BIỂU ĐỒ SO SÁNH NỒNG ĐỘ RADIUM TRONG 8 MẪU NƢỚC

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp xác định hoạt độ radium bằng thiết bị rad7 (Trang 33)

Germany Ngầm 0,150 Gans et al.1987

France Ngầm 0,080 Saumande et al. 1973

Poland Ngầm lấy ở giếng 0,104 Grzybowska et al.

1983

China Ngầm lấy ở giếng 0,030 Zhuo et al.2001

Brazil Ngầm 0,078 IAEA 1984

Florida (USA) Ngầm 0,098 IAEA 1984

Texas (USA) Ngầm 0,680 IAEA 1984

Khóa luận này (Việt Nam) Nước uống ở các trường đại học 0,09 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 KHTN CNTT XHNV ĐHBK ĐHAN TDTT ĐHNL ĐHQT N ồng đ ộ R adium ( B q/l ) 8 mẫu nƣớc

BIỂU ĐỒ SO SÁNH NỒNG ĐỘ RADIUM TRONG 8 MẪU NƢỚC NƢỚC

Nhận xét:

Biểu đồ trong hình 3.15 cho thấy, nồng độ radium của 8 mẫu nước uống dao động trong khoảng 0,038 – 0,139 ( q/l). Trong đó, mẫu nước ĐHQT có nồng độ

226Ra cao nhất 0,139 (Bq/l)và mẫu nước KHTN có nồng độ 226Ra thấp nhất 0,038 (Bq/lít) trong 8 mẫu nước uống được khảo sát.

Kết quả phân tích nồng độ 226Ra của 8 mẫu nước đều thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn an toàn cho phép (0,185 Bq/lít) của Bộ Khoa Học Và Công Nghệ Việt Nam và cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) [12]. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có nhiều thí nghiệm để kiểm chứng lại sự chính xác của kết quả.

Dựa vào bảng 3.5, nồng độ radium trong nước của các khu vực trên thế giới dao động trong khoảng 0,030 – 0,680. Ta thấy, nước uống của sinh viên ở Làng đại học Linh Trung, Thủ Đức với nồng độ radium trung bình là 0,09, gần với cận dưới của khoảng giá trị 0,030 – 0,680 .

Kết luận: nồng độ radium trong các mẫu nước uống khảo sát có ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe của người dùng, chủ yếu là sinh viên Làng đại học Thủ Đức.

KẾT LUẬN

Đề tài “Nghiên cứu phương pháp xác định nồng độ radium bằng máy RAD7” đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Kết quả thu nhận được như sau:

 Tìm hiểu về radium và radon: đặc điểm, nguồn gốc, sự hình thành radium trong nước, trong đất, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của con người

 Nắm được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy RAD7, sử dụng hệ đo cho đối tượng nước. Nghiên cứu phương pháp thực nghiệm trong hạt nhân nói chung và trong đo đạc radon nói riêng, cách sử dụng máy RAD7, xử lý dữ liệu.

 Tính được hệ số thất thoát radon trung bình là 1,3 trong quá trình nhốt 10 ngày.

 Trình bày được quy trình tạo sợi MnO2 có hiệu suất hấp thụ 226Ra tương đối là 42,19%. Trên cơ sở này, tôi đã tiến hành khảo sát 8 mẫu nước uống của các trường đại học tại Làng đại học Linh Trung, Thủ Đức.

 Xác định được nồng độ radium trong 8 mẫu nước của các trường đại học tại Làng đại học Linh Trung, Thủ Đức nằm trong khoảng từ 0,038 q/l đến 0,139 Bq/l và nồng độ radium trung bình là 0,09 Bq/l.

Từ việc tính toán và so sánh kết quả đo, ta thấy nồng độ radium trung bình thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định (0,185 q/l). Như vậy, ta có thể kết luận lượng radium trong 8 mẫu nước khảo sát trong khóa luận này có ảnh hưởng không đáng kể đến sức khỏe con người.

Mặt khác, khóa luận đo đạc và tính toán được kết quả hệ số thất thoát radon trung bình tích lũy sau 10 ngày lưu mẫu, từ đó các đề tài sau có thể phát triển khảo sát sau các thời gian lưu mẫu lâu hơn nhằm khái quát hơn sự thất thoát radon theo từng thời gian lưu mẫu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp xác định hoạt độ radium bằng thiết bị rad7 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)