Tổng quan về thực trạng vốn kinh tế của DNN

Một phần của tài liệu Tiếp cận vốn kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Tĩnh (Trang 28)

Không một nền kinh tế nào có thể coi là hoàn thiện, là phát triển tốt tuyệt đối cho dù đó là nền kinh tế của một quốc gia phát triển nhất thế giới đi nữa. Lúc nào, nó cũng chứa những mặt trái, những mặt chưa tốt hay những hạn chế cần tiếp tục khắc phục. Việc thuần tuý áp dụng những quy luật kinh tế vào việc vận hành và quản lý nền kinh tế của một quốc gia luôn luôn tiềm ẩn những nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế do vận hành không đúng cách, không đúng yêu cầu thực tế. Đó vẫn là một trong những vấn đề nan giải của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Trong thời kỳ hội nhập, thời đại nền kinh tế toàn cầu thì nền kinh tế của một quốc gia luôn luôn biến động cùng với nền kinh tế thế giới. Để phát triển nền kinh tế thì vấn đề trước hết là phải biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào, chúng ta đã có những gì làm tiền đề và cơ sở để vạch ra phương án làm cái gì trước và làm cái gì sau có phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

Trước tiên, để phát triển nền kinh tế thì chúng ta phải có vốn, đó là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu và xuyên suốt của giới kinh doanh. Và trên thực tế thì trong những năm gần đây nước ta luôn ở trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn vì tổng thu ngân sách luôn nhỏ hơn tổng chi ngân sách. Hay nói cách khác, chúng ta thường xuyên ở trong tình trạng thâm hụt ngân sách.

Thứ hai là cơ sở vật chấtcơ sở hạ tầng của đất nước, điều không thể không thừa nhận là nước ta là nước có cơ sở vật chấtcơ sở hạ tầng kém phát triển, chậm phát triển. Các khu công nghiệp ít, hệ thống máy móc trang thiết bị cũ kỹ lạc hậu. Đặc biệt, nước ta có rất ít công nghệ “máy cái”. Cơ sở vật chấtCơ sở hạ tầng không đáp úng đủ cho việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Hệ thống giao thông không thuận lợi, kém phát triển, lại thêm sự ảnh hưởng của thiên nhiên và môi trường càng làm cho hệ thông cơ sở vật chấtcơ sở hạ tầng của nước ta ngày càng bị sa sút nghiêm trọng. Chính sách đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng còn chưa được quan tâm thích đáng. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị lãng phí hoặc bị khai thác bừa bãi hoặc là bị lãng quên. Những điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba là yếu tố con người. Trình độ hiểu biết và trình độ học vấn của con người còn thấp, khả năng ứng dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại trong phát triển sản xuất không đạt yêu cầu thực tế. Hơn nữa, những người có tay nghề, có kỹ thuật cao chiếm số ít trong lực lượng lao động của đất nước. Thái độ lao động của nhiều người còn thiếu nghiêm túc, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc của mình, thiếu tác phong công nghiệp. Một bộ phận người có trình độ, có tri thức lại vận dụng tài năng của mình để luồn lách trốn tránh pháp luật, để tham ô tài sản của đất nước. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần không nhỏ vào việc kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Thứ tư là các vấn đề về công nghệ và kỹ thuật. Trình độ kỹ thuật và công nghệ còn yếu, không có thành tựu nào đáng chú ý trong nghiên cứu khoa học mà chỉ thừa hưởng những những công nghệ đã lạc hậu ở nước tiên tiến trên thế giới chuyển giao lại. Điều đáng nói là ngay cả việc giám định các công nghệ chuyển giao cũng không có. Nó đã gây lãng phí ngân sách nhà nước rất nhiều vì chúng ta phải nhận những máy móc công nghệ đã qua sử dụng với giá cả của máy móc công nghệ mới. Đây chính là do Nhà nước không có những chính sách đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu, ứng dụng triển khai những thành tựu khoa học kỹ thuật mới.

Thứ năm là cơ cấu kinh tế. Tuy nền kinh tế nước ta đang vận hành tốt theo cơ chế thị trường nhưng cơ cấu nền kinh tế của nước ta vẫn chưa chặt chẽ, hợp lý,

vẫn còn nhiều kẻ hở lớn, cơ cấu ngành nghề còn nhiều điều bất cập. Các vùng kinh tế chưa được chú ý phát triển đồng đều về các mặt, do đó sự phát triển của nền kinh tế quốc dân vẫn bị kìm hãm.

Thứ sáu là mức tăng dân số quá nhanh. Tuy nhiên những năm gần đây tỷ lệ tăng dân số có giảm hơn trước, nó đồng nghĩa với việc số lao động ngày càng tăng trong khi việc làm thì ngày càng ít do sự phát triển của khoa học công nghệ. Chính sự thất nghiệp này là nguy cơ dẫn đến sự tăng của tệ nạn xã hội, an ninh không được đảm bảo.

Cuối cùng là thể chế chính trị và quản lý của nhà nước, đây cũng là nhân tố quan trọng nhất có vai trò quyết định trong phát triển kinh tế của đất nước. Tuy rằng nước ta có một thể chế chính trị ổn định và tiến bộ nhưng khả năng định hướng cho sự phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế, mà lý do chính là sự điều tiết hướng phát triển nền kinh tế còn chưa phù hợp, gây ô nhiễm môi trường, làm phân hóa giàu nghèo, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng.

Nền kinh tế Việt Nam có những đặc điểm như vậy nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV nói riêng. Trong những năm trở lại đây các DNNVV ở nước ta có những khởi sắc rõ nét. Đó là những đóng góp đáng ghi nhận của các doanh nghiệp đối với nền kinh tế nước nhà. Tuy vậy, sự phát triển DNNVV hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Phần lớn DNNVV có vốn thấp, phạm vi hoạt động của DN còn nhỏ, phân bố không đồng đều cả theo ngành và vùng lãnh thổ. Mức vốn đăng kí của mỗi DN không cao, thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất là 200 tỉ đồng (tương đương trên 13 triệu USD). Số lượng lao động ít, hoạt động phân tán, rải rác khắp cả nước, trình độ khoa học - công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật còn lạc hậu, suất tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cao, tay nghề công nhân thấp, không đủ kĩ năng để tham gia cạnh tranh hiệu quả trong các thị trường với mức tự do hoá ngày càng gia tăng. Đại bộ phận DNNVV còn thiếu thông tin đầu vào như thị trường vốn lao động, nguyên vật liệu, thị trường công nghệ, thông tin về chế độ chính sách và các quy định của Nhà nước, dẫn tới các DN chưa thực sự nắm bắt được cơ hội kinh doanh.

Vốn tài chính là động lực thúc đẩy cho quá trình đổi mới, phát triển kinh tế và tạo ra công ăn việc làm. Các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên bước tiếp cận của các DNNVV đối với việc huy động vốn vẫn còn khá hạn hẹp. Huy động vốn vẫn luôn là một vấn đề đối với các DNNVV trong một thời gian dài và là yếu tố cản trở bước phát triển bền vững lâu dài của họ. Hiện nay, khu vực DN đang phát triển nhanh chóng và rất năng động. Hàng tháng, có nhiều DN mới ra đời. Vì vậy, DN luôn luôn có nhu cầu về vốn và việc tiếp cận vốn gặp không ít khó khăn về cơ chế, về phương thức và cả về quỹ vốn tiềm tàng còn hạn chế. Hơn thế nữa, trong nền kinh tế thực, đối tượng hộ gia đình, sau khi tiêu dùng, cũng không còn tiết kiệm được nhiều để bổ sung vào nguồn vốn. Kết quả là chính phủ và cơ quan tài chính gặp phải một thách thức thường xuyên, đó là việc giải quyết vấn đề làm sao để cung cấp đủ vốn cho DN, mở rộng bước tiếp cận đồi với việc huy động vốn và các mô hình huy động vốn tiên tiến, đồng thời tăng cường phát triển bền vững cho các các DNNVV. Vốn cũng giống như mạch máu của các doanh nghiệp, khi có vốn thì những hoạt động của các doanh nghiệp sẽ diễn ra bình thường và suôn sẻ, còn khi gặp khó khăn hay thiếu vốn thì guồng máy đó sẽ trì trệ đứng trong khủng và và thậm chí là bị phá sản.

Chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp to lớn của DNNVV vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt nhất là khi cạnh tạo ra nhiều cơ hội việc làm góp phần ổn định xã hội. Vì thế hỗ trợ cũng như thúc đẩy khối kinh tế này phát triển thì cần phải có những chính sách hỗ trợ nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nắm bắt tận dụng những tiềm năng để phát triển. Vậy nên, vốn nói chung và vốn kinh tế nói riêng có vai trò rất lớn đối với các doanh nghiệp cũng như các DNNVV. Tuy nhiên, Nhà nước chưa có hệ thống chính sách phù hợp đối với DNNVV, nhất là những chính sách liên quan đến việc huy động vốn. Ở nhiều địa phương, DNNVV vẫn còn bị phân biệt đối xử trong quan hệ giao dịch, nhất là về đất đai, mặt bằng sản xuất và vay vốn. Vì vậy, DNNVV gặp nhiều khó khăn trong quá trình định hướng kinh doanh sản xuất của mình.

Số liệu từ cuộc nghiên cứu của JICA cho thấy, trong tổng số 32.225 DN trả lời, thì 21.574 DN (66.95%) thường gặp khó khăn về tiếp cận vốn tài chính; 16.312

DN (50.62%) thường gặp khó khăn về mở rộng thị trường; 13.452 DN (41.74%) thường gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất; 8.127 DN (25.22%) gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 7.809 DN (24.23%) gặp khó khăn về ưu đãi thuế; 6.274 DN (19.47%) khó khăn về thiếu thông tin; 5.660 DN (17.56%) khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực; 5.136 DN (15.94%); khó khăn về phát triển sản phẩm mới 3.957 DN (12.28%) khó khăn về tiếp cận công nghệ mới và 927 DN (2,88%) khó khăn về xử lý môi trường.

Bảng 2.1. Những khó khăn các doanh nghiệp thường gặp trong sản xuất kinh doanh.

Các loại hình khó khăn Tần suất Phần trăm

Tài chính 21.574 66.95%

Mở rộng thị trường 16.312 50.62%

Về đất đai và mặt bằng sản xuất 13.452 41.74%

Giảm chi phí sản xuất 8.127 25.22%

Thiếu các ưu đãi về thuế 7.809 24.23%

Thiếu thông tin 6.274 19.47%

Đào tạo nguồn nhân lực 5.660 17.56%

Phát triển sản phẩm mới 5.136 15.94%

Tiếp cận công nghệ mới 3.957 12.28%

Xử lý môi trường 927 2,88%

Tổng số DN phàn nàn về các khó khăn thường gặp 32.225 100% Những số liệu từ bảng 2.1 và những phân tích trên đây cho ta thấy rằng, vốn kinh tế là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, trong số những doanh nghiệp trả lời phỏng vấn về những khó khăn vướng mắc thì khó khăn về nguồn vốn tài chính chiếm tới 66,95%. Đó cũng là một sự thật đối với nền sản xuất và kinh doanh của Việt Nam hiện tại, khi mà nhu cầu của nền sản xuất ngày càng mở rộng thì vấn đề về nguồn vốn lại càng khó khăn và khan hiếm.

Một phần của tài liệu Tiếp cận vốn kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Tĩnh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)