Than Uyên tỉnh Lai Châu.
2.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách huyện Than Uyên
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Than Uyên
Than Uyên, là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu, huyện cách trung tâm tỉnh lỵ trên 90 km. Phía đông Đông Bắc giáp huyện Sa Pa và huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp với huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La, phía Đông giáp với huyện Mù Cang Chải của
tỉnh Yên Bái; phía Tây Bắc giáp huyện Tam Đường và Sìn Hồ tỉnh Lai Châu.
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện 169.095,731 ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 22,33%; đất lâm nghiệp chiếm 18,7%; đất bố trí dân cư chiếm: 0,95%; đất khác chưa sử dụng chiếm 58,02% diện tích (phần lớn là đất đồi núi đá, sông, suối...). Than Uyên có hai tuyến Giao thông trọng yếu là hai quốc lộ chạy qua, quốc lộ 32 và quốc lộ 279; quốc lộ 32 được nối liền từ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai chạy qua xã Bình Lư huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và qua địa phận các xã của huyện Than Uyên 75 km là (xã Mường Khoa, trị trấn Nông Trường, xã Thân Thuộc, xã Pắc Ta, Mường Than, thị trấn huyện Than Uyên, xã Nà Cang, xã Mường Kim) sang huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Quốc lộ 279 được nối liền từ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai chạy qua địa phận của huyện Than Uyên là các xã; (xã Mường Than, thị Than Uyên, xã Nà Cang, Tà Hừa) dài trên 40 km sang huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La. Than Uyên có hệ thống sông suối dày đặc bắt nguồn từ những cánh rừng già nguyên sinh. Đặc biệt có con sông Nậm Mu được nối liền từ huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu chảy qua các địa phận của huyện Than Uyên gồm các xã: xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, chiều dài gần 200 km xuyên sang huyện Mường La tỉnh Sơn La, Với hệ thống sông suối như vậy Than Uyên có một tiềm năng phát triển kinh tế về thuỷ điện nhỏ và nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn. Về tài nguyên, khoáng sản huyện Than Uyên còn có mỏ Than nằm ở địa phận tiếp giáp giữa xã Mường Than và xã Mường Mít. Qua thăm dò ban đầu cho thấy đây là mỏ than có trữ lượng tương đối lớn, hiện nay tỉnh và huyện đang mở đường vào để tổ chức khai thác. Huyện Than Uyên có tổng số dân là 94.750 người gồm 10 dân tộc anh em cùng chung sống là; Dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Lự, dân tộc Giáy, dân tộc Khơ
70%. Bố trí ở 17 xã và 2 thị trấn là xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, thị trấn Than Uyên, thị trấn Nông Trường, xã Nậm Cần, xã Nậm Sỏ, xã Hố Mít, xã Pắc Ta, xã Mường Mít, xã Mường Than, với sự đa dạng về dân tộc do vậy sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc của huyện Than Uyên cũng là một tiềm năng để phát triển về du lịch văn hoá.
Với điều kiện tự nhiên và xã hội như đã đề cập, thực hiện Nghị quyết số: 22/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 từ ngày 21/10 đến ngày 26/11/2003, về việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính tách huyện Than Uyên từ tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu quản lý. Huyện Than Uyên được chính thức bàn giao về Lai Châu từ ngày 11/01/2004, huyện được tỉnh Lai Châu đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh nhất trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sau khi được tỉnh Lai Châu quản lý cũng còn gặp không ít những khó khăn nhất định, đặc biệt là do cơ chế chính sách có nhiều điểm chưa đồng nhất, công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị phải thực hiện điều chuyển, luân chuyển, gây ảnh hưởng không ít tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện. Song với sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức để tiếp cận và bắt nhịp nhanh các cơ chế, chính sách của tỉnh Lai Châu. Huyện Than Uyên cũng như các địa phương khác trên cả nước nói chung, và tỉnh Lai Châu nói riêng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu tư các Chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu như: Chương trình 135, Chương trình WB, chương trình 186, các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh uỷ Lai Châu, đã tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển qua 5 năm. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện khoá XIV nhiệm kỳ 2000 - 2005, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện khoá XV nhiệm kỳ 2006 – 2010 Đảng bộ huyện Than Uyên luôn
đoàn kết, thống nhất, tập trung trí tuệ, phát huy nội lực, khơi dậy mọi tiềm năng thế mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương liên tục tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng GDP hàng năm đều đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ ngày càng tăng.
2.1.2 Khái quát tổ chức bộ máy Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện Than Uyên và sự quản lý về chuyên môn của Sở tài chính tỉnh Lai Châu, là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách, giúp Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hằng năm, 5 năm, 10 năm. . . Hiện nay Phòng có 13 cán bộ, trong đó có 12 biên chế chính thức, 1 cán bộ hợp đồng được bố trí theo các bộ phận sau:
Sơ đồ bộ máy tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên ngoài chức năng tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương còn có chức năng chủ yếu sau: Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính ngân sách; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách thuộc địa phương, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn. lập phương án phân bổ ngân sách báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.
Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những mặt thuận lợi, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên còn gặp không ít những khó khăn, nguyên nhân chính vì huyện Than Uyên là một trong những huyện thuộc tỉnh Lai Châu, tỉnh nghèo nhất quốc gia, sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, phương thức sản xuất còn lạc hậu, mang đậm nét sản xuất truyền thống của các đồng bào dân tộc, việc chính quyền cố gắng đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Từ những đặc thù
TRƯỞNG PHÒNG Phó Trưởng Phòng Phó Trưởng Phòng Bộ phận ngân sách xã Bộ phận hành chính đơn vị Bộ phận XDCB GP MB Bộ phận ngân sách huyện Bộ phận kế hoạch kinh tế xã hội
của một huyện vùng sâu vùng xa dân đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn rất hạn hẹp, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương đạt ở mức độ thấp do hàng hoá của huyện sản xuất ra chủ yếu là tự cung, tự cấp
2.2 Thực trạng công tác quản lý ngân sách huyện Than Uyên
Sở Tài chính Lai Châu và sự phối hợp cộng tác của các phòng ban, đơn vị có liên quan, các cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Than Uyên phát huy ngày càng tốt công tác quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và công tác quản lý ngân sách huyện nói riêng; kịp thời điều chỉnh, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, sai sót giúp cho các xã, các đơn vị dự toán của huyện làm tốt công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách theo đúng quy định của luật ngân sách Nhà nước, phù hợp với điều kiện của địa phương.
2.2.1 Lập dự toán chi ngân sách huyện
Để việc chấp hành và quyết toán ngân sách huyện được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, hầu hết các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự toán của huyện Than Uyên đã ý thức được tầm quan trọng của công tác lập dự toán ngân sách hàng năm, trong đó đặc biệt là dự toán chi, vì huyện Than Uyên vẫn còn là huyện chưa tự cân đối được ngân sách, chủ yếu nhận trợ cấp bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên.
Từ năm 2002 thực hiện Luật NSNN mới, huyện đã thực hiện việc cụ thể giao dự toán đến tận các đơn vị cơ sở đã làm tăng số đơn vị dự to án. Cụ thể, toàn huyện có 17 xã, 2 thị trấn, 25 đơn vị dự toán, là các cơ quan hành chính sự nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó có 18 trường tiểu học, 23 trường THCS. Do vậy, công tác lập dự toán nói chung và việc quản lý chi ngân sách trong khâu lập dự toán nói riêng gặp không ít khó khăn.
Ban đầu, việc dự toán chi ngân sách năm chi tiết, đầy đủ theo mục lục NSNN đối với các tổ chức và các đơn vị dự toán (đặc biệt là các đơn vị mới) đã không khỏi lúng túng khi xây dựng dự toán chi. Nhưng đến nay công tác lập dự toán của các tổ chức và các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện cơ bản đã tiến hành tốt, cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan Tài chính cấp trên và sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính ở các đơn vị đã từng bước lập dự toán một cách khoa học và hợp lý. Trên cơ sở đó, việc lập dự toán chi ngân sách huyện thuận lợi hơn.
Hàng năm, căn cứ quyết định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, địa phương; hướng dẫn của UBND tỉnh về lập dự toán ngân sách, định mức phân bổ chi ngân sách địa phương do UBND tỉnh quy định, HĐND huyện quyết định định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan đơn vị trực thuộc huyện và cấp dưới, các tổ chức thụ hưởng ngân sách và các đơn vị dự toán có trách nhiệm lập dự toán theo mục lục NSNN và biểu mẫu do Bộ tài chính quy định, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện vào khoảng 20 tháng 7 hàng năm.
Để quản lý chi ngân sách huyện được tốt thì công tác lập dự toán chi tại các tổ chức được ngân sách hỗ trợ và các đơn vị dự toán phải được quan tâm đúng mức. Ở các đơn vị này, việc chi tiêu thường khá phức tạp, vì vậy các đơn vị lập dự toán thường là xây dựng trên cơ sở bám sát thực tế, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và có sự ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo, chi cho khoa học công nghệ môi trường, chi cải tạo giống cây, con; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chi cho công tác xóa đói giảm nghèo… triệt để tiết kiệm chi hành chính, hạn chế mua sắm, sửa chữa trang thiết bị khi chưa cần thiết.
Hiện nay, tại các đơn vị dự toán huyện, trong khâu lập dự toán đều đề ra khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên ( không kể lương và các khoản có tính chất lương) để làm nguồn tăng lương. Ngoài ra, còn đề ra khoản tiết kiệm 3% chi thường xuyên (không kể lương và các khoản có tính chất lương) nhằm tạo nguồn để đổi mới trang thiết bị. Đây là một chủ trương đúng đắn và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn, bởi trong tổng chi ngân sách huyện thì chi thường xuyên luôn là khoản chi lớn nhất chiếm khoảng 70%. Để thực hiện việc tiết kiệm 13% chi thường xuyên ( không kể lương và các khoản có tính chất lương), tức là giảm các khoản chi khác như: chi quản lý(chi vật tư văn phòng, hội nghị, tiền thưởng, chi khác ngân sách…) đòi hỏi các đơn vị phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
Tuy nhiên, một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN đó là việc triển khai thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và Thông tư số: 03/2006/TTLT-BTC-BNV, ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Huyện Than Uyên đã chủ động xây dựng và giao dự toán ngân sách Nhà nước năm 2005, tổ chức thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Thông tư số 03, giúp cho các đơn vị dự toán thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước. Đây là một trong những công việc ưu tiên thực hiện ngay, bới có gắn quyền lợi và trách nhiệm với nhau thì chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí mới có thể thực hiện có hiệu quả.
Do địa phương quản lý rộng, thêm vào đó trình độ cán bộ kế toán ngân sách xã và cán bộ kế toán tại các đơn vị dự toán không đồng đều, có nơi kiêm nhiệm, có nhiều cán bộ kế toán mới chỉ được bồi dưỡng kiến thức
qua những đợt tập huấn ngắn ngày, một số cán bộ còn đang đi học các lớp trung cấp kế toán, đại học tại chức, một số đơn vị chưa lập được dự toán theo đúng mục lục NSNN và các văn bản hướng dẫn.
Mặt khác, cũng từ vấn đề con người, vấn đề trình độ mà thời gian lập và gửi dự toán để xét duyệt của tổ chức và các đơn vị dự toán thường bị chậm so với thời gian giao dự toán cho các đơn vị, thậm chí có năm đến khoảng 15 tháng 01 năm ngân sách dự toán mới được giao, làm cho việc triển khai công việc những tháng đầu năm còn gặp khó khăn.
Như vậy còn một số tổ chức, một số đơn vị dự toán của huyện chưa chú trọng tới công tác lập dự toán ngân sách của đơn vị mình mà chỉ làm hình thức, đối phó. Nhưng phần lớn các tổ chức, các đơn vị đều nhận thức được việc quản lý chi của đơn vị mình phải được tổ chức quản lý từ khâu lập dự toán trở đi. Bởi thông qua việc lập dự toán ngân sách của các đơn vị được tốt thì khâu chấp hành và quyết toán mới có thể thực hiện tốt, giúp cho các đơn vị thực hiện thu đúng, thu đủ, đúng chế độ, nhiệm vụ đã có trong dự toán. Đồng thời, góp phần giảm bớt việc chi sai chế độ, gây lãng phí tiền của Nhà nước. Việc quản lý chi ngân sách trong khâu lập dự toán chặt chẽ ngay tại các đơn vị sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chi ngân sách huyện.
2.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách huyện
Hàng năm, huyện phải tổ chức chấp hành dự toán ngân sách huyện