1. Hoạt động kém hiệu quả
Đây có thể xem là một trong những rủi ro mà người kinh doanh lo ngại nhất. khi dự án đi vào hoạt động, chúng tôi đã có kế hoạch chịu bù lỗ trong trường hợp có thể cho phép ( lượt khách trung bình trên 50 lượt / ngày) trong vòng 6 tháng, còn nếu qua
thời gian 6 tháng, lượt khách vẫn không tăng ( dưới 50 lượt một ngày ) chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra sau đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên:
• Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của quán là quá ít => sẽ có kế hoạch chuyển qua mô hình kinh doanh quán trà sữa… vì quán có đủ nguyên vật liệu để đáp ứng cho mô hình trên
• Giá quá cao: nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả do giá thành của dịch vụ, quán sẽ có sự điều chỉnh thông qua việc kiểm tra xem đâu là khâu tốn nhiều chi phí từ đó đưa ra hướng giải quyết
• Chất lượng phục vụ của nhân viên không tốt. tuy trong quá trình hoạt động, chúng tôi luôn đặt ra những quy định cần thiết đối với nhân viên những nếu vẫn có những phản hồi không tốt từ khách hàng, quán sẽ có cuộc trao đổi và làm việc với nhân viên, trong trường hợp xấu nhất có thể thay đổi nhân viên
2. Phát triển vượt mức kiểm soát
Việc quán thu hút được nhiều khách hàng có thể xem đó là mục tiêu của quán, nhưng nếu lượt khách đến quán quá mức phục vụ, không có chỗ cho khách cũng như không đảm bảo được chất lượng phục vụ. Trường hợp này cho thấy, quán đã đi đúng hướng, phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng, vì vậy việc mở thêm chi nhánh là điều cần thiết.
3. Giảm lượt khách vào mùa hè và dịp tết
Vào khoảng thời gian vào mùa hè và dịp tét, lượt khách giảm sẽ là điều tất yếu, tuy nhiên, vào dịp tết, đa số học sinh, sinh viên chỉ nghỉ trong khoảng 2 tuần, đây cũng là thời gian quán cho nhân viên nghỉ têt.
Hiện nay, đa phần các trường đại học đều chuyển qua chế độ học tín chỉ, nên thời gian nghỉ hè hiện nay đều giảm, tuy nhiên để kích thích khách hàng đến quán vào thời này, quán sẽ có chủ trương giảm giá từ 10-15% tuỳ thuộc vào mô hình.