Thông thường đứng đầu một consortium là một ngân hàng độc quyền lớn Ví dụ ở Mỹ các ngân hàng MOÓCGAN.

Một phần của tài liệu Triết học mác lênin đại học (Trang 83)

hàng độc quyền lớn. Ví dụ ở Mỹ các ngân hàng MOÓCGAN.

b. Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính

Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đén hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Qui luật tích tụ, tập trung tư bản cũng giống như trong công nghiệp, do quá trình cạnh tranh, các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hình thành những ngân hàng lớn. Khi sản xuất trong ngành công nghiệp tích tụ ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp lớn. Các tổ chức độc quyền này tìm kiếm các ngân hàng lớn hơn thích hợp với các điều kiện tài chính và tín dụng của mình. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải tự sáp nhập vào các ngân hàng mạnh hơn hoặc phải chấm dứt sự tồn tại của mình trước qui luật khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.

Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là kẻ trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Dựa trên vị trí người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng cử đại diện của mình vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay, hoặc các tổ chức độc quyền ngân hàng còn trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng siết chặt của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình. Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính.

Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vàonhau giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản ĐQ nhau giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản ĐQ công nghiệp

Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa cácTư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa các Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa các tổ chức độc quyền ngân hàng và các tổ chức độc quyền tổ chức độc quyền ngân hàng và các tổ chức độc quyền công nghiệp.

công nghiệp.

Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là đầu sỏ tài chính.

Đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cỏ phiếu khống chế mà nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc ( công ty mẹ ); công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác, gọi là công ty con; công ty con đến lượt nó, lại chi phối các công ty cháu ; cũng bằng cách như thế…Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiệu lần.

Ngoài chế độ tham dự, đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất…để thu lợi nhuận độc quyền cao.

Thống trị về kinh tế là cơ sở để đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác. Về mặt chính trị, đầu ssr tài chính chi phối mọi hoạt động của các sơ quan nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển và chậm phát triển.

c. Xuất khẩu tư bản

c. Xuất khẩu tư bản

Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểmcủa giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Một phần của tài liệu Triết học mác lênin đại học (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w