6. Kết quả và lợi ích
3.2.4 Các giai đoạn phát triển hệ thống thông tin
Các bước trong quá trình xây dựng hệ thống thông tin quản lý đó là khảo sát sơ bộ và xác lập dự án xây dựng hệ thống thông tin; phân tích chi tiết; thiết kế logic;
đề xuất các phương án của giải pháp; thiết kế vật lý ngoài; mua sắm, lắp đặt phần cứng của hệ thống; lập trình hệ thống; chạy thử, đào tạo người sử dụng; bảo trì nâng cấp hệ thống. Bước đầu cần được thực hiện riêng biệt và trước tiên. Chỉ sau khi bước một được hoàn thành thì các bước sau mới tiếp tục được thực hiện. Các bước sau trừ bước cuối có thể được thực hiện song song hoặc có một phần gối nhau.
Khảo sát sơ bộ và xác lập dự án xây dựng hệ thống thông tin
Mục đích của bước này là điều tra nhu cầu thông tin của các cấp quản lý, tìm hiểu các yêu cầu nghiệp vụ, phát hiện các yếu kém của hiện tại và yêu cầu của tương lai, xác định khả năng, mục tiêu của hệ thống mới, phác họa giải pháp và cân nhắc tính khả thi.
Khảo sát yêu cầu nghiệp vụ và của tổ chức ở cả 4 mức:
- Mức thao tác thừa hành: tiếp cận các người thừa hành trực tiếp để xem họ làm việc.
- Mức điều phối quản lý. - Mức quyết định lãnh đạo. - Mức chuyên gia cố vấn.
Khảo sát hệ thống thông tin hiện có bao gồm các phần mềm, hệ thống phần cứng như mạng nội bộ, máy tính cá nhân và máy chủ.
Phân tích chi tiết
Những mục đích chính của phân tích chi tiết là hiểu rõ các vấn đề hệ thống đang nghiên cứu, xác định những ràng buộc áp đặt đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới cần phải đạt được. Trên cơ sở nội dung báo cáo phân tích chi tiết sẽ quyết định tiếp tục tiến hành hay thôi phát triển một hệ thống mới. Phân tích chi tiết bao gồm các công đoạn sau:
- Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại. - Nghiên cứu hệ thống thực tại
- Đưa ra chẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp. - Đánh giá lại tính khả thi.
Thiết kế logic
Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần logic của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và dạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước. Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra (nội dung của Output), nội dung của cơ sở dữ liệu (các tệp, các quan hệ giữa các tệp), các xử lý và hợp thức hóa sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ được nhập vào (các Input). Mô hình logic sẽ phải được những người sử dụng xem xét và chuẩn y. Thiết kế logic bao gồm những công đoạn sau:
- Thiết kế cơ sở dữ liệu. - Thiết kế xử lý.
- Thiết kế các luồng dữ liệu vào. - Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic. - Hợp thức hóa mô hình logic.
Đề xuất các phương án của giải pháp
Khi mô hình logic được xác định và chuẩn y bởi người sử dụng thì phân tích viên hoặc nhóm phân tích viên nghiên cứu các phương tiện để thực hiện hệ thống này. Đó là việc xây dựng các phương án khác nhau để cụ thể hóa mô hình logic. Mỗi một phương án là một phác họa của mô hình vật lý ngoài của hệ thống nhưng chưa phải là một mô tả chi tiết.
Thiết kế vật lý ngoài
Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án giải pháp được lựa chọn. Thiết kế vật lý ngoài bao gồm hai tài liệu cần có: Trước hết là một tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật; tiếp đó là tài liệu dành cho người sử dụng và nó mô tả cả phần thủ công và cả giao diện với những phần tin học hóa. Thiết kế vật lý ngoài bao gồm:
- Thiết kế chi tiết các giao diện (vào/ ra).
- Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hóa. - Thiết kế các thủ tục thủ công.
Lập trình hệ thống
- Lập trình các mẫu nhập số liệu hay các giao diện máy tính hướng người nhập dữ liệu vào đúng vị trí và xác lập các quy tắc kiểm tra độ đúng đắn và định dạng của số liệu được nhập.
- Lập trình hệ thống báo cáo. Hệ thống báo cáo cần được lập trình sao cho đơn giản nhất đối với người sử dụng thông tin giảm thiểu thời gian đào tạo sử dụng.
- Cài đặt phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu (SQL server), xây dựng từ điển dữ liệu và cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin thường xây dựng theo mô hình quan hệ trong đó số liệu và quan hệ được chứa trong các bảng .
Mua sắm, lắp đặt phần cứng của hệ thống
- Nêu yêu cầu về thiết bị và mua sắm thêm máy tính cá nhân và máy chủ nếu cần thiết. Các máy tính hiện có nếu không đáp ứng được yêu cầu cần được thay thế.
- Xây dựng mạng máy tính nội bộ (LAN, VPN) để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của phần mềm máy chủ / máy khách. Các nơi cung cấp và cập nhật số liệu cần được nối mạng.
- Đào tạo ban công nghệ thông tin đảm bảo sự hoạt động của phần cứng (cài đặt hệ điều hành, xác định hỏng hóc, diệt vi rút, v.v...) .
Chạy thử và đào tạo người sử dụng
- Đào tạo nhà quản trị hệ thống người có trách nhiệm điều hành và cài đặt các ứng dụng của hệ thống thông tin. Tài liệu hướng dẫn cho nhà quản trị hệ thống cần được soạn thảo nêu rõ nguyên lý hoạt động và các ví dụ. Nêu rõ một số nguyên nhân và hướng xử lý đối với một số trường hợp báo lỗi.
- Đào tạo người nhập số liệu sử dụng mẫu nhập số liệu trong quá trình nhập số liệu thực tế. Tài liệu hướng dẫn cho người nhập dữ liệu cần ngắn gọn chứa các bước thao tác cụ thể kết hợp với các hình ảnh.
- Đào tạo nhà quản lý sử dụng hệ thống báo cáo.
- Giai đoạn chạy thử bảo gồm việc vận hành song song cả hai hệ thống thông tin quản lý mới và cũ.
Bảo trì, nâng cấp hệ thống
Bước này bao gồm việc kiểm soát, đánh giá và hiệu chỉnh hệ thống thông tin để tạo ra các cải thiện mong muốn. Các công việc có thể gồm có:
- Sửa chương trình phù hợp với sự thay đổi của yêu cầu nghiệp vụ
- Thay đổi định dạng của báo cáo nếu có yêu cầu của người sử dụng thông tin. - Thêm hoặc loại bỏ các báo cáo phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3.2 THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ VĂN BẢN, TRỢ GIÚP ĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP TẠI VDC