Điện thoại di động:

Một phần của tài liệu đề tài “công nghệ wifi và ứng dụng” (Trang 132)

 Điện thoại di động (ĐTDĐ), hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn thông sử dụng sóng vô tuyến để kết nối với nhau phục vụ mục đích liên lạc của người dùng. Nó được sử dụng trong không gian rộng và phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian. Thiết bị viễn thông này sử dụng được nhờ khả năng thu phát sóng vô tuyến thông qua các trạm thu phát gốc được lắp đặt bởi các nhà cung cấp dịch vụ.

 Điện thoại di động chính thức ra đời vào ngày 3/4/1973, mang tên Motorola Dyna Tac, phát minh bởi nhà sáng chế Martin Cooper. Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động phát triển không ngừng phát triển theo hướng nhỏ gọn hơn rất nhiều tổ tiên của nó và ngoài chức năng cơ bản là thực hiện cuộc gọi thông thường, điện thoại di động còn được tích hợp các chức năng khác như: nhắn tin, duyệt web, nghe nhạc, chụp ảnh, quay phim, xem truyền hình...

 Trong những năm 2000, giới công nghệ chứng kiến một sự trỗi dậy của các điện thoại thông minh smartphone. Nổi trội nhất là Palm, một sản phẩm máy tính cầm tay nhỏ gọn, cho phép người dùng sử dụng một số phần mềm của Microsoft. Các smartphone ngày nay có thể truy cập Internet ở tốc độ cao nhờ vào sự tăng trưởng của mạng Internet di động có băng thông rộng tốc độ cao

như 3G và 4G hay khả năng kết nối không dây Wi-Fi. Do vậy người dùng vẫn có thể sử dụng smartphone của mình để lướt web mà không cần phải ngồi vào máy tính để bàn. Đây được coi là một trong những tính năng tuyệt vời nhất của smartphone.

Hình 4.10 Sự phát triển của điện thoại di động

 Ngày nay, điện thoại di động trở thành một vật dụng không thể thiếu cho bất kỳ ai, một máy tính cá nhân thực sự. Thậm chí, sự phổ biến của ĐTDĐ còn làm lu mờ cả điện thoại cố định. ĐTDĐ đã trở thành dấu ấn, một phần trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại.

Một phần của tài liệu đề tài “công nghệ wifi và ứng dụng” (Trang 132)