Triệu đồng.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đa nhân tố với nhóm cổ phiếu ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 57)

a. Rotation converged in 3 iterations.

4.163triệu đồng.

Với cổ phiếu HBB: VaR(1 ngày, 5%)= -0.04358*xi nghĩa là, sau 1 ngày, với xác suất 5% khả năng 1 nhà đầu tư nắm giữ 100 triệu cổ phiếu HBB có thể lỗ là

4.358 triệu đồng.

Với cổ phiếu VCB: VaR(1 ngày, 5%)= -0.03812325* xi nghĩa là, sau 1 ngày, với xác suất 5% khả năng 1 nhà đầu tư nắm giữ 100 triệu cổ phiếu VCB có thể lỗ là 3.812 triệu đồng.

Tọa độ lợi suất các ngày trên mặt phẳng tọa độ F2OF1

Mặt phẳng này cho phép ta biểu diễn tọa độ các ngày giao dịch của 7 cổ phiếu xem xét theo 2 nhân tố đã trích được. Sự phân bố của các ngày trên mặt phẳng F2OF1 cho ta biết lợi suất cổ phiếu ứng với các ngày giao dịch khác nhau tác động đến các nhân tố như thế nào. Tìm hiểu được nguyên nhân biến động của từng nhóm cổ phiếu ứng với mỗi nhân tố sẽ biết được ý nghĩa của các nhân tố và tại sao 1 cổ phiếu lại thuộc về nhân tố này chứ không phải nhân tố khác.

Đầu tiên ta bỏ đi các ngày quan sát mà |F1qs |hoặc |F2qs | nhỏ hơn 2. Bước này để giữ lại các ngày có ảnh hưởng mạnh đến ít nhất 1 trong 2 nhân tố.

Bảng 13 vị trí tương đối của các ngày giao dịch với 2 trục chính và đường phân giác của các góc phần tư trên mặt phẳng F2OF1

Ghi lại các ngày giao dịch ứng với mỗi điểm trên mặt phẳng ta sẽ biết được vị trí tương đối của tọa độ mỗi ngày ứng với các trục.

Nếu xét từng trục một, những điểm càng xa trục chính 2 sẽ tác động mạnh đến trục 1. Trong đó, những điểm nằm bên phải trục chính 2 sẽ gây tác động dương đến trục chính 1 còn điểm nằm bên trái sẽ gây tác động âm. Với những ngày giá cổ phiếu càng biến đông mạnh (giá trị tuyệt đối của lợi suất càng lớn) thì ảnh hưởng đến F1 càng mạnh. Việc các cổ phiếu cùng nhau biến đông mạnh có thể xảy ra khi đây là tình trạng chung của toàn thị trường. Nếu bắt gặp hiện tượng này nhiều có thể kết luận rằng các nhân tố chính chịu nhiều tác động của đám đông nhà đầu tư.

Theo các phân tích trước thì trục 1 mang thông tin của 5 biến racb, reib, rhbb, rshb và rstb. 5 cổ phiếu này cùng biến động theo một chiều sẽ có tác động cộng hưởng lên F1.

Bảng 15 Các ngày giao dịch ảnh hưởng dương tới F1

DATE Racb reib rhbb rshb Rstb F1 F2

20120209 0.03 0.01 0.06 0.05 0.05 3.06 -1.0620120131 0.02 0.02 0.06 0.03 0.03 2.30 -0.78 20120131 0.02 0.02 0.06 0.03 0.03 2.30 -0.78

20110905 0.06 0.02 0.06 0.06 0.00 2.81 -0.7620110901 0.05 0.04 0.07 0.07 0.03 2.95 1.80 20110901 0.05 0.04 0.07 0.07 0.03 2.95 1.80 20101215 0.07 0.04 0.06 0.07 0.02 3.23 1.79 20101214 0.05 0.05 0.07 0.06 0.04 3.21 1.42 20101213 0.05 0.05 0.04 0.05 0.05 2.99 1.37 20101210 0.04 0.01 0.05 0.03 0.03 2.20 0.00 20101203 0.05 0.03 0.04 0.05 0.04 2.90 0.50 20101202 0.03 0.02 0.04 0.03 0.04 2.21 -0.43 20101130 0.05 0.01 0.04 0.05 0.04 2.56 -0.38

Ta thấy các ngày này tập trung vào cuối tháng 11, nửa đầu tháng 12/2010, ngoài ra còn có 2 ngày trong tháng 9/2011, 2 ngày trong tháng 1, 2/2012. Các ngày này lợi suất của tất cả 5 cổ phiếu đều dương,

Cuối tháng 8/2011 thị trường đón nhận những thông tin vĩ mô tích cực như lạm phát được kiềm chế và dần đi vào ổn định, CPI trong tháng 8 chỉ tăng 0.93% < 1%; NHNN cũng tuyên bố sẽ đưa ra những biện pháp tích cực để hạ mặt bằng lãi suất. Nhà đầu tư giao dịch sôi động làm nên những phiên tăng điểm liên tiếp vào đầu tháng 9.

5/9/2011 cùng với chỉ số thị trường, các cổ phiếu ngân hàng như ctg, eib, vcb đồng loạt tăng trần chỉ riêng stb đóng cửa cách trần 3 bước giá; eib và stb dẫn đầu thị trường về tính thanh khoản.

1/9/2011 các tín hiệu kỹ thuật và kinh tế vĩ mô tích cực củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư các cổ phiếu đồng loạt tăng giá.

1/12/2010 khối ngoại đổ lượng tiền lớn vào thị trường gây nên sự tăng giá đồng loạt của nhiều cổ phiếu.

10 - 14/2010 cổ phiếu ngân hàng tăng giá trong xu hướng chung của thị trường.

15/12/2010 thông tin chính thức gia hạn tăng vốn đến hết tháng 12/2010 công bố đã củng cố xu hướng tăng giá của cổ phiếu ngân hàng.

DATE racb Reib Rhbb Rshb Rstb F1 F2 20120215 -0.03 -0.01 -0.06 -0.03 -0.05 -2.27 -0.12 20120214 -0.04 0.01 -0.02 -0.01 -0.05 -2.30 2.44 20120213 -0.03 -0.04 -0.06 -0.05 -0.05 -2.99 -0.96 20110314 -0.02 -0.01 -0.03 -0.07 -0.03 -2.08 -0.08 20110221 -0.07 -0.04 -0.06 -0.06 -0.05 -3.50 -1.51 20101220 -0.05 -0.01 -0.05 -0.06 -0.03 -3.09 1.33 20101216 -0.08 -0.04 -0.07 -0.07 -0.05 -4.86 1.67

Đây là những ngày mà lợi suất của 5 cổ phiếu đều âm, giá trị tuyệt đối lợi suất càng lớn (tức giá giảm càng mạnh so với ngày hôm trước) thì tác động âm càng mạnh. Những ngày này tập trung vào giữa 2/2012, cuối tháng 12/2010 và tháng 2, 3/2011.

13, 14 và 15/2/2012 các cổ phiếu ngân hàng lao dốc, có hơn một nửa cổ phiếu trên 2 sàn chung tình trạng này, không kể đến các mã đứng giá.

21/2/2011những thông tin vĩ mô tiêu cực cộng với việc nhà đầu tư mất kiên nhẫn với chuỗi ngày lĩnh xình trước đó khiến thị trường lao dốc. hàng loạt cổ phiếu giảm điểm trong đó có các cổ phiếu ngân hàng.

Với trục chính 2, những điểm nằm càng xa trục chính 1 sẽ tác động càng mạnh đến trục thứ 2. Trong đó, những điểm nằm phía trên trục 1 sẽ gây tác động dương lên trục 2, ngược lại những điểm nằm phía dưới trục 1 sẽ gây tác động âm lên trục 2.

Theo các phân tích trước đó trục chính 2 chịu tác động lớn của rctg và rvcb.

Bảng 17 Các ngày giao dịch ảnh hưởng dương tới F2

DATE rctg rvcb F1 F2

20120214 0.03 0.04 -2.30 2.4420120202 0.05 0.05 1.30 2.24 20120202 0.05 0.05 1.30 2.24 20111228 0.05 0.05 -0.64 2.89 20111219 0.05 0.05 0.48 2.22

20110601 0.05 0.05 0.14 2.0720110527 0.05 0.05 0.78 2.04 20110527 0.05 0.05 0.78 2.04 20110526 0.05 0.05 -0.81 2.21 20110208 0.05 0.05 -0.06 2.02

Ta có thể thấy rằng các ngày giao dịch này tập trung vào năm 2011. Trong năm 2011 ctg và vcb có 6 phiên giá đều tăng 5%. Đó là vào các ngày 8/2; 26/5; 27/5; 1/6; 19/12 và 28/12.

Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là giai đoạn cả VNindex và HNXindex đều phục hồi.

8/2/2011 là phiên giao dịch đầu năm mới cả 2 sàn đều giao dịch tích cực và tràn ngập sắc xanh, các cổ phiếu VCB và CTG đều tăng kịch trần.

2/2/2012 các chỉ số thị trường tiếp tục đà tăng điểm thể hiện sự lạc quan dần của các nhà đầu tư, nhiều mã tăng điểm trên cả 2 sàn. Các cổ phiếu ngân hàng nằm trong xu hướng đó. Đặc biệt trong tháng 2 xuất hiện nhiều các thông tin tích cực về hoạt động ngân hàng như tình hình thâu tóm sát nhập ngân hàng, lãi suất cho vay giảm nhẹ… nên mặc dù thông tin vĩ mô chưa thật tốt nhưng các cổ phiếu trong nhóm vẫn dẫn dắt thị trường lên điểm.

Bảng 17 Các ngày giao dịch ảnh hưởng âm tới F2

DATE Rctg rvcb F1 F2 20120103 -0.04 -0.05 0.27 -2.40 20111222 -0.04 -0.05 0.11 -2.31 20111212 -0.04 -0.02 1.26 -2.37 20110617 -0.05 -0.04 -0.06 -2.15 20110603 -0.05 -0.05 0.53 -2.04 20110524 -0.05 -0.05 -0.28 -2.15 20110523 -0.05 -0.05 -0.31 -2.10

Tuy nhiên cũng trong năm 2011, xen kẽ với những phiên tăng thì 2 cổ phiếu này cũng có nhiều phiên cùng giảm giá gây tác động âm lên F2. Hiện tượng này

xuất hiện trong các tháng 5, 6 và 12/2011.

23, 24/5 khi các nhà đầu tư hoảng loạn và bi quan, chỉ số thi trường tiếp tục lao dốc và giảm mạnh, các cổ phiếu ngân hàng giảm điểm không nằm ngoài xu thế chung của toàn thị trường.

Nếu xét trong mối quan hệ tương quan giữa 2 trục, ta thấy những điểm rất gần trục F1 và xa trục F2 sẽ là những điểm gắn với F2, chi phối nhân tố chính thứ 2 mà hầu như không chi phối nhân tố chính thứ nhất.

Bảng 18 Các ngày giao dịch ảnh hưởng lớn tới F2, ít ảnh hưởng tới F1

DATE racb rctg reib rhbb rshb rstb rvcb F1 F2

20120103 -0.02 - - 0.04 0.00 -0.02 -0.02 0.03 - 0.05 0.27 -2.40 20111222 -0.01 - 0.04 0.00 -0.05 -0.02 0.01 - 0.05 0.11 -2.31 20110617 0.00 - 0.05 -0.01 -0.04 -0.01 0.00 - 0.04 -0.06 -2.15 20110603 -0.01 - 0.05 -0.01 0.01 0.02 -0.01 - 0.05 0.53 -2.04 20110524 -0.02 - 0.05 -0.01 -0.01 -0.03 0.00 - 0.05 -0.28 -2.15 20110523 -0.01 - 0.05 -0.01 -0.01 -0.02 -0.01 - 0.05 -0.31 -2.10

Ta gặp hiện tượng này khi ctg và vcb cùng biến động giá lớn và cùng chiều, còn 5 cổ phiếu còn lại biến động giá không nhiều. Năm 2011 có 5 ngày như vậy là 23 và 24/5; 3/6; 17/6; 22/12.

5/2011 lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng tăng cao do thông tư 09 của NHNN được áp dụng. Điều này tạo sức ép từ tái cấu trúc tín dụng lên dòng vốn vào chứng khoán và bất động sản. Các ngân hàng còn bị áp lực giảm tỷ lệ dư

nợ cho vay khu vực phi sản xuất về dưới 22% trước 1/7/2011. Niềm tin của nhà đầu tư suy giảm cộng với thông tin về lạm phát cuối tháng 5 cho biết trong tháng 5 chỉ số CPI cả nước tăng 2.21%, cổ phiếu trên cả 2 sàn tiếp tục đà giảm.

Tương tự, những điểm gần F2 và xa trục F1 sẽ mang những đặc trưng của nhân tố chính thứ nhất và ít liên quan đến nhân tố chính thứ 2.

Bảng 19 Các ngày giao dịch ảnh hưởng lớn tới F1, ít ảnh hưởng tới F2

DATE Racb rctg reib rhbb rshb rstb rvcb F1 F2

20120215 -0.03 - - 0.03 -0.01 -0.06 -0.03 -0.05 - 0.01 -2.27 -0.12 20110314 -0.02 0.01 -0.01 -0.03 -0.07 -0.03 - 0.03 -2.08 -0.08 20101210 0.04 0.01 0.01 0.05 0.03 0.03 0.02 2.20 0.00 20101202 0.03 0.01 0.02 0.04 0.03 0.04 0.00 2.21 -0.43 20101130 0.05 0.01 0.01 0.04 0.05 0.04 0.00 2.56 -0.38

Đó là khi 5 cổ phiếu đại diện cho F1 biến động lớn, cùng chiều nhau còn 2 cổ phiếu ctg và vcb ít biến động. Hiện tượng này xuất hiện vào cuối tháng 11 đầu tháng 12/2010 và giữa tháng 2 năm 2012.

Tháng 11/2010, dưới ảnh hưởng của cơn bão giá vàng và cuộc đua tăng lãi suất huy động, dòng tiền trên thị trường chứng khoán trở nên nghèo nàn, các tin tức vĩ mô không tốt như lạm phát, nhập siêu, hiệu quả đầu tư công thấp làm thị trường ngoại hối căng thẳng. Giao dịch trên sàn HOSE ảm đạm, cổ phiếu ctg và vcb có lợi suất không thay đổi hoặc tăng rất ít. Tuy nhiên tâm lý nhà đầu tư đã lạc quan hơn vào sự quay trở lại mạnh và bất ngờ của dòng tiền vào thời điểm cuối tháng 11, giao dịch đã tích cực hơn vào cuối năm. Dòng tiền này có từ các tài khoản trong nước, vốn chốt lời từ các thị trường vàng và ngoại tệ và cả dòng vốn nóng từ các thị trường Thái Lan, Malaysia, Indonesia…

Tháng 03/2011 các ngân hàng gặp phải vấn đề là các khoản vay bất động sản thực trả ít do các dự án nhà đất ngừng trệ. Shb là 1 trong những ngân hàng có dư

nợ phi sản xuất (chủ yếu là bất động sản) >45%. Các chính sách của chính phủ đã gây ảnh hưởng tích cực như nghị quyết 11, Việc cấm giao dịch vàng miếng, hạn chế giao dịch ngoại tệ trên thị trường chợ đen. Tuy nhiên, 11/3 trận động đất lịch sử tại Nhật làm các chỉ số của các nền kinh tế hàng đầu giảm. Thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ, 14/3 lợi suất của 5 cổ phiếu chi phối F1 đồng loạt âm.

Như vậy, ta đã tìm hiểu được một số yếu tố ảnh hưởng đến các nhân tố chính khi quan sát tác động của các biến đến từng nhân tố theo ngày giao dịch. Đó là các nhân tố vĩ mô như việc các nền kinh tế lớn bất ổn làm sụt giảm lượng tiền vào cổ phiếu; các chính sách thể hiện quyết tâm nhằm ổn định thị trường tiền tệ, nâng cao tính an toàn của hệ thống ngân hàng, chính sách gia hạn việc tăng vốn…. Ta cũng thấy được tác động của tâm lý của phần đông nhà đầu tư trên thị trường đã ảnh hưởng đáng kể đến cả 2 nhân tố.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình đa nhân tố với nhóm cổ phiếu ngân hàng Việt Nam trên thị trường chứng khoán (Trang 57)