Các đặc tính của RS-232C

Một phần của tài liệu xây dựng chương trình nhận dữ liệu từ máy novaspec ii vào máy tính và xử lý dữ liệu (Trang 25)

1. Bit đầu (startbit), các bit dữ liệu (databits), bit chẵn lẻ (parity), và các bit dừng (stopbit) các bit dừng (stopbit)

Định dạng của dữ liệu nối tiếp bao gồm một bit start, năm đến tám bit dữ liệu, và một bit stop. Một bit chẵn lẻ và một bit stop thêm vào có thể cũng được kèm theo định dạng. Biểu đồ dưới đây minh hoạ sự định dạng của dữ liệu nối tiếp :

Định dạng của dữ liệu cổng nối tiếp được biểu diễn bằng kí hiệu sau : Số bit dữ liệu - loại chẵn lẻ - số bit dừng.

Ví dụ, 8-N-1 được hiểu như 8 bit dữ liệu, không bit chẵn lẻ, và một bit dừng, trong khi đó 7-N-2 được hiểu là 7 bit dữ liệu, bit chẵn, và hai bit dừng.

Các bit dữ liệu thường được xem như là một kí tự bởi các bit này đại diện cho một kí tự ASCII. Các bit còn lại được gọi là các bit khung bởi vì nó đóng khung cho các bit dữ liệu.

Tập hợp các bit tạo thành kiểu định dạng của dữ liệu nối tiếp được gọi là một byte. Lúc đầu, thuật ngữ này dường như không chính xác bởi vì một byte bằng 8 bit và kiểu định dạng dữ liệu nối tiếp có thể từ 7 bit đến 12 bit. Tuy nhiên, khi dữ liệu nối tiếp được lưu trữ trong máy tính, các bit khung bị mất, chỉ còn lại các bit dữ liệu. Thêm vào đó, 8 bit dữ liệu luôn được dùng bất chấp số bit dữ liệu được dùng riêng cho việc truyền dữ liệu, với các bit không được dùng có giá trị là 0. Khi đọc và

ghi dữ liệu, cần phải định rõ một giá trị có thể gồm một hay nhiều byte. Ví dụ, nếu đọc một giá trị từ thiết bị dùng kiểu định dạng số nguyên 32 bit, thì giá trị này là 4 byte.

Startbit : Là bit đầu tiên của một byte dữ liệu. Khi có ký tự được

truyền, startbit hạ xuống mức logic 0 để thông báo có một kí tự đang được truyền tới.

Databits: là các bit dữ liệu của một ký tự được truyền ngay sau starbit.

Tổng số bit của databits dao động từ 5 đến 8 bit. Dữ liệu có mã ASCII cần tối thiểu 7 bit databits. Dữ liệu kiểu nhị phân bắt buộc 8 bit databits. Các dữ liệu đặc biệt khác có thể dùng 5 hay 6 bit databits.

Parity: Bên cạnh sự đồng bộ được cho bởi cách sử dụng các bit start và các bit stop, còn dùng một bit được gọi là bit chẵn lẻ tùy chọn được truyền cùng với dữ liệu.

Bit chẵn lẻ có khả năng thực hiện một phần nhỏ công việc kiểm tra lỗi, bằng việc kiểm tra các bit dữ liệu bị gián đoạn trong quá trình truyền. Kiểm tra lỗi chẵn lẻ là rất đơn giản. Nó cho biết liệu có một lỗi bit đơn nào trong kí tự không, mà không chỉ ra bit được nhận nào có lỗi. Cũng vậy, nếu một số các bit chẵn bị lỗi thì bit chẵn lẻ sẽ không phản ánh bất kì lỗi nào.

Bit chẵn lẻ có thể có 1 trong 4 lựa chọn sau: chẵn ( even), lẻ (odd), đánh dấu (mark), hay trống (space).

Khi bit chẵn lẻ được dùng, tổng số các bit có giá trị logic 1 ở mỗi byte dữ liệu được đếm, và bit đơn được truyền theo sau các bit dữ liệu để chỉ ra tổng số bit 1 vừa được gởi là chẵn hay lẻ.

Ví dụ, khi bit chẵn lẻ được chọn là even, nó được truyền với giá trị 0 nếu tổng số bit đánh dấu trước đó là một số chẵn. Nếu số nhị phân có

giá trị là 0110 0011 thì bit chẵn lẻ là 0. Nếu bit chẵn lẻ được hiệu lực và số nhị phân 1101 0110 được gởi đi, thì bit chẵn lẻ có giá trị là 1. Ngược lại, khi bit chẵn lẻ được chọn là odd, nó được truyền với giá trị là 0 khi tổng số các bit đánh dấu ở chữ trước là một số lẻ.

Bit chẵn lẻ mark là bit chẵn lẻ luôn luôn ở trạng thái tín hiệu đánh dấu. Bit chẵn lẻ space luôn được truyền dưới dạng trạng thái tín hiệu trống.

Vì sự chọn lựa 2 bit chẵn lẻ này không có mục đích hữu dụng, chúng hầu như không bao giờ được sử dụng đến.

Trong truyền thông không đồng bộ và lưu trữ sơ cấp, đây là một bit ngoài được bổ sung vào một từ dữ liệu để kiểm tra bậc chẵn lẻ.

Nếu bạn đang sử dụng một chương trình truyền thông, bạn hãy thiết lập bit bậc vào chế độ không bậc và số bit dữ liệu là 8 bit. Nếu phương án đó không hoạt động thì thay bằng bậc chẳn và 7 bit dữ liệu.

Stopbit: bit cuối của byte dữ liệu, dùng để báo cho bên thu biết việc

truyền ký tự này đã kết thúc.

Tổng số bit dừng có thể chọn 1 trong 3 giá trị sau: 1 bit, 1.5 bit, hay 2 bit. Nếu chọn stopbit là 1, thì 1 bit dừng được truyền đi. Nếu chọn stopbit là 2, thì 2 bit dừng được truyền đi. Còn nếu stopbit là 1.5 thì thời gian bit dừng được truyền đi bằng 150% thời gian nó truyền đi khi stopbit là 1.

2. Tốc độ baud

Đơn vị baud được đặt tên theo Jean Maurice Emile Baudot, một viên chức ở Cục Điện Tín Pháp. Ông được công nhận đã phát minh mã- năm-bit-kết-hợp đầu tiên cho các kí tự alphabet ở cuối thế kỉ 19.

Điều mà baud muốn ám chỉ đến đến là tốc độ điều biên hay số lần một đường dây thay đổi trạng thái trong một giây. Điều này không luôn giống số bit mỗi giây (BPS). Nếu nối hai thiết bị nối tiếp cùng nhau sử

dụng các cáp trực tiếp thì baud và BPS thực sự giống nhau. Vì vậy, nếu đang chạy với tốc độ 19200 BPS, thì đường dây cũng thay đổi trạng thái 19200 lần mỗi giây.

Đối với các modem, điều này không còn đúng. Bởi vì các modem truyền tín hiệu qua một đường dây điện thoại, tốc độ baud thực sự bị giới hạn ở giá trị tối đa là 2400 baud. Đây là một giới hạn vật lí của các đường dây do công ty điện thoại cung cấp. Số lượng dữ liệu được đưa vào trong một thời gian đạt đến với các modem là 9600 baud hay cao hơn có được bằng việc dùng bộ điều biến pha, và các kĩ thuật nén dữ liệu phức tạp. Tốc độ truyền của các modem thường được biểu diễn theo bps.

Theo định ước truyền thông RS- 232 C, 300 baud thường tương đương với 300 bit mỗi giây ( bps), nhưng ở các tốc độ baud cao hơn thì số lượng bit được truyền đi trong mỗi giây thường gấp đôi tốc độ baud, vì hai bit dữ liệu có thể được truyền đi trong mỗi lần thay đổi của trạng thái mạch.

Một phần của tài liệu xây dựng chương trình nhận dữ liệu từ máy novaspec ii vào máy tính và xử lý dữ liệu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w