Biểu đồ luồng dữ liệu các mức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý văn bản và trợ giúp điều hành, xử lý công việc hành chính tại Công ty VDC (Trang 51)

6. Kết quả và lợi ích

3.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu các mức

3.2.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh

Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) nêu ra một mô hình về hệ thống có quan điểm cân xứng cho cả dữ liệu và tiến trình, nó chỉ ra các thông tin chuyển vận từ một tiến trình hoặc từ chức năng này sang tiến trình hoặc chức năng khác trong hệ thống. Biểu đồ luồng dữ liệu tổng quát của hệ thống được mô tả như sau:

Tên kho dữ liệu

Tên dòng dữ liệu

Tên dòng dữ liệu

Chú ý:

Sơ đồ trên mô tả một cách tổng quát nhất mô hình tác nghiệp, trao đổi thông tin giữa hệ thống và các tác nhân ngoài.

Thông tin điều hành có thể là các thông tin khác nhau như: Nhắc việc, Cấp số

văn bản, Xem báo cáo, Phân phối văn bản, Duyệt văn bản trình,…

Thông tin yêu cầu có thể là các thông tin tác nghiệp thực hiện theo chức năng

nhiệm vụ, hoặc theo yêu cầu của chuyên viên đối với hệ thống.

Mỗi sơ đồ dòng dữ liệu thường gồm các chức năng hoặc tiến trình, dòng dữ liệu, kho dữ liệu và các tác nhân ngoài. Các thành phần này được ký hiệu với nhau bởi ký hiệu và ý nghĩa của chúng.

Các ký hiệu sử dụng trong sơ đồ luồng dữ liệu:

Ký hiệu Mô tả

Chức năng, tiến trình

Tác nhân ngoài

Kho dữ liệu

Luồng dữ liệu một chiều Luồng dữ liệu hai chiều

Bảng 3.1: Các ký hiệu sử dụng trong sơ đồ luồng dữ liệu

Ý nghĩa:

Tên tiến trình

Chức năng (tiến trình)

Trong sơ đồ dòng dữ liệu các chức năng hoặc tiến trình được hiểu là các quá trình biến đổi thông tin, từ thông tin đầu vào nó biến đổi, tổ chức lại thông tin, bổ sung thông tin và tạo ra thông tin mới, tổ chức thành thông tin đầu ra phục vụ hoạt động của hệ thống như lưu vào kho dữ liệu hoặc gửi cho các tiến trình hoặc bộ phận khác.

Luồng dữ liệu

Luồng dữ liệu là dòng chuyển dời thông tin vào hoặc ra khỏi một tiến trình, một chức năng. Các thành phần của luồng dữ liệu bao gồm đường biểu diễn, dòng mũi tên chỉ hướng chuyển dịch thông tin và tên của luồng. Việc xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu nghiệp vụ nhằm làm rõ thực tế hoạt động của hệ thống thực, làm rõ những thông tin cần thiết cho việc thực hiện nghiệp vụ và những thông tin mới được tạo ra.

Kho dữ liệu

Trong sơ đồ luồng dữ liệu, kho dữ liệu thể hiện các thông tin cần lưu trữ. Dưới dạng vật lý, kho dữ liệu này có thể là tệp tài liệu, cặp hồ sơ, tệp thông tin trên đĩa. Trong sơ đồ luồng dữ liệu chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến các thông tin được chứa trong đó. Ví dụ như Loại văn bản, Đơn vị…

Tác nhân ngoài

Tác nhân ngoài có thể là một người, một nhóm người hay một tổ chức ở bên ngoài hệ thống nhưng có mối liên hệ với hệ thống.

Sơ đồ dòng dữ liệu đầy đủ cho cả hệ thống thường là rất phức tạp, khó có thể bố trí trong một trang giấy. Số lượng các tiến trình, kho dữ liệu, dòng dữ liệu và các tác nhân ngoài là rất lớn. Để cho sơ đồ đơn giản và dễ theo dõi, người ta sử dụng kỹ thuật phân rã theo thứ bậc để phân rã sơ đồ theo các mức.

Phân rã sơ đồ theo mức

Việc phân rã sơ đồ luồng dữ liệu thành các sơ đồ con thường dựa trên sơ đồ phân rã chức năng nghiệp vụ. Mỗi mức trong sơ đồ chức năng nghiệp vụ sẽ tương ứng với một số trang sơ đồ luồng dữ liệu ở một mức dưới đỉnh. Trong tài liệu này sẽ trình bày hai mức là mức đỉnh và mức dưới đỉnh.

Hình 3.17 DFD mức đỉnh

DFD chức năng Quản lý văn bản

Hình 3.18 DFD chức năng quản lý văn bản

- DFD chức năng Quản lý văn bản đến

Hình 3.19 DFD chức năng quản lý văn bản đến

- DFD chức năng Quản lý văn bản nội bộ

- DFD chức năng Quản lý văn bản trình

- DFD chức năng Quản lý lưu trữ văn bản

DFD chức năng Quản lý nhắc việc

DFD chức năng Quản lý báo cáo nhắc nhở công việc

DFD chức năng Quản lý lịch tuần

DFD chức năng Quản lý giao ban, báo cáo tuần

DFD chức năng Quản lý danh bạ

DFD chức năng Quản lý tin tức

DFD chức năng Quản trị hệ thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý văn bản và trợ giúp điều hành, xử lý công việc hành chính tại Công ty VDC (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w