6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.3. Thu thập dữ liệu địa lý của vùng nghiên cứu
Đây chính bước chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho bài toán, bao gồm bản đồ nền của thành phố Bắc Giang và các số liệu liên quan đến các tiêu chí đánh giá [5].
a. Dữ liệu về vị trí địa lý:
Thành phố Bắc Giang nằm ở tọa độ 21 độ 9 phút đến 21 độ 15 phút vĩ độ Bắc và 106 độ 7 phút đến 106 độ 20 phút kinh độ Đông; phía Bắc giáp huyện Tân Yên; phía Đông giáp huyện Lạng Giang; phía Nam giáp huyện Yên Dũng; phía Tây giáp huyện Việt Yên; diện tích tự nhiên 66,64 km2, gồm 16 đơn vị hành chính (10 phường: Đa Mai, Dĩnh Kế, Hoàng Văn Thụ, Lê Lợi, Mỹ Độ, Ngô Quyền, Thọ Xương, Trần Nguyên Hãn, Trần Phú, Xương Giang, 6 xã: Dĩnh Trì, Đồng Sơn, Song Khê, Song Mai, Tân Mỹ, Tân Tiến); dân số 148.172 nhân khẩu, trong đó khu vực thành thị 70.019, khu vực nông thôn 78.153 (số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2011 theo số liệu của báo điện tử Bắc Giang theo số liệu của vụ dân số và lao động tỉnh).
b. Dữ liệu về địa hình địa chất:
Địa hình của Thành phố Bắc Giang tương đối bằng phẳng. Độ cao trung bình 10 đến 15m, điểm cao nhất là 17m và thấp nhất là 7m, với sông thương tự nhiên có hướng dốc dần theo chiều Tây Bắc - Đông Nam.
c. Dữ liệu về hệ thống giao thông
Bắc Giang có các trục giao thông quan trọng của Quốc Gia chạy qua như: đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, đường quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn ra cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng. Các trục giao thông liên vùng như: quốc lộ 31, quốc lộ 37 nối Bắc Giang với Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh), với Hải Dương, Hải Phòng ra cảng Cái Lân (Quảng Ninh) và các tuyến đường thuỷ chạy dọc theo con sông Thương, tàu thuyền có thể đi lại quanh năm.
56
d. Dữ liệu về khí hậu:
Thành phố Bắc Giang có điều kiện khí hậu chung với tỉnh Bắc Giang, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Bắc. Đặc điểm chung của khí hậu là phân hoá theo mùa và lãnh thổ phụ thuộc vào chế độ hoàn lưu gió mùa và điều kiện địa hình địa phương. Các thông số liên quan đến khí hậu của khu vực dựa chủ yếu vào số liệu của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Giang:
+ Gió thổi theo mùa: Mùa đông (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) các hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Bắc; Mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 8), là Đông Nam với tần suất dao động trong khoảng 20 – 40%;
+ Nhiệt độ trung bình năm từ 23- 24,10C;
+ Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 80,4 – 82%;
+ Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.730mm;
+ Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8,9, lượng mưa mùa mưa chiếm tới 80 - 90% lượng mưa năm;
+ Lượng mưa thấp nhất là vào tháng 1 và tháng 12;
+ Lượng bốc hơi (PET) đạt 1.000 – 1.100 mm/năm, lớn nhất vào mùa hè. + Tốc độ gió mạnh nhất tới 30-40mm/s.
e. Dữ liệu về thủy văn:
Thành phố Bắc Giang chịu ảnh hưởng lớn của chế độ thuỷ văn sông Thương. Địa hình của Thành phố Bắc giang nằm bao xung quanh là các khu vực đồi núi nên chịu sự đe doạ của ngập lụt Sông Thương, tuyến đê Sông Thương là điều kiện cơ bản để bảo vệ khu vực. Tình hình úng lụt thường xảy ra ở các xã: Mỹ Độ, Song Khê, Tân Mỹ. Do đó có thể lấy mực nước sông Thương để đánh giá chế độ thuỷ văn của khu vực điều này được thể hiện rõ ở bảng 3.1:
+ Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 và chiếm 70-80% tổng lưu lượng dòng chảy trong năm.
+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chỉ chiếm 20-30% tổng lưu lượng dòng chảy của năm.
57
+ Mực nước sông Thương trung bình năm là: 174cm. Mực nước cao nhất: 689cm. Mực nước thấp nhất: -11cm.
Bảng 3.1. Kết quả phân tích môi trường nước mặt Thành phố Bắc Giang năm 2010
TT
TÊN CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ
QCVN08 2008/BTNMT
Cột B1
Nƣớc mặt
Nước ao, hồ Nước sông 1 Nhiệt độ 0 C - 30 29,8 2 PH - 5.5 – 9 7,41 7,24 3 BOD5 mg/l ≤ 15 55 28 4 COD mg/l ≤ 30 82 42 5 DO mg/l ≥ 4 4,15 4,02 6 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 20 34 7 Zn mg/l 1.5 0,23 0,089 8 Fe mg/l 1.5 0,334 0,5 9 As mg/l 0.05 Kph Kph 10 Pb mg/l 0.05 0,01 0,094 11 Cd mg/l 0.01 Kph Kph 12 Amoniac mg/l 0.5 3,829 3,077 13 Clo tổng mg/l 600 30,135 14,181 14 PO4 3- mg/l 0.3 0,068 0,035 15 NO3 - mg/l 10 1,657 1,126 16 NO2 - mg/l 0.04 0,047 0,155 17 CN- mg/l 0.02 Kph Kph 18 Dầu mỡ tổng mg/l 0.1 0,045 0,028 19 Coliforom MPN/100ml 7500 12000 4530
Mẫu dữ liệu nước hồ được lấy tại Vị trí tại Hồ 1/6 (Hồ 3/2 -Hồ Công viên), Đường Nghĩa Long, Phường Trần Phú (số liệu của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Giang).
Mẫu dữ liệu nước sông được lấy tại điểm sông Thương chảy qua địa phận Thôn Hoà Yên, Phường Thọ Xương được thể hiện tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước ngầm Tp. Bắc Giang Năm 2009 Ngày lấy mẫu: 07/08/2009
58
Ngày phân tích: 08/08/2009 – 12/08/2009 Vị trí lấy mẫu: Tại giếng nhà ông Nguyễn Văn Đợi, Đa Mai.
TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị QCVN 09:2008/ BTNMT Kết quả 1 Nhiệt Độ - - 27,2 2 PH - 5,5 – 8,5 7,1 3 Độ cứng mg/l 500 153 4 Chất rắn tổng hợp mg/l 1500 504 5 Ni trat (NO3 -) mg/l 15 0,01 6 Clorua (Cl-) mg/l 250 7,1 7 Sunfat (SO42-) mg/l 400 18,7 8 Sắt (Fe) mg/l 5,0 0,345 9 Xianua (CN-) mg/l 0,01 Kph 10 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 Kph 11 Mangan (Mn) mg/l 0,5 Kph 12 Đồng (Cu) mg/l 1,0 0,0002 13 Kẽm (Zn) mg/l 3,0 0,022 14 Chì (Pb) mg/l 0,01 0,02x10-3
Ghi chú:(-) không qui định; Kph: không phát hiện
f. Tài nguyên đất:
Diện tích tự nhiên của toàn Thanh phố Bắc Giang là 66,64 km2, bao gồm cả diện tích đất ven sông thương. Đất trong thành phố bao gồm đất phù xa ven sông, đất phù xa, cát pha và đất sét lẫn sỏi sạn
+ Đất phù sa ngoài đê là đất được bồi đắp thường xuyên trên các bãi bồi ven sông. + Đất pha cát, Thành phố Bắc Giang thuộc nhóm đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cổ: đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu, thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, năng suất cây trồng thường thấp.
59
g. Dữ liệu về dân cƣ:
Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2011, dân số 148.172 người, trong đó khu vực thành thị 70.019, khu vực nông thôn 78.153. Đây vừa là tiềm năng về nguồn lực cho phát triển, vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là thách thức đối với thành phố trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động.
h. Dữ liệu về tình hình Kinh tế:
Vài năm trở lại đây Thành phố Bắc Giang luôn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,5%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2008 đạt 9.153 tỷ đồng. Các loại hình thương mại - dịch vụ ngoài quốc doanh không ngừng tăng. Cơ sơ hạ tầng thương mại, dịch vụ được quan tâm đầu tư; Các công trình điểm vui chơi, trung tâm thương mại, siêu thị, trụ sở ngân hàng... được đầu tư xây dựng mới, tạo bộ mặt đô thị khang trang cho thành phố.
Sản xuất CN-TTCN có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,05%. Đã và đang triển khai 10 cụm và điểm công nghiệp, diện tích 152,3ha (trong đó xây dựng và lấp đầy cụm CN Thọ Xương, cụm CN Dĩnh Kế, cụm CN số 2 Xương Giang, điểm công nghiệp Dĩnh Kế); thu hút 52 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng vốn trên 250 tỷ đồng; ngoài ra đã thu hút 33 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thành phố với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Ngành nghề truyền thống được quan tâm và phát triển, triển khai xây dựng thương hiệu mỳ Kế (xã Dĩnh Kế). Trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.
i. Dữ liệu về cơ sở hạ tầng:
- Giáo dục: Hầu hết các xã, phường đều có trường phổ thông cơ sở và trung học cơ sở. Có xã, phường đã có trường phổ thông trung học. Nhìn chung cơ sở vật chất các trường đều khá tốt.
- Y tế: Toàn bộ các xã, phường đều có trạm y tế nhưng quy mô nhỏ và trang bị còn nghèo nàn. Thành phố có 7 bệnh viện, trong đó có 2 bệnh viện của tỉnh, 2 bệnh viện của thành phố, 3 bệnh viện tư nhân.
60
- Cơ quan, UBND xã: Các cơ quan lãnh đạo chủ yếu của Thành phố như Thành ủy, UBND, các phòng ban trực thuộc đều đóng tại thành phố.
- Hầu hết các xã, phường đều có trung tâm thương mại là chợ, đặc biệt một số chợ được xây dựng theo mô hình mới, như chợ Hà Vị, Quán Thành, Chợ Thương….
- Các công trình di tích lịch sử và văn hoá: Trên địa bàn thành phố có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn liền với các lễ hội. Trong đó có một số di tích lịch sử đã được xếp hạng, như chùa làng Thành, chùa Hòa Yên, thành cổ Xương Giang, Đền thờ Bảo Nương - Ngọc Nương…( Bảng 3.3 )
Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh có chuyển biến tích cực; một số dự án lớn, như: dự án Cầu Mỹ Độ, hạ tầng đê sông Thương, dự án thoát nước và vệ sinh môi trường, tiểu khu dân cư dãy 2, 3, 4 đường Nguyễn Thị Lưu 2, khu dân cư số 2, khu dân cư Cống Ngóc - Bến xe... Đã và đang xây dựng 09 khu dân cư; 02 khu du lịch và Công viên trung tâm; đặc biệt đang triển khai thực hiện Dự án thoát nước vệ sinh môi trường bằng vốn ODA Đan Mạch (giai đoạn I) trên 310 tỷ VNĐ. Đã xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch “Nâng cao chất lượng đô thị và quản lý đô thị”.
Bảng 3.3. Các khu di tích lịch sử, văn hóa của Tp. Bắc Giang
TT Di tích, công trình văn hóa Địa điểm
1 Thành cổ xương giang Phường Xương Giang
2 Chùa Hòa Yên Phường Thọ xương
3 Chùa làng Vẽ( Huyền khuê tự) Phường Thọ Xương
4 Chùa Thành Phường Xương Giang
5 Chùa Hồng phúc Phường Thọ xương
6 Đình Vĩnh Ninh Phường Dĩnh kế
7 Đền thờ Bảo Nương - Ngọc Nương Xã Đa Mai
61
j. Dữ liệu tình hình sử dụng đất:
Diện tích tự nhiên của toàn Thanh phố Bắc Giang là 66,64 km2 theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang năm 2011, chi tiết hiện trạng sử dụng đất của thành phố được thể hiện ở bảng 3.4:
- Đất nông nghiệp có diện tích 1421.94 ha, chiếm 44.3%, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Đất phi nông nghiệp có diện tích 1762.46 ha, chiếm 54.9%. - Đất chưa sử dụng có diện tích 27.74 chiếm 0.8%.
Bảng 3.4. Thống kê hiện trạng sử dụng đất Tp. Bắc Giang
TT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên 3212.14
1 Đất nông nghiệp NNP 1421.9
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 522.1
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 230.2
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 426.3
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 113.6
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 73.4
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 56.3
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1762.5
2.1 Đất ở OTC 249.1
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 106.65
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 204.34
2.2 Đất chuyên dùng CDG 301.75
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự CTS 246.48
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 41.32
2.2.3 Đất an ninh CAN 3.2
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông CSK 106.9
2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 263.83
62
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 11.27
2.5 Đất sông suối vỡ mặt nước chuyên SMN 209.48
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 9.94
3 Đất chưa sử dụng CSD 27.74
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 27.74
k. Hiện trạng một số bãi rác ở Thành phố Bắc Giang
Với chủ trương xử lý rác thải trong ngày không để tồn đọng sang ngày hôm sau. Toàn thành phố hiện có 23 vị trí trung chuyển rác, tạo thuận lợi hơn và nâng cao rõ rệt hiệu quả của việc thu gom và vận chuyển rác thải hằng ngày, Thành phố Bắc Giang là một trong các địa phương thực hiện khá tốt công tác xã hội hoá vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, do là Thành phố có tốc độ đô thị hoá nhanh, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong những năm gần đây tăng một cách đáng kể. Theo báo cáo của Công ty cổ phần quản lý đô thị Bắc Giang thì hiện nay, khối lượng rác thải phát sinh trên địa bàn bình quân mỗi ngày của thành phố Bắc Giang có từ 70 đến 80 tấn rác thải sinh hoạt [5].
Trong khi đó, quỹ đất dành cho chôn lấp rác ngày càng hạn hẹp, quy trình xử lý chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nên rất dễ gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường. Trong thành phố còn nhiều bãi rác đều là tự phát, tận dụng những ao hồ, bãi tha ma, bãi đất trống, đất hoang,…
Ví dụ Đơn cử bãi rác thải ở tổ dân phố số 3, Tiền Giang 2 (phường Lê Lợi); rác thải ở tổ dân phố Hướng (phường Thọ Xương)… Sự hình thành các bãi rác thải là do người dân sở tại gây ra. Tình trạng này xuất hiện tập trung ở những khu dân cư không tiện đường giao thông hoặc những khu dân cư đang hình thành. Theo quy định, bãi chôn lấp rác phải cách khu dân cư từ 300m trở lên. Với khoảng cách quá gần và rác được đổ “lộ thiên” cạnh đường giao thông lại không được xử lý, chôn lấp nên mùi hôi thối bốc lên đã ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, nhất là đối với học sinh của các trường học gần đó.
63
Bãi rác Đa Mai thuộc Thành phố Bắc Giang đi vào hoạt động tháng 01 năm 2006 với diện tích 6,5ha xử lý chôn lấp hàng ngày khoảng 70 tấn rác/ngày (Đây là Bãi chôn lấp hợp vệ sinh). Mặc dù vậy nhưng vơi tốc độ đô thị hóa nhanh lượng rác thải ngày một lớn dẫn đến việc xử lý rác thải bị quá tải, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vì vậy yêu cầu đòi hỏi phải có một bãi rác thải sinh hoạt phù hợp cho thành phố.