Mạng truyền tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật phân tích khả năng kiểm thử phần mềm và mở rộng tính năng của công cụ SATAN, thử nghiệm ứng dụng trong môi trường Scicos và Simulink (Trang 68)

Để mô hình hóa sự truyền thông tin, mạng truyền tin (Information Transfer Net - ITN) được sử dụng. ITN là một ITG có trọng số là các khả năng thông tin của các cung và các mô-đun.

Định nghĩa 2.4. Gọi G=(X,U) là một đồ thị có hướng có n đỉnh. Giả sử tồn tại trong X hai đỉnh đặc biệt x1xn, sao cho ΓG−(x1) ≠ ∅ (x1 được gọi là đỉnh vào) và ΓG+(xn) ≠ ∅ (xnđược gọi là đỉnh ra). Mỗi cung (xi, xj) ∈ U được gán cij là khả năng thông tin của cung đó. Một đồ thị như thế được gọi là mạng truyền tin, được định nghĩa bởi bộ ba T = (X, U, C) trong đó

U = {Cij, (xi, xj) ∈ U}.

2.5.3.Độ đo tính khả kiểm thử

Tính khả kiểm thử của hệ thống phụ thuộc vào tính khả kiểm thử của các mô-đun của hệ thống. Phân tích tính khả kiểm thử của hệ thống dựa vào phân tích tính khả kiểm thử của các mô-đun của nó. Tính khả kiểm thử của một mô-đun được định nghĩa dựa trên khả năng điều khiển (controllability) và khả năng quan sát (observability).

Nếu một mô-đun bị cô lập, các đầu vào của nó hoàn toàn được điều khiển và các đầu ra của nó cũng hoàn toàn được quan sát. Tuy nhiên, khi một mô-đun tích hợp vào trong hệ thống: miền vào của mô-đun bị giới hạn bởi miền vào của hệ thống, như thế mô-đun trở nên khó điều khiển hơn; các đầu ra của mô-đun có thể bị thay đổi bởi các mô-đun khác trong hệ thống trước

58

khi được quan sát ở các đầu ra của hệ thống, điều đó có thể gây khó khăn khi dò tìm lỗi.

Khả năng điều khiển của một mô-đun trong hệ thống được định nghĩa như là khả năng truyền các đầu ra của hệ thống đến các đầu ra của mô-đun. Khả năng quan sát của một mô-đun trong hệ thống được định nghĩa là khả năng truyền các đầu ra của mô-đun đến các đầu ra của hệ thống. Một cách trực quan, sự mất mát thông tin trong hệ thống xảy ra khi:

− Thông tin của đầu vào của hệ thống, cần thiết để kích hoạt mô-đun, không thể hoàn toàn đi đến đầu vào của mô-đun. Điều đó gây khó khăn việc quan sát hoạt động của hệ thống.

− Thông tin được tính toán bởi một mô-đun không đi đến hoàn toàn ở đầu ra của hệ thống. Sự mất mát thông tin này dẫn đến sự quan sát các đầu ra của hệ thống không được đầy đủ.

Tính khả kiểm thử của một mô-đun được định nghĩa bởi cặp giá trị: khả năng điều khiển và khả năng quan sát. Hình 2.7 minh họa độđo tính khả kiểm thử của một mô-đun trong hệ thống.

Hình 2.7. Khả năng điều khiển và khả năng quan sát mô-đun

Để đo khả năng điều khiển của một mô-đun, cần phải tìm cách bao phủ miền vào của mô-đun một cách lớn nhất từ các đầu vào của hệ thống. Đối với khả năng quan sát, cần phải đánh giá khả năng ảnh hưởng của các đầu ra của mô-đun trên các đầu ra của hệ thống. Việc đo khả năng điều khiển và khả

Mô-đun

59

năng quan sát của mỗi mô-đun dựa trên đồ thị truyền tin. Mỗi mô-đun có thể có các độ đo tính khả kiểm thử khác nhau trong mỗi luồng chứa nó. Các độđo kiểm thử là những hàm tính toán lượng thông tin nhận được ở đầu vào và gửi đến đầu ra của mô-đun, lưu chuyển từ đầu vào của luồng đến đầu ra của luồng. Các độ đo tính khả kiểm thử được định nghĩa bằng cách áp dụng lý thuyết thông tin.

Khả năng điều khiển của một mô-đun trong một luồng là lượng thông tin lớn nhất mà mô-đun có thể nhận được trong luồng từ các đầu vào của luồng đó. Tương tự, khả năng quan sát của một mô-đun trong một luồng là lượng thông tin lớn nhất mà mô-đun có thể gửi đến đầu ra của luồng đó từ các đầu ra của mô-đun.

Các khái nim

Đối với một luồng F trong đồ thị truyền tin G, và một mô-đun M thuộc vào luồng F, chúng ta có các khái niệm sau:

IM là biến vào của mô-đun M, − OM là biến ra của mô-đun M, − IF là biến vào của luồng F, − OF là biến ra của luồng F.

Kh năng điu khin ca mô-đun trong mt lung

Nếu một mô-đun M bị cô lập, toàn bộ miền vào của nó có thể được bao phủ, khả năng thông tin lớn nhất ở đầu ra của mô-đun được ký hiệu C(IM). Ngược lại, nếu mô-đun M thuộc vào luồng F, lượng thông tin mà chúng ta có thể mang đến đầu vào của mô-đun bằng T(IF;IM), nghĩa là lượng thông tin đến được đầu vào IM từ đầu vào của luồng IF.

60 ) ( ) ; ( ) ( M M F F I C I I T M Cont =

trong đó, T(IF;IM) là lượng thông tin lớn nhất mà mô-đun M có thể nhận qua luồng F từ các đầu vào của FC(IM) là toàn bộ lượng thông tin mà mô- đun M có thể nhận được (nghĩa là miền vào của mô-đun).

Độ đo khả năng điều khiển của mô-đun trong một luồng cho phép đánh giá tỷ lệ miền vào của mô-đun được bao phủ từ các đầu vào của luồng đó.

Kh năng quan sát ca mô-đun trong mt lung

Một cách tương tự, khả năng quan sát của mô-đun M trong luồng F được định nghĩa như sau: ) ( ) ; ( ) ( M M F F O C O O T M Obs =

trong đó, T(OF;OM) là lượng thông tin lớn nhất mà mô-đun M có thể chuyển qua luồng Fđến các đầu ra của FC(OM) là toàn bộ lượng thông tin mà mô-đun M có thể tạo ra.

Độ đo khả năng quan sát của mô-đun trong một luồng cho phép đánh giá tỷ lệ miền ra của mô-đun được chuyển đến đầu ra của luồng đó. Độ đo này phản ánh xu hướng một lỗi xuất hiện ở đầu ra của mô-đun thể hiện ở đầu ra của hệ thống.

Tính kh kim th ca mô-đun trong mt lung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính khả kiểm thử của mô-đun M trong luồng F được định nghĩa gồm cặp giá trị:

61

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật phân tích khả năng kiểm thử phần mềm và mở rộng tính năng của công cụ SATAN, thử nghiệm ứng dụng trong môi trường Scicos và Simulink (Trang 68)