1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc theo địa hình tự nhiên. - HS xoay khớp cố tay và ngón tay.
- Xoay khớp cẳng tay và cổ tay, cánh tay, đầu gối.
- Xoay hông (đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông rồi hơi cúi thân trên và xoay hông theo vòng tròn)
2. Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục 2 đến 3 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
Lần 1: GV chỉ hô kết hợp sửa sai cho HS.
Lần 2: GV cho các tổ tự tập luyện, GV theo dõi và sửa sai cho HS. - Thi tập luyện ở các tổ.
- GV cho HS dãn đội hình để tập luyện.
- HS tập luyện theo tổ. GV theo dõi và chỉnh sửa.
- GV gọi một số HS thi đua tâng cầu xem em nào tâng được nhiều nhất. - GV gọi một số em tâng cầu nhất của từng tổ thi đua xem ai đạt vô địch.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo 2 hàng dọc theo nhịp và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài học. Nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà. Thứ năm, ngày 6 tháng 3 năm 2008
TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
Bước đầu giúp HS
- Biết so sánh các số có hai chữ số (chủ yếu dựa vào cấu tạo của số có hai chữ số).
- Nhận ra các số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các bó chục que tính và que rời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS đọc lại các số: 65, 72, 89, 98.
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu 62 < 65
- GV hướng dẫn HS quan sát trên que tính và dựa vào trực quan mà nhận ra: 62 có 6 chục và 2 đơn vị; 65 có 6 chục và 5 đơn vị; 62 và 65 cùng có 6 chục, mà 2 < 5 nên 62 < 65 (đọc là 62 bé hơn 65).
- GV tập cho HS nhận biết: 62 < 65 nên 65 > 62. - GV cho HS thông qua que tính để so sánh. - GV cho HS tự đặt dấu < , > vào chỗ chấm Ví dụ: 42…44 ; 76 …71
Hoạt động 2: Giới thiệu 63
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ trong SGK để nhận ra 63 có 6 chục và 3 đơn vị, 58 có 5 chục và 8 đơn vị.
63 và 58 có số chục khác nhau: 6 chục lớn hơn 5 chục (60> 50) nên 65 > 58 GV có thể hỏi HS giải thích tại sao lại điền dấu đó.
- GV tập cho HS nhận biết: Nếu 63 > 58 thì 58 < 63. GV lưu ý HS cách diễn đạt
Ví dụ: Hai số 24 và 28 đều có 2 chục, mà 4 < 8 nên 24 < 28.
Hoạt động 3: Thực hành
GV hướng dẫn HS thực hiện làm các bài tập ở vở bài tập toán. Bài 1: HS nêu yêu cầu bài 1:
- HS tự làm bài rồi chữa bài. Yêu cầu HS điền đúng dấu >, < , = - GV cho HS đọc lại các quan hệ
85 > 79
- GV củng cố và chốt mối quan hệ lớn hơn, bé hơn. Bài 2:Khoanh vào số lớn nhất
- GV cho HS đọc lại các số ở các câu a, b, c, d, - HS dựa vào cấu tạo số để so sánh.
Bài 3: Khoanh vào số bé nhất
- HS dựa vào cấu tạo các số để nhận ra số nào bé nhất trong các số đó. Bài 4: Viết các số 67, 74, 46:
- Theo thứ tự từ bé đến lớn: 46, 67, 74 - Theo thứ tự từ lớn đến bé: 74, 67, 46 Bài 5: Đúng ghi đ sai ghi s:
- GV cho HS tự đọc rồi làm bài.
- GV gợi ý nếu HS khó hiểu, HS trung bình có thể không làm bài này.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhấn mạnh nội dung bài học. - Chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢCÁI BỐNG CÁI BỐNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- HS nghe GV đọc, viết lại chính xác, không mắc lỗi, trình bày đúng bài đồng dao Cái Bống. Tốc độ viết tối thiểu 2 chữ / 1 phút.
- Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần anh hoặc vần ach, điền chữ ng, ngh vào chỗ trống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ viết bài tập chính tả.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1*Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS viết lại từ: cái ghế, nhà ga.
2* Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu ngắn gọn bài viết.
2. Hướng dẫn HS nghe - viết
- GV yêu cầu 3 – 4 HS đọc lại bài Cái Bống trong SGK. - Cả lớp đọc thầm lại và tìm những chữ dễ viết sai
- GV cho HS vừa nhẩm vừa đánh vần và viết: khéo sàng, khéo sảy, đường trơn, mưa ròng.
- HS viết vào bảng con. GV nhận xét và chỉnh sửa.
- GV đọc (mỗi dòng 3 lần) – HS nghe viết bài vào vở. GV theo dõi nhắc nhở HS khi viết cách cầm bút, tư thế ngồi viết. GV nhắc HS những tiếng đầu dòng mỗi dòng thơ phải viết hoa (không đòi hỏi phải viết đúng đẹp).
- GV hướng dẫn HS cầm bút chì để chuẩn bị cho việc chữa bài. GV đọc thong thả từng chữ để HS soát lại. Hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở. - GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến. GV hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề phía trên bài viết.
- HS đổi vở sửa lỗi cho nhau. GV thu chấm một số quyển vở chấm tại lớp, và mang về nhà chấm số còn lại.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a. Điền vần anh hay ach?
- HS đọc thầm yêu cầu đề bài, GV treo bảng phụ HS đọc yêu cầu đề bài. Cả lớp làm bài, GV theo dõi nhắc nhở HS yếu. Gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét và đánh giá. - Lời giải: hộp bánh, túi xách tay.
b. Điền chữ ng, hay ngh?
- GV cho 2 HS đọc yêu cầu của bài trong vở bài tập Tiếng Việt. - GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- HS tiếp tục suy nghĩ để làm bài (ngà voi, chú nghé)
- GV cho 2, 3 HS đọc lại kết quả làm bài GV nhận xét và chỉnh sửa .
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học tuyên dương HS viết đúng và đẹp, chuẩn bị bài tiết sau.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘICON GÀ CON GÀ
I. MỤC TIÊU
Sau giờ học HS:
- Biết quan sát và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà. - Biết phân biệt được gà trống, gà mái và gà con.
- Biết ích lợi của việc nuôi gà. - Có ý thức chăm sóc gà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình SGK.
- Tranh ảnh về con gà..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
-Em hãy cho biết ích lợi của việc ăn thịt cá?
2. Dạy học bài mới
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu chuyển tiếp từ bài hát: Đàn gà con.
Hoạt động 1: Quan sát con gà
- Mục đích: HS biết tên các bộ phận của con gà.,HS biết phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện - Hỏi: Hãy quan sát tranh vẽ con gà
+ Bước 2: GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập tự nhiên và xã hội. GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài.
- GV kết luận: Cơ thể gà gồm đầu, cổ, mình, lông, chân.
- Gà có ích lợi: Lông để làm áo, trứng và thịt để ăn, …
Hoạt động 2: Củng cố về con gà
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV yêu cầu HS nêu các bộ phận bên ngoài của con gà? Gà di chuyển bằng gì? Gà trống, gà mái, gà con khác nhau ở chỗ nào? Gà cung cấp cho ta những gì?
+ Bước 2: HS trả lời các câu hỏi. GV cùng HS nhận xét và đánh giá.
- GV kết luận: Các bộ phận bên ngoài của gà gồm đầu, mình, lông, chân. Gà cung cấpthịt, trứng, lông.
- GV cho HS liên hệ thực tế về việc nuôi và chăm sóc con gà.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh nội dung bài học. - Chuẩn bị bài sau.
THỦ CÔNG
CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG(TIẾT 1)
I.MỤC TIÊU
- HS biết cách kẻ, cắt và dán được hình vuông. - HS cắt, dán được hình vuông theo 2 cách.
II. CHUẨN BỊ
- GV chuẩn bị bài mẫu, 1 tờ giấy kẻ ô
- HS chuẩn bị các dụng cụ để cắt dán, giấy thủ công.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
1. GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- GV ghim hình vuông mẫu lên bảng và hướng dẫn HS quan sát. - GV gợi ý HS trả lời một số câu hỏi:
+ Hình vuông có mấy cạnh? Các cạnh của nó có bằng nhau không?
2. GV hướng dẫn mẫu
- GV hướng dẫn cho HS cách kẻ hình vuông (theo từng bước như trong SGV)
- GV hướng dẫn cách cắt rời hình vuông và dán.
+ Cắt theo các cạnh đã đánh dấu. + Chú ý sản phẩm cân đối, phẳng.
- GV hướng dẫn cách kẻ, cắt hình vuông đơn giản.
+ Như cách vẽ và cắt trên: Ta phải vẽ 4 cạnh và cắt theo 4 cạnh, nhưng có cách vẽ và cắt hình vuông đơn giản hơn.HS dựa vào 2 cạnh của tờ giấy để cắt được 2 cạnh, chỉ cần vẽ và cắt 2 cạnh nữa. GV hướng dẫn HS tỉ mỉ hơn như trong SGV. - GV nhắc nhở HS trước khi vẽ và cắt ra giấy nháp để tiết sau cắt trên giấy màu. - GV nhận xét về tinh thần học tập của lớp chuẩn bị tiết sau.
Thứ sáu, ngày 7 tháng 3 năm 2008
Tiếng Việt ÔN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
2- HS biết viết từ, câu đã học (bằng cách nghe viết đối với HS khá giỏi, nhìn chép với HS yếu)
3- Biết nối đúng một số ý tạo thành câu với chủ đề gần gũi đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Một số bài học vần có vần khó trong SGK. - Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. HS luyện đọc