Giới thiệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số thuật toán trong gis ứng dụng logic mờ (Trang 41)

Dữ liệu bản đồ ngoài việc được kiểm tra độ chính xác về mặt hình học còn cần được kiểm tra hiệu chỉnh về độ chính xác không gian. Các sai lệch về mặt không gian thường phát sinh trong quá trình đo đạc hoặc số hoá bản đồ giấy, dẫn đến việc toạ độ các điểm trên bản đồ không trùng khớp với toạ độ đo thực địa, do đó cần có thao tác nắn chỉnh toạ độ bản đồ.

Có nhiều phương pháp nắn chỉnh bản đồ, một phương pháp phổ biến là phương pháp sử dụng điểm điều khiển mặt đất, hay còn gọi là phương pháp tấm cao su. Phương pháp này dựa trên ý tưởng là chọn một số điểm thực tế trên mặt đất, đo đạc chính xác tọa độ của điểm đó, dùng các điểm này làm điểm khống chế. Đối chiếu với bản đồ để tìm ra các điểm tương ứng với các điểm khống chế, thường chọn các điểm khống chế là những điểm dễ đánh dấu mốc, ví dụ như các ngã tư, giao lộ, sân bay, bờ biển...để có thể dễ dàng tìm thấy điểm tương ứng trên bản đồ. Lúc này, việc nắn chỉnh bản đồ tương đương với việc làm biến dạng bản đồ để đưa các điểm tương ứng về trùng với các điểm khống chế. Ta có thể tưởng tượng cả bản đồ giống như một tấm cao su, sử dụng các đinh ghim cắm tại các điểm tương ứng với điểm khống chế, sau đó dịch chuyển các đinh ghim này về đúng vị trí của các điểm khống chế, khi đó, cả bản đồ sẽ như một tấm cao su bị co kéo bởi các đinh ghim để về đúng tọa độ thực tế. Như vậy, cần có một hàm số để biến đổi toàn bộ các giá trị của các điểm bản đồ sang giá trị mới sao cho các điểm tương ứng với điểm khống chế trở về gần điểm khống chế nhất.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số thuật toán trong gis ứng dụng logic mờ (Trang 41)