KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
3.1.1. Các kết quả biến phân với các tham số trong hàm sóng electron trong phân tử TiO
rutile. Trước tiên tính toán hủy positron cho phân tử TiO2 sau đó khảo sát các đặc trưng hủy positron cho TiO2 có cấu trúc mạng tinh thể rutile.
Trong việc tính tốc độ hủy và hệ số tăng cường hủy positron, các tính toán biến phân Monte Carlo lượng tử cần được thực hiện để xác định các tham số tối ưu của hàm sóng ứng với trạng thái cơ bản của hệ positron – vật chất thông qua việc cực tiểu hóa năng lượng của hệ positron – vật chất. Dựa vào kết quả cực tiểu hóa năng lượng, ta xác định bộ tham số tối ưu của hàm sóng electron – positron trong TiO2. Từ bộ tham số tối ưu, xác định tốc độ hủy và hệ số tăng cường hủy positron.
Chương trình tính toán được viết trên ngôn ngữ lập trình Fortran. Trước tiên tính toán hủy positron đối với phân tử TiO2, sau đó sẽ thực hiện tính toán mạng tinh thể TiO2 rutile theo các bước sau:
1. Chọn giá trị cho các tham số (mang tính thử và chọn), sau đó thực hiện biến phân trên từng tham số với giả thuyết các tham số độc lập với nhau.
2. Trong khi biến phân cho một tham số, giá trị của các tham số còn lại thì cố định.
3. Sau đó giữ kết quả tối ưu của tham số vừa biến phân rồi tiếp tục biến phân cho tham số tiếp theo.
Quá trình lặp lại đến khi giá trị tối ưu của các tham số biến phân không thay đổi. Áp dụng cách thức trên, ta thực hiện biến phân cho các tham số ứng với phân tử TiO2.
3.1. Biến phân năng lượng
3.1.1. Các kết quả biến phân với các tham số trong hàm sóng electron trong phân tử TiO2 phân tử TiO2
Bộ tham số tối ưu cho một nguyên tử nhôm được thực hiện với số cấu hình không gian Twalk = 300 và số bước Monte Carlo MCSteps = 1000.
Hàm sóng mô tả trạng thái của electron, positron có chứa tham số ZTi,ZO1, ZO2,αe, βe, Ae, Fe, ZpTi, ZpO1, ZpO2, αp, βp, Ap, Fp, aTF. Ta thực hiện quá trình biến phân để tìm bộ tham số này cho trạng thái cơ bản của mỗi electron, positron.