Thị truyền tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật phân tích khả năng kiểm thử phần mềm và mở rộng tính năng của công cụ SATAN, thử nghiệm ứng dụng trong môi trường Scicos và Simulink (Trang 56)

Mô hình tính khả kiểm thử là một đồ thị có hướng, được gọi là đồ thị

truyền tin (Information Transfer Graph - ITG). Đồ thị truyền tin được định nghĩa bởi tập hợp các nút, tập hợp các chuyển tiếp và tập hợp các cung.

Các nút bao gồm các đầu vào, đầu ra và các mô-đun:

- Các đầu vào là các đầu vào của hệ thống, cũng như các điểm của hệ thống mà dữ liệu kiểm thử được gửi đến;

- Các đầu ra là các đầu ra của hệ thống, cũng như các điểm quan sát kết quả kiểm thử của hệ thống;

46

Các chuyển tiếp biểu diễn các kiểu truyền thông tin giữa các nút. Các

cung nối các nút và các chuyển tiếp.

Đồ thị truyền tin ITG được định nghĩa một cách hình thức ở dưới đây.

Định nghĩa 2.1. G = (Z, T, U) là một đồ thị, Z = SMP là tập hợp các nút, Z khác rỗng, S tập các đầu vào, P tập các đầu ra và M là tập các mô- đun; T là tập hữu hạn không rỗng các chuyển tiếp; U là tập hữu hạn không rỗng các cung. Đặt: ) (x G + Γ là tập hợp các nút đứng sau nút x. ) (x G − Γ là tập hợp các nút đứng trước nút x. ) (x G Γ là tập hợp các nút kề nút x. Chúng ta gọi G là một đồ th truyn tin cơ s nếu và chỉ nếu: G là một đồ thị liên thông; (1.1) ∀tT ΓG+(t) ≠ ∅, ΓG−(t) ≠ ∅; (1.2) ∀sS ΓG−(s) ≠ ∅; (1.3) ∀pP ΓG+(p) ≠ ∅; (1.4) ∀mM ΓG+(m) ≠ ∅, ΓG−(m) ≠ ∅; (1.5) ∀tT ΓG(t)⊂Z; (1.6) ∀zZ ΓG(z)⊂T ; (1.7) ∀tT ΓG+(t)∩ΓG−(t)=∅; (1.8) ∀sS ∃p∈P : s⇒*p (1.9) Chúng ta gọi S là tập các đầu vào của ITG; P là tập hợp các đầu ra của ITG; M là tập hợp các mô-đun của ITG.

47

Điều kiện 1.8 không cho phép sự tồn tại chu trình giữa một mô-đun và một chuyển tiếp. Điều kiện 1.9 bảo đảm tồn tại một đường đi từ một đầu vào đến một đầu ra. Chúng ta gọi một đồ thị truyền tin ITG là sự hợp các đồ thị truyền tin cơ sở. Một hệ thống có thể được mô hình hóa bởi nhiều đồ thị truyền tin. Các chuyển tiếp mô tả kiểu truyền tin giữa các nút. Trong đồ thị truyền tin, có các kiểu truyền tin sau (Hình 2.1):

− Kiểu hợp: nút đích cần thông tin từ tất cả các nút nguồn. Để kích hoạt nút đích, tất cả các nút nguồn đều phải được kích hoạt.

− Kiểu phân phối: nút đích cần thông tin từ một trong các nút nguồn. Để kích hoạt nút đích, chỉ cần một trong các nút nguồn được kích hoạt. − Kiểu lựa chọn: cùng thông tin giống nhau được gửi từ nút nguồn đến

một trong các các nút đích. Kích hoạt nút nguồn dẫn đến kích hoạt một trong các nút đích.

Hình 2.1. Các kiểu truyền tin

Trong biểu diễn đồ họa của ITG, các đầu vào và đầu ra được biểu diễn bởi hình bán nguyệt, các mô-đun bởi hình tròn, các chuyển tiếp bởi hình gạch ngang và các cung bởi hình mũi tên.

Trong báo cáo này, chúng tôi sử dụng một đặc tả luồng dữ liệu, có tên N27 (xem Hình 2.2) để minh họa việc áp dụng công cụ SATAN. Đặc tả của ví dụ N27 được xây dựng trong môi trường SCADE.

48

Hình 2.2. Ví dụ N27

Đồ thị truyền tin của ví dụ N27 được trình bày trong Hình 2.3.

49

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật phân tích khả năng kiểm thử phần mềm và mở rộng tính năng của công cụ SATAN, thử nghiệm ứng dụng trong môi trường Scicos và Simulink (Trang 56)