Chương 4: Ngôn ngữ xây dựng chương trình I Giới thiệu về Matlab Serial Port Interface

Một phần của tài liệu xây dựng chương trình nhận dữ liệu từ máy novaspec ii vào máy tính và xử lý dữ liệu (Trang 36)

IV. Cấu trúc của RS-232C: 1 Sơ đồ chân

Chương 4: Ngôn ngữ xây dựng chương trình I Giới thiệu về Matlab Serial Port Interface

I. Giới thiệu về Matlab Serial Port Interface

Cung cấp khả năng truy cập trực tiếp đến các thiết bị ngoại vi như các modem, máy in, các thiết bị dụng cụ khoa học khi được nối với cổng nối tiếp của máy tính. Giao diện này được thiết lập thông qua một đối tượng cổng nối tiếp. Đối tượng cổng nối tiếp này hỗ trợ các hàm và các đặc tính cho phép :

 Cấu hình các giao tiếp cổng nối tiếp.  Sử dụng các chân cổng điều khiển.  Viết và đọc dữ liệu.

 Sử dụng các event và các callback.  Ghi lại các thông in vào đĩa.

Các chuẩn Serial Port Interface được hỗ trợ

Qua nhiều năm, một số chuẩn giao diện cổng nối tiếp đã phát triển. Các chuẩn này bao gồm RS-232, RS-422 và RS-485, tất cả đều được hỗ trợ bởi đối tượng cổng nối tiếp MATLAB. Trong đó, chuẩn giao diện phổ biến nhất được sử dụng cho việc kết nối giữa các máy tính với các thiết bị ngoại vi là RS-232.

Nền tảng được hỗ trợ

Giao diện cổng nối tiếp MATLAB được phát triển trên các nền Microsft Windows, Linux, và Sun Solaris.

Sơ lược các bước khi giao tiếp với một thiết bị được kết nối với một cổng nối tiếp dùng

 Tạo một đối tượng cổng nối tiếp - tạo một đối tượng cổng cho một cổng nối tiếp riêng biệt bằng cách sử dụng hàm tạo serial. Cũng có thể cấu hình các thuộc tính trong quá trình tạo đối tượng. Đặc biệt, có thể cấu hình các thuộc tính liên quan với các giao tiếp cổng nối tiếp như tốc độ baud, số bit dữ liệu,v.v.

 Kết nối với thiết bị - kết nối đối tượng cổng nối tiếp với thiết bị dùng hàm fopen. Sau khi đối tượng đã được kết nối, có thể thay đổi các mặc định của thiết bị bằng cách cấu hình các giá trị thuộc tính, đọc dữ liệu, ghi dữ liệu.

 Cấu hình các thuộc tính - Để thiết lập các đặc tính đối tượng cổng nối tiếp như mong muốn, có thể gán cho thuộc tính các giá trị bằng cách dùng hàm set hay dấu chấm. Thực tế, có thể cấu hình nhiều thuộc tính bất kì lúc nào : trong hay sau khi tạo đối tượng. Ngược lại, tuỳ vào các thiết lập của thiết bị và các yêu cầu của ứng dụng cổng nối tiếp, có thể chấp nhận các giá trị mặc định của thuộc tính và bỏ qua bước này.

 Ghi và đọc dữ liệu – có thể ghi dữ liệu lên thiết bị bằng hàm

fprintf hay fwrite, và đọc dữ liệu từ thiết bị bằng hàm fgetl, fgets, fread, fscanf, hay readasync. Đối tượng cổng nối tiếp hoạt động

theo các giá trị thuộc tính được cấu hình trước hay theo các thuộc tính mặc định.

 Ngưng kết nối và xoá – Khi không cần đối tượng cổng nối tiếp nữa, nên ngưng kết nối nó với thiết bị bằng hàm fclose, xoá nó

khỏi bộ nhớ bằng hàm delete, và xoá khỏi vùng làm việc của MATLAB bằng câu lệnh clear.

Một phần của tài liệu xây dựng chương trình nhận dữ liệu từ máy novaspec ii vào máy tính và xử lý dữ liệu (Trang 36)