Giải pháp trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 115)

1

4.2.9.Giải pháp trong nông nghiệp

Trong những năm tới, theo quy hoạch của huyện đất sản xuất nông nghiệp sẽ giảm một phần để xây dựng và phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn và các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở chế biến. Do vậy, khi sử dụng và quy hoạch đất cần phải tận dụng triệt để, hạn chế tối đa việc chuyển đất sản xuất nông nghiệp hàng hóa sang mục đích khác. Một số giải pháp cụ thể sử dụng bền vững tài nguyên đất của huyện Hàm Yên như sau:

- Cần quan tâm hơn nữa đến việc trồng rừng: do đất đai của huyện đa số là đất dốc nên việc trồng rừng giữ cho đất tránh bị rửa trôi, xói mòn là rất quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cần cơ giới hóa khâu làm đất: để nâng cao năng suất lao động bằng cách đưa máy móc vào trong các khâu cày bừa, làm cỏ, vun xới…

- Cần đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đất nông nghiệp manh mún, hướng tới phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, thuận tiện cho việc ứng dụng KHKT và cơ giới hóa.

- Xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại liên hoàn từ khâu sản xuất đến các đại lý thu gom, đến các nhà phân phối và đến người sử dụng (hoặc xuất khẩu.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần thực hiện chuyển đổi một số diện tích đất lúa 1 vụ úng trũng sang nuôi trồng thủy sản như ở một số thôn của xã Yên Phú, Thái Hòa chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang đất trang trại chăn nuôi tập trung.

- Một số diện tích đất hoang hóa, khô cằn, nơi sản xuất nông nghiệp cho năng suất thấp có thể tính đến phát triển cây jatropha (cây cọc rào). Đây là loại cây có giới hạn sinh thái rộng, phát triển tốt trên đất cằn, nghéo chất dinh dưỡng, không bị sâu bệnh phá hoại, sinh trưởng và cho thu hoạch lâu năm. Việc trồng cây cọc rào không chỉ cải tạo và phủ xanh được những vùng đất hoang hóa, có ý nghĩa về môi trường sinh thái mà hạt của nó còn là nguồn diesel sinh học có giá trị kinh tế. Theo các nhà khoa học, với 1 ha cây cọc rào, nếu chăn sóc tốt có thể thu được 10 tấn hạt, sản xuất được 3 tấn diesel sinh học có chất lượng tương đương với cây hóa thạch. Do vậy, trong giai đoạn tới Hàm Yên cần nghiên cứu phát triển giống cây này góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên đất, cải thiện đời sống của bà con ở vùng khó khan, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. trong năm.

Các nhà máy chế biến chè phải đầu tư phương tiện đảm bảo vận chuyển chè từ vùng nguyên liệu đến nơi chế biến mà không bị dập, úng.

+ Công nghiệp chế biến rau quả: cần đầu tư kho lạnh để bảo quản rau quả được lâu hơn. Xây dựng các dây chuyền chế biến đa dạng hóa các sản phẩm như nước ép hoa quả, quả ngâm đường, quả sấy khô, bánh mứt…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chế biến thịt: đầu tư kho lạnh bảo quản thịt gia súc, gia cầm; đa dạng các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm và xây dựng thương hiệu như: đùi gà rán, vịt quay, thịt bò sạch, thịt lợn sạch…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ệ ệ ệ . ệ - : 1. , n . 2. ệ ầ . 3. ờ ... ệ . . ng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hàng hoá với .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình kinh tế Hàm Yên năm 2008- 2012

2. Bùi Bá Bổng (2004), Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới, bài trình bày tại Hội nghị lần 8 của Ban điều hành ISG.

3. Phạm Mỹ Đức, Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Hàm Yên giai đoạn 2001 - 2011

4. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2009), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

5. Phạm Văn Hùng và Từ Quang Phương (2012), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Ngô Thắng Lợi và Phan Thị Nhiệm (2008) Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao Động, Hà Nội.

7. Niên giám thống kê Tuyên Quang 2008- 2012.

8. Vũ Tiến Quỳnh Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông thôn Thái Bình.

9. Quyết định Phê duyệt tổng thể phát triển nông nghiệp nông thôn huyện Hàm Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

10. Nguyễn Đỗ Tuấn Vai trò của nông thôn trong phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam; Các thử thách và bài học kinh nghiệm.

11. Đào Thế Tuấn, Thực chất của vấn đề tam nông

12. Nguyễn Ngọc Vũ, Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang (Trang 115)