Phân tích riêng trên từng sàn giao dịch

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đa nhân tố với nhóm cổ phiếu ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 66)

a. Rotation converged in 3 iterations.

3.2.1.2Phân tích riêng trên từng sàn giao dịch

Trong 7 cổ phiếu xem xét có 3 cổ phiếu giao dịch trên HNX là ACB, HBB và SHB; sàn HOSE có 4 cổ phiếu là CTG, EIB, SHB và VCB. Khi phân tích thành phần chính các cổ phiếu ở chung sàn với nhau thấy có sự tương quan lớn hơn. Các tỷ lệ giải thích được cũng cao hơn. Sàn HNX, chỉ cần có 1 thành phần chính là đủ còn sàn HOSE vẫn cần 2 thành phần chính.

Tỷ lệ giải thích của nhân tố chính duy nhất cho dữ liệu của sàn HNX > 70% Điều này có thể là biểu hiện cho thấy cổ phiếu trên sàn HNX có xu hướng đi cùng nhau nhiều hơn, có nhiều đặc điểm giống nhau và bị thị trường chi phối mạnh hơn. Tuy nhiên, ta chỉ phân tích với 3 biến nên điều này cũng dễ xảy ra. Trên sàn HOSE đáng chú ý là 2 biến rctg và rctb vẫn đi cùng nhau và cùng thuộc về một thành phần chính trong khi rstb và reib thuộc về thành phần chính còn lại.

Qua việc quan sát riêng trên từng sàn giao dịch về sự phân bố các biến trên 2 trục chính có thể thấy rằng trục chính thứ 2 mang nhiều ý nghĩa của rctg và rvcb trong khi đó trục chính thứ nhất mang ý nghĩa của 5 biến còn lại.

Tách riêng 2 nhóm quan sát để tìm sự khác biệt

CTG và VCB có giá giao dịch cao nhất trong nhóm đang xét. Theo sau là ACB, STB, EIB, SHB và HBB.

Biểu đồ 20 Giá giao dịch các cổ phiếu.

Tuy giao dịch ở mức giá cao, nhưng 2 cổ phiếu CTG và VCB đều có biên độ giao động giá lớn.

ACB và EIB có khá nhiều đặc điểm giống CTG và VCB nhưng chuỗi lợi suất của 2 cổ phiếu này lại thuộc nhóm ít biến động, còn CTG và VCB lại thuộc nhóm biến động nhiều.

Biểu đồ dạng này cũng cho ta biết các giá trị ngoại lai (khác thường). Các giá trị này là các giá trị đột biến, cách xa giá trị trung vị của biến quan sát. Lợi suất cổ phiếu thuộc nhân tố thứ hai ít có giá trị ngoại lai. Xét các giá trị ngoại lai của lợi suất các cổ phiếu thuộc nhân tố thứ nhất thấy rằng trong những ngày giao dịch gây tác động lớn tới F1 có những ngày giá trị đột biến xuất hiện. Cụ thể, ngày 16/12/2011 cả 5 cổ phiếu đều có giá trị đột biến và gây ảnh hưởng mạnh (âm) tới nhân tố. Sau đó, ngày 20/12/2010 2 cổ phiếu acb và shb xuất hiện giá trị đột biến (ảnh hưởng âm tới F1). Ngày 15/12/2010, eib và hbb xuất hiện ngoại lai gây tác đông dương tới nhân tố. Tác động dương tới F1 còn có ngày 01/09/2011 khi acb và eib cùng xuất hiện ngoại lai. Như vậy trong tổng ….ngày mà các cổ phiếu chi phối lớn đến các nhân tố, có những ngày giao dịch được coi là bất thường. Điều đó cho

thấy nhân tố chính bị chi phối bởi cả những biến động lớn trong ngắn hạn của cổ phiếu, cũng thể hiện tính tích cực của thông tin mà nhà đầu tư nhận được ảnh hưởng không nhỏ đến nhân tố thứ nhất cũng như lợi suất cổ phiếu nhóm 1. Điều này quan trọng hơn khi ta biết nhóm nhân tố chính thứ nhất là nhóm giải thích được nhiều nhất tình hình biến động của tất cả các biến.

- Về các chỉ tiêu tài chính làm rõ tình hình rủi ro và lợi nhuận của các cổ phiếu trong 2 nhóm

Khác với 5 ngân hàng còn lại, 2 ngân hàng thuộc nhân tố thứ 2: VCB và CTG là 2 trong 4 NHTM Nhà nước. Vì vậy, 2 ngân hàng này có những ưu thế và một số đặc điểm khác với nhóm còn lại.

Các chỉ tiêu về lợi nhuận cho thấy trong 3 năm 2009, 2010, 2011 VCB, CTG, ACB, EIB có lợi nhuận cao hơn cả, 3 ngân hàng còn lại có lợi nhuận thấp.

Trong 3 năm 2009, 2010, 2011 cổ phiếu CTG và VCB là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong 7 ngân hàng.

5 ngân hàng đại diện cho nhân tố thứ nhất đều có tổng tài sản nhỏ hơn. Trong nhóm này tổng tài sản cao nhất là ACB theo sau là EIB, 3 cổ phiếu còn lại đều có quy mô tài sản thấp.

Như vậy, có thể thấy rằng nhóm gồm các ngân hàng thuộc về nhân tố thứ 2 có các chỉ tiêu về tài sản và lợi nhuận tốt hơn rất nhiều so với nhóm thuộc về nhân tố thứ nhất.

- Về đặc điểm hoạt động của mỗi ngân hàng

CTG và VCB đều có tỷ lệ Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản lớn nhất. Theo trên thì 2 ngân hàng này cũng có tổng tài sản lớn nhất, như vậy lượng TSNH của 2 ngân hàng này cũng cao nhất trong 7 cổ phiếu.

Các biểu đồ trên cho thấy các cổ phiếu đại diện cho nhóm nhân tố thứ 2 không chỉ có ưu thế về tình hình tài sản mà còn cả trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ như kinh doanh thẻ.

Như vậy, ta thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm cổ phiếu thuộc 2 nhân tố chính ở các chỉ tiêu được xét.

Kết luận chương 3

Chương này đã tìm được mô hình đa nhân tố với nhóm cổ phiếu xem xét và có một số ứng dụng như phân tích được rủi ro của từng cổ phiếu, lập danh mục tối ưu dựa trên những biến quan sát; phân chia được các biến theo từng nhân tố và giải thích một phần ý nghĩa các nhân tố chính chi phối lợi suất nhóm cổ phiếu.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu đã giải quyết được yêu cầu đặt ra ban đầu và có một số ứng dụng thực tiễn tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong việc đánh giá hoạt động ngành, việc tìm cách giải thích các nhân tố cũng như đưa ra những ứng dụng thiết thực hơn. Khó khăn này xuất phát từ việc nghiên cứu đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, kinh

nghiệm và cả sự hiểu biết rộng về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bởi vậy, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và em cần phải trau dồi kiến thức để hoàn thiện.

Đề tài cũng có thể được mở rộng theo hướng tăng thêm các cổ phiếu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính hay các cổ phiếu của ngân hàng nước ngoài đang giao dịch trên hai sàn của Việt Nam…

Em xin chân thành cám ơn thầy giáo và các anh chị trong phòng Quan hệ khách hàng cá nhân ngân hàng TMCP BIDV- Thái Bình đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này!

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đa nhân tố với nhóm cổ phiếu ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 66)