Hình thức và hành vi tiếp cận vốn tài chính.

Một phần của tài liệu Tiếp cận vốn kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Tĩnh (Trang 64)

Các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tài chính. Vì vậy, nguồn vốn tài chính ban đầu chủ yếu là nguồn vốn tự có trong quá trình lâu dài tích lũy. Tự đi lên từ việc làm ăn nhỏ lẻ và xây dựng nên những cơ sở sản xuất lớn hơn.

Trong quá trình tham gia trả lời phỏng vấn một chủ doanh nghiệp trả lời: “Vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn tự có nên thật khó khăn để mở rộng cũng như phát triển doanh nghiệp của mình, và còn khó khăn hơn nữa để cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường bởi các doanh nghiệp luôn nằm trong tình trạng khát vốn, muốn mở rộng muốn phát triển hơn nữa song nguồn vốn có hạn nên đành phải đứng nhìn”( Nam 35 tuổi, 7 năm kinh nghiệm).

Tất nhiên không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tự cung cấp vốn tài chínhkinh tế cho doanh nghiệp mình. Họ cần phải vay mượn gián tiếp (qua ngân hàng) hoặc trực tiếp (qua phát hành cổ phiếu) để mở rộng kinh doanh sản xuất cũng như là chia sẻ những rui ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải.

Một chủ doanh nghiệp trong ngành chế biến và nuôi trồng thủy sản cho biết:

“Công việc nuôi trồng và chế biến thủy sản này không phải mình muốn là làm được đâu [...] Đôi khi nó phải dựa vào ông trời anh ạ. Nói hay mà cũng thành thật, làm công việc này đa số trời cho ăn thì mới được ăn. .Năm nào thuận buồn xuôi gió thì có lãi, năm nào không thì lại vay ngân hàng . Nói cho cùng được mất cũng có số.

Với những đặc trưng ngành nghề như thế mà đôi khi năm được mùa thì được lớn, năm mất thì cũng mất trắng. Rất khóo khăn trong tích lũy vốn. Chúng tôi phải đi vay ngân hàng để chia sẻ rủi ro nghề nghiệp”.( Nam 53 tuổi, 27 năm kinh nghiệmMS: 03)).

Huy động vốn tài chính là động lực thúc đẩy cho quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Sự phát triển kinh tế và tạo ra công ăn việc làm và các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, bước tiếp

Formatted: Underline, Font color: Black

cận của các DNNVV đối với việc huy động vốn tài chính qua ngân hàng vẫn còn khá khó khăn. Huy động vốn vẫn luôn là một vấn đề đối với các DNNVV trong một thời gian dài và là yếu tố cản trở bước phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp. Việc huy động vốn qua quá trình cổ phần hoá và công nợ thường gắn với rất nhiều vấn rủi ro về định giá., Hhơn nữa các bước tiếp cận và mô hình huy động vốn không thể cung cấp đủ nguồn quỹ để hỗ trợ các DNNVV. Kết quả là chính phủ và tổ chức tài chính gặp phải thách thức về việc giải quyết vấn đề làm sao để huy động vốn, mở rộng bước tiếp cận đối với việc huy động vốn và các mô hình huy động vốn phù hợp, đồng thời tăng cường phát triển bền vững cho các các DNNVV.

(Tiếp cận vốn tài chính của DNNVV được phân tích theo các nội hàm sau: - Vốn tài chính tự có (tự tích luỹ)(chiếm bao nhiêu %, năng lực thực tế của loại vốn này? Mức độ hài lòng về mức tiết kiệm đạt được để biến nó thành vốn tự có?

- Vốn tài chính do đi vay ngân hàng (thủ tục như thế nào? Chiếm tỉ trọng bao nhiêu? Mức độ khó khăn? Thái độ của ngân hàng đối với loại DNNVV mnào là thuận lợi? Không thuận lợi? Tại sao?)

- Vốn tài chính được tiếp cận trực tiếp (phát hành cổ phiếu?): có mấy % DNNVV Hà Tĩnh tiếp cận vốn qua hình thức này? Nếu không có % này thì cần PVS để hỏi lí do (gắn với rủi ro hoặc chi phí lên sàn quá lớn?) Cũng chính từ những khó khăn đó mà mỗi doanh nghiệp phải tự thân vận động để đưa doanh nghiệp mình ra khỏi những khủng hoảng hiện hữu cũng như tiềm tàng. Hình thức huy động vốn vốn rất đa dạng, mỗi một doanh nghiệp có hình thức huy động vốn khác nhau miễn là nó đem lại nhiều hiệu quả cho công ty, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Một số hình thức huy động vốn như vay nợ ngân hàng, thuê mua trang thiết bị hay bằng cách mua tín dụng, huy động thông qua quan hệ cá nhân, mua bán công ty hay tham gia thị trường chứng khoán bằng cách phát hành cổ phiếu. Nhưng tất cả những phương thức này cũng không hề dễ dàng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự chủ động phải có những định hướng chiến

Formatted: Indent: Left: 1,9 cm, First line: 0 cm

lược tốt hay những phương cách để tìm đường đi cho doanh nghiệp của mình. Có những doanh nghiệp dựa vào vốn tài chính tự có của mình rồi xoay vòng, những cũng có những doanh nghiệp phải dựa vào nguồn vốn từ ngân hàngcủa nhà nước. Song sự tiếp cận những nguồn vốn của ngân hàng thương mạinhà nước là không hoàn toàn thuận lợi.

Một chủ doanh nghiệp lâu năm và dày dặn kinh nghiệm trong việc đi vay vốn nói: Cực bất đắc dĩ quá thì mới đi vay ngân hàng. Lúc mới lập nghiệp tôi cũng đi vay nhưng làm ăn thua lỗ, chạy từ kinh doanh mặt hàng này qua kinh doanh mặt hàng kia.Vốn ban đầu thì không có nên phải mượn người thân họ hàng cả một chồng sổ đỏ mới thế chấp đủ, mà thủ tục thì rườm rà ( bây giờ cũng đỡ nhiều). Bây giờ tôi kinh doanh cũng ổn định.Nhưng chúng tôi cũng ít mượn ngân hàng vì rườm rà tốt nhất là xoay vòng vốn, như có mấy chủ kinh doanh với nhau rồi cứ xoay vòng cho nhau để hỗ trợ nhau trong kinh doanh. Như thế đỡ cực thân lại không phải luồn cúi khi đi vay ngân hàng” ( Nam 54 tuổi, 24 năm kinh nghiệmMS:... 07).

Tất nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự xoay xở được nguồn vốn cho mình mà cũng cần phải có sự tiếp sức từ kênh huy động chính thức của nhà nước. Cũng có những doanh nghiệp tiếp cận được cũng có những doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn nhà nước.

Xem xét thông tin tại bảng 3.1 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mức độ khó khăn khi các doanh nghiệp thực hiện việc tiếp cận vốn theo kênh chính thức.

Bảng 3.1. Mức độ khó khăn của DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn tài chính Nhà nước

Mức độ tiếp cận nguồn vốn Tần suất Tỷ lệ %

Đã tiếp cận được % 136 17,6%

Khó tiếp cận % 117 15,2%

Không tiếp cận được % 247 32%

Số DN không trả lời câu hỏi: 272 35.2% Tổng số doanh nghiệp được hỏi 772 100%

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta nhận thấy việc tiếp cận vốn tài chính của các doanh nghiệp đối với nguồn vồn nhà nước mang lại cũng không dễ dàng. Trong tổng số doanh nghiệp ở Hà Tĩnh được hỏi thì chỉ có 17,6% trả lời là đã từng tiếp cận và thành công và 15,2% gặp khó khăn trong việc tiếp cận và có tới 32% trả lời không tiếp cận được cung như 35,2% doanh nghiệp không trả lời câu hỏi này. Đây là con số cần phải xem xét và cân nhắc đối với các kênh tài chính nhà nước, bởi muốn khuyến khích doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh thì chính sách của nhà nước cần phải có những hình thức khuyến khích hỗ trợ, các yêu cầu về thủ tục vay vốn đối với các doanh nghiệp trong việc vay vốn. Bởi các DNNVV đã rất khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn về quy mô và sản phẩm, và giờ đây lại càng khó khăn hơn khi việc tiếp cận nguồn vốn làm hạn chế khả năng đầu tư của doanh nghiệp.

Các DNNVV cũng có một số mặt hàng được nhà nước ưu tiên như xuất khẩu nông sản và các sản phẩm làm từ nông nghiệp. Khi chúng tôi hỏi một chủ doanh nghiệp về việc vay vốn để kinh doanh mặt hàng này thì nhận được sự trả lời:“Mặc dù đây là mặt hàng được Nhà nước ưu tiên, song không phải lúc nào cũng dễ dàng trong việc vay vốn để kinh doanh, đôi khi thủ tục còn rườm rà, nhân viên ngân hàng hạch sách đủ điều khiến cho bản thân đôi lúc cũng nản. Đó là mặt hàng mình được ưu tiên mà còn gây khó dễ như thế huống hồ những mặt hàng khác lại càng khó khăn hơn”( MS: Nam 58, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh ngành muối, 20 năm kinh nghiệm kinh doanh).

Một chủ doanh nghiệp khác nói “Mỗi lần đi vay là khổ hết chỗ nói, người ta bắt thế chấp đủ thứ nhưng vẫn chưa dừng lại ở đó người ta còn hạch sách đủ điều. Thậm chí mình phải là người quen biết thì làm mới nhanh nhưng nguồn vốn mình vay về đâu được đưa về cả để đầu tư cho doanh nghiệp mà còn phải hoa hồng cho những người giúp mình làm nhanh thủ tục để vay hay nhờ tiếng tăm của họ mà mình được suôn sẻ trong việc vay vốn”(MS: ....06).”( Nam 54 tuổi, 24 năm kinh nghiệm).

Từ việc khó tiếp cận nguồn vốn nhà nước theo kênh chính thức găp nhiều khó khăn đẫn đến việc các doanh nghiệp phải tiếp cận theo kênh phi chính thức. Việc tiếp cận nguồn vốn tài chính theo hình thức khác tuỳ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã dám mạo hiểm để đầu tư để tiếp cận với nguồn vốn. Mặc dù việc huy động vốn không dễ dàng nhưng khi có những chiến lược đúng và mục tiêu cụ thể cho mình thì sự thành công cũng sẽ đến. Bởi nguồn vốn có được là không dễ dàng và càng không dễ dàng để có được nguồn vốn vay từ nhà nước vì thế nó đã tạo ra động lực cho các doanh nghiệp tự đứng lên khẳng định mình.

Việc tiếp cận được ngồn vốn ổn định ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Bảng 5 cho ta thấy hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp so với tương quan việc tiếp cận vốn tài chính.

Bảng 3.2. Tương quan hiệu quả sản xuất với việc tiếp cận các nguồn vốn.

DN tiếp cận được vốn tài chính

76.523.5 23.5

Lãi Lỗ

DN không tiếp cận được vốn

66.6

33.4

Lỗ Lãi

Bảng số liệu trên cho ta nhận thấy được vai trò của vốn tài chính một cách rõ ràng. Những doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn thì lợi nhuận mang lại là 76.5% so với 23.5% bị thua lỗ; các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn có tỉ lệ lãi và lỗ thứ tự là 66.6% so với 33.4%. Điều đó cho thấy vốn tài chính đóng góp vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh. Nếu có sẵn nguồn tài chính để đầu tư và chú trọng đầu tư thì hiệu quả sản xuất tăng hơn nhiều.

Như trên đã cho chúng ta thấy rằng, vốn tài chính đóng vai trò quan trọng Formatted: Font: Not Bold, Font color: Black

thành nghệ thuật khéo léo của các chủ doanh nghiệp để chèo lái con thuyền của mìinh vượt qua khủng hoảng kinh tế và sự khắc nghiệt của quy luật kinh tế thị trường. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước tiên phải có nguồn vốn tài chính để hoạt động. Tuy nhiên, nguồn vốn không phải lúc nào cũng sẵn có và dễ dàang huy động mà khi nền kinh tế phát triển cùng với sự sự cạnh tranh khốc liệt và rủi ro tín dụng ngày càng nhiều thì việc huy động vốn ngày càng khó khăn.

Một chủ doanh nghiệp trả lời khi được hỏi về vấn đề huy động vốn trả lời

“Nguồn vốn của nhà nước cũng có hạn tuy nhiên không phải là không có, nhưng không phải ai cũng có thể tiếp cận được, không phải doanh nghiệp cứ tiếp cận thì nhà nước sẽ cung ứng được ngay mà, nào là xây dựng đề án, trình bày kế hoạch kinh doanh, đề án có mang tinh khả thi hay không, doanh nghiệp đã có tài sản gì thế chấp trong khi vay hay chưa?quy trình thẩm định giá trị doanh nghiệp, tài sản thế chấp và nếu chờ xem xét theo một trình tự như thế thì doanh nghiệp chỉ có nước giải thể hoặc mất cơ hội kinh doanh”, ( Nam 54 tuổi, 24 năm kinh nghiệm).( M...S:06 ).

Một chủ doanh nghiệp khác tiết lộ: “chúng tôi làm kinh doanh thì cũng phải có những nghệ thuật riêng để hỗổ trợ cho chính doanh nghiệp mình chứ cứ chờ mớ thủ tục hành chính rườm rà thì làm gì có chuyện ngồi đây để nói chuyện với các anh các chị nữa. Nói chung là chúng tôi cũng phải luồn lách đủ kiểu để có được thứ mình cần miễn là hành vi của mình không quá lộ liễu. Chứ không cứ xếp hàng mà chờ dài hơi cũng chắc gì đã tới lượt mình” ( Nam 54 tuổi, 24 năm kinh nghiệm).”(

MS: 09).

Như vậy không phải các doanh nghiệp đều có thể tiếp cận các nguồn vốn thông qua kênh chính thức. Nhưng trên thực tế họ cũng phải làm đủ cách để có được thứ mình cần. Dường như hoạt động này tiếp tay cho những hành vi lệch chuẩn đối với quyền lợi của doanh nghiệp, làm chậm tiến độ phát triển chung của nền kinh tế. Theo quy trình cho vay phức tạp như hiện nay dù muốn hay không thì các doanh nghiệp cũng phải lựa chọn những biện pháp khác để đưa ra những phương án, những hành vi mặc dù đó có thể được xem là không hợp lý hay trái với

Formatted: Underline, Font color: Black

Formatted: Underline, Font color: Black

Một phần của tài liệu Tiếp cận vốn kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Tĩnh (Trang 64)