Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Hàm Yên

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 56)

1

3.2.2.Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp huyện Hàm Yên

3.2.2.1. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp

Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư của huyện Hàm Yên luôn được tăng cao, nguồn vốn đầu tư cũng đa dạng và dịch chuyển dần theo hướng tích cực.

Bảng 3.2: Nguồn vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp Hàm Yên

: triệ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn vốn trong nước 75.389 77.362 70.263 76.749 81.428

Nguồn vốn nước ngoài - 165 180 242 273

75.389 77.527 70.443 76.991 81.701

: Phòng Nông nghiệp huyện Hàm Yên)

a. Nguồn vốn trong nước

Vốn ngân sách nhà nước đây là nguồn vốn do nhà nước đầu tư vào huyện Hàm Yên hoặc bổ sung thêm vào nguồn vốn ngân sách của huyện để đầu tư vào nông nghiệp. Nguồn vốn này thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước cho sự phát triển kinh tế xã hội của Hàm Yên nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng.

Bảng 3.3: Nguồn vốn trong nƣớc đầu tƣ vào nông nghiệp Hàm Yên

Đơn vị: tỷ đồng; % Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TTBQ (%)

Vốn Ngân sách Trung ương 32.447 31.996 26.053 30.016 30.217 -1,76 Vốn Ngân sách Địa phương 10.456 10.412 10.209 11.673 12.890 5,37 Vốn Tín dụng 14.565 17.058 15.359 14.068 15.324 1,27 Vốn Dân cư và Doanh nghiệp 17.921 17.896 18.642 20.992 22.997 6,43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ cấu (%)

Vốn Ngân sách Trung ương 43,04 41,36 37,08 39,11 37,11 Vốn Ngân sách Địa phương 13,87 13,46 14,53 15,21 15,83

Vốn Tín dụng 19,32 22,05 21,86 18,33 18,82

Vốn Dân cư và Doanh nghiệp 23,77 23,13 26,53 27,35 28,24

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp Hàm Yên)

Qua bảng số liệu này, cơ cấu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện đã có những thay đổi tích cực hơn, hợp lý với xu hướng phát triển chung của cả tỉnh và cả nước. Số lượng vốn cũng tăng lên nhưng con số này vẫn còn chưa cao.

Vốn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của huyện Hàm Yên, nhưng nhìn chung lượng vốn này có xu hướng giảm dần. Vì khi mà nền kinh tế còn khó khăn, cơ sơ vật chất chưa nhiều nguồn vốn này đóng vai trò tiên phong trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp như: đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học kỹ thuật, các trung tâm giống vật nuôi cây trồng…. Đến giai đoạn gần đây, khi nền kinh tế phát triển hơn các nguồn vốn khác cũng nhiều lên, thì tỷ trọng nguồn vốn này giảm đi dành quyền tự chủ đầu tư cho người nông dân.

Vốn ngân sách địa phương

Nguồn vốn này được trích từ nguồn ngân sách địa phương và phụ thuộc vào tình hình thu- chi của huyện.

Nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng không cao (năm 2008 là 13,87% và đến năm 2012 tăng lên là 15,83%). Nguồn vốn được kết hợp với nguồn vốn Trung ương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và hỗ trợ giá các loại giống mới, hỗ trợ lãi suất… trong quá trình sản xuất của người nông dân. Bên cạnh đó, nguồn vốn địa phương còn tham gia vào việc phát triển công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn lao động nông nghiệp, ứng dụng mô hình sản xuất mới….Nguồn vốn này có vai trò như là cầu nối giữa người dân và nhà nước, tạo nền tảng cơ bản cho việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Vốn tín dụng

Nguồn vốn tín dụng cho đầu tư phát triển nông nghiêp được huy động từ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân dân… chính vì vậy mà nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tương đối cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong cơ cấu vốn nông nghiệp huyện.

Nguồn vốn này trong giai đoạn tăng không ổn định (năm 2008 nguồn vốn này chiếm 19,32%, năm 2009 tăng lên 22,05% đến năm 2012 lượng vốn này chỉ còn 18,82%) do những nguyên nhân sau: vào những năm 2008 và 2009 nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang Trung Quốc tăng mạnh chính vì điều này làm cho giá cả nông sản tăng cao. Do đó, kích thích người nông dân vay vốn đầu tư nhằm thu được lợi nhuận cao hơn. Bước sang giai đoạn năm 2010 và 2011 giá cả các mặt hàng nông nghiệp đã có chiều hướng giảm xuống, bên cạnh đó lãi suất vay ngân hàng cũng tăng cao điều này đã không kích thích được người nông dân hăng hái tham gia đầu tư phát triển sản xuất. Đến năm 2012, giá cả các mặt hàng nông sản đã đi vào ổn định, lãi suất vay không còn cao như trước đã làm cho người nông dân muốn đầu tư trở lại.

Nguồn vốn tín dụng được thực hiện phần lớn thông qua các chương trình phát triển nông thôn của huyện dưới hình thức cho vay theo các chương trình (như chương trình nuôi bò sữa, trồng rau sạch, trồng chè và cam đạt tiêu chuẩn VietGap…) Phần còn lại là các hộ gia đình vay để đầu tư sản xuất tăng gia thu nhập. Tuy nhiên, để được vay nguồn vốn này các hộ nông dân và các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong các thủ tục vay vốn như: người nghèo muốn vay vốn nhưng lại không đủ tài sản thế chấp, các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn vay vốn… Do vậy, để nguồn vốn tín dụng phát huy được hiệu quả thì trong thời gian tới cần giảm bớt thủ tục vay vốn đặc biệt những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn dân cư và doanh nghiệp

Nguồn vốn này đang có xu hướng tăng dần qua các năm: năm 2008 là 17.921 triệu đồng đến năm 2012 tăng lên 22.994 triệu đồng. Điều này chứng tỏ người dân cũng đang đầu tư mạnh vào nông nghiệp, chuyển từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng hàng hóa. Nguồn vốn này được đầu tư dưới các hình thức như; kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, các doanh nghiệp trồng và chăn sóc cam, bên cạnh đó là sản xuất và chế biến các loại cây công nghiệp mà chủ yếu là chế biến chè.

b. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp:

Cùng với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Hàm Yên thông qua các tổ chức tín dụng cho nông nghiệp vay bằng các nguồn vốn như ODA,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

NGO của các nước như Nhật Bản, Đài Loan, WB… nhìn chung các nhà đầu tư nước ngoài còn khá thờ ơ với nông nghiệp.

Trong vòng 5 năm qua, nguồn vốn nước ngoài cũng bắt đầu tăng cao năm 2009 nguồn vốn này là thấp nhấp chỉ đạt con số là 165 triệu đồng và năm cao nhất là năm 2012 đạt được 273 triệu đồng. Đây là điều đáng khuyến khích cho Hàm Yên, Hàm Yên đã có những chính sách để thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp phù hợp với tình hình hiện tại hơn, những chính sách này cũng bắt đầu phát huy tác dụng. Đây chỉ là bước đầu, nó sẽ có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm sau.

3.2.2.2. Nội dụng đầu tư phát triển nông nghiệp Hàm Yên a. Đầu tư phát triển nông nghiệp theo ngành

Nguồn vốn đầu tư phát triển cho nông nghiệp của Hàm Yên tăng dần qua các năm, chủ yếu tập trung đầu tư vào ngành nông nghiệp thuần túy với số vốn đầu tư trong giai đoạn này chiếm 90% và giá trị sản xuất chiếm trên 95% giá trị sản xuất của nông nghiệp. Điều này chứng tỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp được sử dụng tương đối hiệu quả, nguồn vốn này được đầu tư vào: thủy lợi, khoa học kỹ thuật, mua máy móc thiết bị, xây dựng trang trại…

Trên địa bàn huyện cũng bắt đầu hình thành chăn nuôi và trồng trọt theo hướng chuyên môn hóa. Các trang trại chăn nuôi ngày càng được mở rộng. Ngoài việc các trang trại này tự tiêu thụ các sản phẩm đầu ra cho mình, thì có rất nhiều trang trai nuôi cho các công ty thức ăn gia súc: như nuôi lợn cho hãng Hà Lan, Proconco, Dabaco… chăn nuôi gà cho các hãng như: Dabaco, Inter-feed…Với việc chăn nuôi cho các hàng này, người nông dân sẽ được phổ biến kiến thức chăn nuôi, sản phẩm đầu ra được các hãng này tiêu thụ hết đặc biệt hỗ trợ khi dịch bệnh xảy ra. Ngoài ra còn có các vùng trồng trọt chuyên canh như: cam ở các xã Phù Lưu, Minh Hương, Thái Hòa… chè ở các xã như Đức Ninh, Yên Lâm, Minh Khương…

Số vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp thuần túy được sử dụng chủ yếu vào việc phát triển khoa học kĩ thuật nông nghiệp, các chương trình phát triển nông thôn, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp: như đầu tư vào kênh mương, đầu tư hệ thống máy bơm nước…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Hàm Yên

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn Biểu đồ 3.2: Cơ cấu giá trị sản xuất

Do đặc điểm của ngành lâm nghiệp có chu kỳ sản xuất kéo dài, lượng vốn đầu tư kéo dài trong nhiều năm cho nên trong giai đoạn 2008-2012 vốn đầu tư chiếm 7,02% nhưng giá trị sản xuất chỉ chiếm 4,35%. Đây là do Hàm Yên thực hiện nhiều chương trình dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đầu tư trồng những rừng mới được bàn giao. Các cây gỗ mới trồng còn nhỏ giá trị chưa cao chính vì điều này mà giá trị sản xuất chỉ chiếm 4,35% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian tới Hàm Yên cần phải tăng cường hơn nữa việc bảo vệ rừng,đặc biệt là rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn.

Đầu tư vào lâm nghiệp là đầu tư vào nghiên cứu các giống cây mới, và đầu vào nguồn nhân lực. Phát triển ngành lâm nghiệp góp phần vào việc bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo cho những người dân tộc miền núi, ổn định xã hội và an ninh quốc phòng cho huyện.

Bảng 3.4: Vốn đầu tƣ theo ngành trong nông nghiệp Hàm Yên

Đơn vị: triệu đồng; % Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TTBQ (%) Nông nghiệp 65.701 68.619 62.968 68.198 72.370 2,44 Lâm nghiệp 5.925 5.589 5.395 5.443 6.111 0,77 Thủy sản 3.763 3.319 2.080 3.350 3.220 -3,82 Tổng 75.389 77.527 70.443 76.991 81.701 2,03 Cơ cấu (%) 87,15 88,51 89,39 88,58 88,58 7,86 7,21 7,66 7,07 7,48 4,99 4,28 2,95 4,35 3,94 100 100 100 100 100 95,61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hàm Yên)

Là huyện miền núi không thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản nên việc phát triển thủy sản gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, lượng vốn đầu tư vào ngành thủy sản chỉ chiếm trên 4% và giá trị sản xuất chiếm 2% đây là điều đáng để Hàm Yên cần đầu tư có hiệu quả hơn cho thủy sản. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng thủy sản ít phát triển như hiện nay, huyện đã đầu tư vào các loại thủy sản đặc biệt là các loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như: cá chép, cá rô phi đơn tính, một số vùng có khí hậu lạnh cũng đang bắt đầu thí điểm nuôi cá tầm… Để xây dựng được ngành thủy sản mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cần phải: xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho thủy sản, tránh tình trạng dùng chung với thủy lợi nông nghiệp vì dễ bị nước thải có thuốc bảo vệ thực vật và cần nghiêm cấm việc xả các chất bẩn, nước thải công nghiệp xuống sông Lô. Vì đây là diện tích mặt nước mà huyện có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như nuôi cá bè, nuôi tôm nước ngọt.

Số vốn đầu tư phát triển ngành thủy sản chủ yếu là nguồn vốn cá nhân của những người nông dân, nguồn vốn này tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng như: ao hồ, trang thiết bị máy móc, bè, lán, thức ăn, các loại giống mới…Việc đánh bắt thủy sản còn mang tính tự phát và các sản phẩm thủy sản chủ yếu được tiêu thụ ngay tại địa phương chưa xuất sang tỉnh khác hay xuất khẩu.

b. Đầu tư phát triển nông nghiệp theo lĩnh vực

Trong những năm qua Hàm Yên đã có những thay đổi tích cực trong việc đầu tư vào ngành nông nghiêp. Cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực trong nông nghiệp đã có chuyển biến rõ ràng, tập trung hơn vào những lĩnh vực yếu kém và phát huy được những mặt mạnh đã có từ trước.

Bảng 3.5: Vốn đầu tƣ theo lĩnh vực trong nông nghiệp Hàm Yên

Đơn vị: triệu đồng; %

Nội dung đầu tƣ Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TTBQ (%) ĐTPT thủy lợi 34.859 37.236 31.720 35.431 35.147 0,20 ĐTPT khuyến nông 8.436 7.357 7.178 8.461 10.049 4,47 ĐT cơ giới hóa NN 17.859 18.288 17.610 16.930 18.783 1,26 ĐT nghiên cứu KHCN 11.903 12.008 11.404 12.942 14.379 4,83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐTPT nhân lực 2.332 2.638 2.531 3.227 3.343 9,42

Cơ cấu (%)

ĐTPT thủy lợi 46,24 48,03 45,03 46,02 43,02 ĐTPT khuyến nông 11,19 9,49 10,19 10,99 12,3 ĐT cơ giới hóa NN 23,69 23,59 25 21,99 22,99 ĐT nghiên cứu KHCN 15,79 15,49 16,19 16,81 17,6

ĐTPT nhân lực 3,09 3,4 3,59 4,19 4,09

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Hàm Yên)

Đầu tƣ phát triển thủy lợi

Do đặc điểm là huyện trung du miền núi, việc tưới tiêu gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì điều này huyện luôn chú trọng vào công tác đầu tư phát triển thủy lợi và vốn đầu tư thường xuyên chiếm trên 45% tổng số vốn đầu tư phát triển nông nghiêp. Ngoài ra, chính sách phát triển thủy lợi còn được thể hiện trên các văn bản như: Quyết định 231/2011/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thủy lợi huyện Hàm Yên giai đoạn 2010-2020, Nghị quyết số 75/NQ-HĐND về xây dựng cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực thủy lợi…. Chính vì điều này mà hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện ngành càng được cải thiện rõ rệt.

Nguồn vốn này vẫn chủ yếu là từ ngân sách Trung ương, phần còn lại là từ ngân sách địa phương và cũng có sự đóng góp một phần của người dân theo chính sách “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nguồn vốn này vẫn tập trung chủ yếu vào tưới lúa, hoa mầu và cây vùng đồi, năm 2012 chiếm đến 67,34% tổng vốn đầu tư vào thủy lợi. Phần còn lại được đầu tư vào kiên cố hóa kênh mương và xây dựng các trạm bơm nước.

Với nguồn vốn được đầu tư này trong giai đoạn 2008 đến năm 2012 huyện đã nâng cấp và gia cố được 121 km kênh mương, 07 công trình chắn sạt lở đất với chiều dài là 53 km, nâng cấp và mở rộng 18 trạm bơm nước, phục vụ tưới tiêu cho trên 6,203 ha. Đây là thành quả đáng khích lệ cho việc đầu tư vào thủy lợi của huyện.

Đầu tƣ phát triển khuyến nông

Bảng 3.6: Vốn đầu tƣ phát triển khuyến nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nội dung đầu tƣ Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 ĐTPT cơ sở hạ tầng 2.826 2.550 2.330 2.810 3.443 ĐTPT hoạt động KN 5.609 4.806 4.847 5.650 6.605 + CTTT 328 191 222 448 421 + Công tác TH và HL 784 552 480 660 824 + Thực hiện CTDA 3.374 2.839 3.036 3.731 4.431 + Công tác XDMH 1.122 1.223 1.108 810 928

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Hàm Yên)

Trong những năm qua công tác khuyến nông luôn được quan tâm vì đây là lực lượng tiên phong giúp gắn kết các chương trình chính sách của nhà nước với nông dân. Nguồn vốn này vẫn dựa chủ yếu từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

Các trung tâm khuyến nông trên địa bàn huyện đều được cải tạo, nâng cấp và đầu tư thêm trang thiết bị để nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn công tác chuyển giao kỹ thuật, các ứng dụng khoa học mới, các phương pháp canh tác và thâm canh thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Trong giai đoạn vừa qua khuyến nông huyện đã tổ chức được trên 300 lớp tập huấn với hơn 30 nghìn người dân tham gia. Đặc biệt, nhằm phát huy thế mạnh là cây

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 56)