Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu tổ chức bộ máy kiểm toán trong doanh nghiệp việt nam (Trang 28)

Phân tích lịch sử phát triển của kiểm tra tài chính và nghiên cứu lịch sử phát triển của KTNB cho thấy mặc dù kiểm tra kiểm soát trong DN nói chung tồn tại từ lâu nhưng chủ yếu là hoạt động tự kiểm tra. Năm 1991 lần đầu tiên kiểm toán được tổ chức ở Việt Nam nhưng đến năm 1997, cơ sở pháp lý đầu tiên liên quan tới tổ chức KTNB mới được ban hành. Việc hình thành KTNB ở Việt Nam chủ yếu là ở các TCT nhà nước (ước tính 99%) được thành lập theo Quyết định 90/TTg hoặc Quyết định 91/TTg hoặc trong các tập đoàn kinh tế. Với xu hướng phát triển đa lĩnh vực, ở các doanh nghiệp có mô hình là TCT hoặc tập đoàn kinh tế hầu hết có tổ chức KTNB.

Trong quan hệ với các bộ phận chức năng khác của TCT, bộ phận KTNB được tổ chức theo mô hình tập trung với các mô hình cụ thể:

Một là, Bộ phận KTNB được tổ chức dưới hình thức một phòng ban chức năng riêng biệt trực thuộc Tổng giám đốc: Trong mô hình này, bộ phận KTNB thực

2 6

hiện KTNB cho các đơn vị trong TCT. Kết quả kiểm toán sẽ được báo cáo cho tổng giám đốc và giám đốc của đơn vị thành viên (được kiểm toán). Mô hình tổ chức bộ phận KTNB trực thuộc TGĐ của TCT được khái quát theo Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1. Tổ chức phòng KTNB trực thuộc tổng giám đốc

Hai là, Bộ phận KTNB được tổ chức thành một tổ kiểm toán: Tổ KTNB được xây dựng nằm trong Ban kiểm soát hoặc theo mô hình nằm trong phòng kế toán của TCT. Theo cách tổ chức này, tổ KTNB thực hiện kiểm toán theo quyết định của Tổng giám đốc. Bộ phận KTNB cũng được phân chia với cơ cấu khá rõ ràng. Trong cả hai mô hình, trưởng bộ phận KTNB thường được phân công phân nhiệm – Phó ban Kiểm soát của TCT hoặc Phó trưởng phòng Kế toán của TCT. Nhân viên của bộ phận KTNB chủ yếu điều động từ bộ phận kế toán. Mặc dù bộ phận KTNB được bố trí lồng ghép trong một phòng, ban chức năng nhưng các bộ phận chức năng khác tổ chức theo đúng mô hình đã quy định trong Nghị định 39/CP của Chính phủ.

Trong phạm vi nội bộ, tổ chức bộ máy KTNB được tổ chức theo hai mô hình cơ bản. Các mô hình tổ chức đã tuân thủ theo những nguyên tắc chung trong xây dựng bộ máy kiểm toán đồng thời đã thể hiện được một số đặc trưng riêng.

Một là, Mô hình bộ phận KTNB được tổ chức tập trung tại TCT: Đây là lựa chọn phổ biến trong hầu hết các TCT có tổ chức KTNB. Mô hình bộ phận KTNB tập trung được khái quát trong Sơ đồ 2.2.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG, BAN TCT

BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KTNB

Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập

Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc

2 7

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức trong bộ phận KTNB ở một số TCT Việt Nam

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo

Hai là, mô hình bộ phận KTNB được tổ chức phân tán: Trong mô hình phân tán, văn phòng KTNB của TCT phải là nơi tổng hợp và xử lý kết quả kiểm toán cuối cùng. Kết quả kiểm toán từ KTV nội bộ được bố trí tại các đơn vị thành viên thực hiện công việc kiểm toán tại đơn vị phụ trách. Đây là mô hình đòi hỏi số lượng KTV và chi phí kiểm toán lớn, vì vậy hầu hết các TCT đã không sử dụng mô hình phân tán. Thực tế vẫn có TCT lựa chọn theo mô hình tổ chức này nhưng việc tuyển chọn, bố trí KTV tại đơn vị thành viên vẫn chưa được triển khai hoặc vẫn kết hợp với mô hình KTNB có nhân viên ở văn phòng TCT.

Nếu bộ phận KTNB được tổ chức dưới mô hình là một tổ KTNB trực thuộc ban kiểm soát hoặc thuộc phòng tài chính, kế toán thì theo cách tổ chức này, đứng đầu tổ kiểm toán là tổ trưởng tổ KTNB do Hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc quyết định. Tổ trưởng tổ KTNB quản lý các KTV nội bộ có biên chế làm KTNB tại đơn vị. Tổ trưởng tổ KTNB là chức danh được cử mang tính chuyên trách nhưng trong một vài trường hợp là bán chuyên trách. Vì vậy tổ trưởng tổ KTNB có thể là phó phòng kế toán hoặc trưởng ban kiểm soát hoặc phó ban kiểm soát đảm nhiệm. Thông thường các chức năng và quyền hạn của tổ KTNB trong trường hợp này được quy định trong quyết định thành lập tổ KTNB của Tổng giám đốc hoặc trong quy chế tài chính của TCT. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, tổ kiểm toán chủ yếu hoạt động theo Quy chế KTNB ban hành theo Quyết định 832/TC/QĐ- CĐKT mà chưa có quy chế riêng.

TRƯỞNG PHÒNG KTNB CỦA TCT

PHÓ PHÒNG KTNB CỦA TCT PHÓ PHÒNG KTNB CỦA TCT

2 8

Sơ đồ 2.3. Tổ chức trong bộ phận KTNB thuộc phòng kế toán của TCT Việt Nam KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng kế toán phụ trách theo loại công việc Phó phòng kế toán phụ trách theo loại công việc Phó phòng kế toán phụ trách KTNB

Nhân viên kế toán tổng hợp theo dõi các phần hành khác nhau

KTV nội bộ được bổ nhiệm

2 9

CHƢƠNG 3

NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

3.1. Những ƣu điểm

Sau hơn mười năm KTNB hình thành và phát triển, hoạt động KTNB trong DN Việt Nam đã được hình thành và phát triển theo một số mô hình khác nhau, đã phần nào thể hiện được sự cần thiết của loại hình kiểm toán này – Một loại hình kiểm tra, kiểm soát đặc biệt trong nội bộ, phục vụ cho quản lý. Tổ chức bộ máy KTNB đã vận dụng một cách linh hoạt các mô hình tổ chức bộ máy KTNB trên thế giới. KTNB ở các DN Việt Nam phát triển khá muộn nhưng lại có bước phát triển khá nhanh. Mô hình tổ chức KTNB đa dạng, tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu cụ thể của mỗi đơn vị. Điều này đã tạo điều kiện cho KTNB phát triển, không những giúp đơn vị xem xét, đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động kể cả các hoạt động kiểm soát nội bộ trong đơn vị mà còn đề xuất các giải pháp nâng cao, cải thiện tình hình.

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những ưu điểm, tổ chức bộ máy KTNB đã bộc lộ một số hạn chế sau: Thứ nhất, mặc dù có cơ sở pháp lý khá rõ ràng về việc tổ chức bộ phận KTNB trong các DN nhưng thực tế tổ chức bộ máy KTNB trong các DN Việt Nam có tỷ lệ thấp. Trên thực tế, các văn bản pháp lý lại không quy định một cách rõ ràng hoặc lại không có xác định vị trí tổ chức cho bộ máy KTNB trong TCT. Do đó, trong các TCT có các DN đã tổ chức bộ máy KTNB rất khác nhau: Trong một số TCT, bộ phận KTNB được tổ chức thành một bộ phận chức năng độc lập trực thuộc tổng giám đốc; trong một số TCT khác KTNB lại được tổ chức thành một tổ hay một bộ phận (nhỏ) nằm trong ban kiểm soát hoặc phòng kế toán tài chính.

Thứ hai, ngoài mô hình tổ chức bộ phận KTNB trực thuộc tổng giám đốc, hai mô hình khác tổ KTNB (trong ban kiểm soát hoặc trong bộ phận kế toán) đã và đang đặt vấn đề về tính độc lập của bộ phận này trong quá trình thực hiện kiểm toán.

3 0

Thực trạng tổ chức bộ máy KTNB còn những tồn tại trên là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, yếu tố lịch sử về hoạt động kiểm tra, kiểm soát nói chung để lại Kiểm tra, kiểm soát nói chung và kiểm toán nói riêng là hoạt động mang tính chuyên nghiệp cao. Hoạt động này đòi hỏi phải tích lũy kinh nghiệm, nâng cao nhận thức,… Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán ở nước ta còn quá ít nếu so với lịch sử phát triển hàng trăm năm của kiểm toán tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp,… Vì vậy, tổ chức bộ máy KTNB có những điểm chưa phù hợp, chưa đúng với bản chất và chức năng là điều dễ hiểu.

Hai là, hệ thống văn bản pháp lý về KTNB có nhiều điểm còn hạn chế.

Trong điều kiện hoạt động kiểm toán nói chung và KTNB nói riêng còn mới mẻ, các văn bản về KTNB do Bộ Tài Chính ban hành phải làm tăng tính hiệu lực trong thực thi, tạo ra định hướng phát triển cũng như là nền tảng cho phát triển loại hình kiểm toán này. Tuy nhiên, quy định trong những văn bản này chủ yếu mang tính chất hành chính, mang tính chất quản lý vĩ mô, chưa thực sự có hiệu lực pháp lý vì thế tính thực tiễn thấp.

Ba là, mô hình tổ chức KTNB trong quan hệ với các bộ phận khác trong TCT xây dựng chưa hợp lý dẫn tới những bất cập trong tổ chức, điều hành và thực hiện.

Vấn đề này thể hiện ở hai mô hình là KTNB được xem như một bộ phận trong ban kiểm soát và KTNB là một tổ hay một bộ phận nằm trong phòng Tài chính – kế toán. Như đã phân tích ở trên, ban kiểm soát thực hiện chức năng trợ giúp cho hội đồng quản trị trong kiểm soát toàn bộ các hoạt động và cả hệ thống kiểm soát của TCT. Vì vậy, bộ phận KTNB nằm trong ban kiểm soát có thể ảnh hưởng tới chức năng và tính độc lập của bộ phận này khi thực hiện kiểm toán. Bộ phận kế toán thực hiện chức năng xử lý và cung cấp thông tin đồng thời cũng thực hiện chức năng kiểm tra kế toán. Thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng là các thông tin tài chính đã được kiểm tra. Việc đặt bộ phận KTNB nằm trong bộ phận kế toán (người phụ trách KTNB là bán chuyên trách) sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của kiểm toán.

3 1

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp Việt Nam

Qua tìm hiểu về tổ chức bộ máy KTNB trong DN Việt Nam, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNB trong DN Việt Nam như sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về KTNB.

Hệ thống văn bản pháp lý về KTNB cần quy định một cách rõ ràng, xác định vị trí tổ chức cho bộ máy KTNB trong các DN. Các văn bản về KTNB do Bộ tài chính ban hành cần phải làm tăng tính hiệu lực trong thực thi. Thay vì những quy định mang tính định hướng, gợi mở hay là hành lang pháp lý chung cho loại hình KTNB trong DN thì những quy định này cần hướng dẫn cụ thể tổ chức KTNB trong DN. Vì vậy, KTNB tại DN mang tính bắt buộc, hoạt động theo một khuôn mẫu thay vì hoạt động mang tính “tự nguyện” tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của DN.

Hai là, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy KTNB.

Cần hoàn thiện các mô hình mẫu về tổ chức KTNB trong DN. Mô hình tổ chức bộ máy KTNB có thể thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn về tính độc lập của bộ phận này bằng mô hình trực thuộc lãnh đạo cao nhất trong DN, đảm bảo thực hiện tốt các chức năng của bộ phận KTNB.

3 2

KẾT LUẬN

Đối mặt với nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, việc quản lý và sử dụng tốt nguồn lực đang là vấn đề then chốt, quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. KTNB trở thành một vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa đối với DN Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Qua nghiên cứu về tổ chức bộ máy KTNB trong các DN Việt Nam đã cho em có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về KTNB hiện nay.

Do thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi những sai sót. Đề án này chỉ mới đưa ra được tổng quan về tình hình tổ chức bộ máy KTNB ở các DN Việt Nam. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn để đề án của em thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của Cô giáo ThS. Nguyễn Thị Lan Anh đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành Đề án này.

3 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kiểm toán căn bản của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.

2. Giáo trình Kiểm toán tài chính của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Giáo trình Kiểm toán hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc dân.

4. Kiểm toán nội bộ hiện đại – Victor Zbink & Herbert Witt – Nhà xuất bản Tài Chính. 5. Webside: tapchiketoan.com, kiemtoan.com.vn, kiemtoan.net.vn,

Một phần của tài liệu tổ chức bộ máy kiểm toán trong doanh nghiệp việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)