâu dài và quan trọng nhất đối với các cấp NSNN, do vậy các cơ quan tài chính cấp trên không ngừng chỉ đạo và đôn đốc giám sat công tác thu, chi ngân sách. Từ đó, giúp cho toàn bộ hệ thống ngân sách có hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của ngân sách địa phương. Thực hiện quản lý ngân sách huyện theo luật quản lý NSNN là một nhiệm vụ mà ở đó hoạt động thu, chi tài chính ngân sách diễn ra được quản lý công khai và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức đòi hỏi một cách hợp lý đối với các đơn vị và các cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp, ngành tài chính.

Trong các năm, kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện đã có những bước phát triển đáng kể. Vai trò của NSNN được thể hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý thu, chi ngân sách huyện vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót, đặc biệt là trong nhận thức của người dân, trong chỉ đạo điều hành và công tác hoàn thiện cơ chế chính sách. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan cần thiết phải phối hợp tìm ra những giải pháp khắc phục, đưa công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện đi vào nề nếp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách huyện, phát triển kinh tế - xã hội, nâg cao đời sống nhân dân.

Nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là một tất yếu không chỉ diễn ra ở cấp huyện mà còn được thực hiện ở tất cả các cấp nhằm phát huy tối đa các nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần đẩy mạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặc biệt trong giai đoạn hôi nhập kinh tế quốc tế thì việc hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách là hết sức cần thiết. Thực hiện tốt được vấn đề này sẽ giúp chúng ta có được sức mạng kinh tế lớn hơn và hội nhập kinh tế thế giới nhanh hơn.

Thông qua chuyên đề: “Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu”. Em nêu được những kết quả đã đạt được và những tồn tại, nguyên nhân trong công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện. Tuy nhiên với khả năng trình độ và thời gian có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo và bạn đọc nhận xét, góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn, với mong muốn góp phần không nhỏ nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước Huyện Than Uyên các năm 2005, 2006, 2007, 2008.

3. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP Ngày 06/06/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước. 4. Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/QĐ-CP của Chính phủ. 5. Các quyết định, thông tư, văn bản hiện hành hướng dẫn quản lý

ngân sách Nhà nước.

6. Lý thuyết tài chính tiền tệ . NXB: Trường Đại học kinh tế quốc dân – Hà Nội 2007.

7. Giáo trình quản lý tài chính Nhà nước của Học viện Tài chính năm 2001.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NSNN: Ngân sách Nhà nước KBNN: Kho bạc Nhà nước UBND: Uỷ ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách huyện than uyên (Trang 59)