Các giao diện LAN điển hình sử dụng các gói lớn hàng trăm byte. Có một số lý do khiến việc sử dụng các gói nhỏ hơn trong môi trường LAN không dây thích hợp hơn.
- Do tốc độ lỗi bit của một đường truyền vô tuyến cao hơn, khả năng một gói bị hỏng tăng theo kích cỡ gói.
- Trong trường hợp hỏng gói, gói càng nhỏ, overhead phát lại càng ít.
- Trên một hệ thống nhảy tần, đường truyền bị ngắt một cách định kỳ, vì thế, gói càng nhỏ, khả năng mà cuộc truyền sẽ bị hoãn lại sau sau thời gian dừng càng ít.
Tuy nhiên, không có ý nghĩa gì khi giới thiệu một giao thức LAN mới mà không thể giải quyết các gói dài 1518 byte được sử dụng trên Ethernet, vì vậy uỷ ban quyết định giải quyết vấn đề này bằng cách thêm một kỹ thuật phân đoạn và tập hợp đơn giản tại tầng MAC.
Kỹ thuật này là một thuật toán gửi và đợi đơn giản, trong đó các trạm đang phát không được phép phát một đoạn mới cho đến khi xảy ra một trong các sự việc sau:
- Nhận được một tín hiệu báo nhận (ACK) cho đoạn được nói đến.
- Quyết định rằng đoạn này được phát lại quá nhiều lần và bỏ toàn bộ khung. Tiêu chuẩn này không cho phép trạm phát đến một địa chỉ khác nhau giữa các
cuộc truyền lại của một đoạn. Điều này đặc biệt có ích khi một điểm truy nhập có một số gói chưa gửi đến các đích khác nhau và trong chúng không phản hồi lại.
Khoảng cách giữa các khung: tiêu chuẩn này định nghĩa bốn loại khoảng cách giữa khung:
- Khoảng cách giữa khung ngắn SIFS (Short Inter Frame Spaces): được sử dụng để phân biệt các cuộc truyền của một hội thoại đơn và là các khoảng cách giữa khung tối thiểu. Thường có tối đa một trạm phát tại một thời điểm cho trước bất kỳ, vì vậy nó có ưu thế so với tất cả các trạm khác. Giá trị này cố định đối với tầng vật lý và được tính toán theo một cách sao cho trạm đang
phát sẽ có thể truyền lại phương thức thu và có khả năng giải mã gói đang đến. Trên tầng vật lý nhảy tần 802.11 giá trị này được đặt là 28µs.
- Khoảng cách khung phối hợp điểm PIFS (Point Coordination Inter Frame Spaces): được sử dụng bởi điểm truy nhập hoặc bộ phối hợp điểm (Point Coordination), để giành được quyền truy nhập đường truyền trước bất kỳ trạm khác. Giá trị này là SIFS cộng với thời gian của một khe thời gian TS (Time Slot), tức là 78µs.
- Khoảng cách giữa khung phân tán DIFS (Distributed Inter Frame Spaces): là các khoảng cách khung được sử dụng cho một trạm sẵn sàng bắt đầu một cuộc truyền mới, được tính là PISF cộng với thời gian của một khe, tức là 128µs. - Khoảng cách giữa khung mở rộng EIFS (Extended Inter Frame Spaces): là một khoảng cách giữa khung dài hơn điểm sử dụng bởi một trạm đã nhận một gói mà nó không thể hiểu, nhằm ngăn cản trạm khỏi xung đột với một gói sau của hội thoại hiện tại.
MAC header Frame body C R C MAC header Frame body C R C MAC header Frame body C R C MSDU
Đoạn 0 Đoạn 1 Đoạn 2
Hình 3.19 Phân đoạn khung