III. BỐ CỤC QUY HOẠCH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRUNG TÂM XÃ VÀ ĐIỂM DÂN
3. Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật
+ Giao thông : Trung tâm được xác định dọc theo trục đường liên xã đã được trải nhựa, trong kỳ quy hoạch chỉ cần chỉnh trang lề đường. Các công trình được kết nối trực tiếp với trục đường, các tuyến đường nội bộ như cổng UBND ngắn và có chiều rộng 4-6m đã đảm bảo đi lại thuận tiện.
+ Cấp điện : Toàn bộ hệ thống điện hạ thế cấp cho trung tâm đã được bố trí trên cột bê tông dọc theo tuyến đường. Mạng lưới điện chiếu sáng công cộng được đi chung với lưới hạ thế trên cột bê tông.
+ Cấp thoát nước : Hệ thống thoát chính đi theo hai bên lề đường kết nối với các nhánh thoát từ các công trình, các hộ dân, tất cả cần xây dựng cống ngầm tiết diện tối thiểu 0,5 m để đảm bảo vệ sinh môi trường. Hệ thống cấp nước được bố trí theo đường thoát nước.
PHẦN VII. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH 1. Tổng vốn và giải pháp về vốn
Với các nội dung, chương trình quy hoạch nêu trên, theo các định mức, quy định hướng dẫn năm 2011 . Tổng hợp nguồn vốn cho chương trình xây dựng nông thôn mới xã Hồng Phong giai đoạn (2011-2020) ước tính khoảng 552,95 tỷ đồng . Trong đó:
Chi phí cho Quy hoạch 0,1 tỷ đồng
Nâng cấp hệ thống đường giao thông 294,85 tỷ đồng
Nâng cấp hệ thống thủy lợi 42 tỷ đồng
Nâng cấp hệ thống Điện 34 tỷ đồng
Mở rộng Trường học 95,0 tỷ đồng
Cơ sở vật chất Văn hoá 50,0 tỷ đồng
Cấp thoát nước và VS Môi trường 5,0 tỷ đồng
Tổng số vốn cần thiết 547,95 tỷ đồng
Những giải pháp nhằm huy động các nguồn lực, tạo vốn đầu tư
Các nguồn vốn xã có thể huy động bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước cấp trên, vốn từ các doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp, vốn do dân đóng góp , vồn tín dụng, vốn khác (đóng góp hoặc tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, con em của quê hương).
Tạo vốn cho ngân sách xã: Để tạo nguồn vốn cho ngân sách xã, chủ động thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông thôn mới trên địa bàn cho phép xã được “ tạo vốn “ từ đất.
Huy động tối đa nguồn lực sẵn có: Nguồn lao động, vốn đầu tư quan trọng nhất và cơ bản nhất là từ trong dân. Trong nhận thức hiện nay chúng ta chưa đánh giá đầy đủ chất lượng nguồn lao động của địa phương. Việc đánh giá này không thể chỉ căn cứ vào bằng cấp mà người lao động nhận được từ các trường lớp đào
tạo mà cần chú ý đến kinh nghiệm nghề nghiệp mà người lao động tích luỹ được qua nhiều năm lao động.
Tạo vốn đầu tư từ trong dân: Trong thực tế hiện nay chúng ta không biết chính xác số lượng vốn nhàn rỗi của dân trong xã cũng như khả năng huy động của nó. Nhưng kinh nghiệm ở rất nhiều địa phương cho thấy nếu được dân đồng tình ủng hộ thì những công trình lớn như đường sá, đình chùa vẫn thực hiện được. Điều quan trọng nhất vẫn là phát huy quy chế dân chủ. Người dân được đầy đủ các quyền: biết rõ mục đích góp vốn, nhận thức rõ những lợi ích mà công trình đem lại, cụ thể họ được những lợi ích lớn như thế nào, bàn bạc đóng góp theo nguyên tắc nào, quản lý tiền do họ đóng góp ra sao, quản lý các công trình thế nào… Lãnh đạo Đảng và chính quyền thực sự là người tổ chức, lãnh đạo, không can thiệp vào các vấn đề tài chính.
Tận dụng tối đa nguồn vốn đi vay từ các ngân hàng: Nguồn vốn đi vay từ các ngân hàng là quan trọng , cần tận dụng những quyền lợi được hưởng từ cơ chế hiện nay. Chúng ta cần khai thác hết những ưu đãi từ các ngân hàng (kéo dài thời hạn cho vay với các khoản lãi suất ưu đãi…)
Một số giải pháp cụ thể :
+ Để nâng cấp hệ thống đường ngõ xóm, cần huy động vốn trong dân, từng hộ đóng góp, vì việc đi lại có liên quan cụ thể, trực tiếp đến từng hộ; chính quyền đóng vai trò tổ chức và khuyến khích.
+ Để nâng cấp hệ thống đường liên thôn cần áp dụng cơ chế “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân các thôn đóng góp 50%, ngân sách xã 50%.
+ Để nâng cấp hệ thống thuỷ lợi và giao thông nội đồng cần sử dụng vốn tín dụng, nguồn để trả vốn vay là thuỷ lợi phí và phí giao thông nội đồng thu từ kết quả sản xuất sau mỗi vụ.
+ Để mở rộng các cơ sở hạ tầng giáo dục cần sử dụng vốn tín dụng và ngân sách nhà nước, các khoản vay được trả bằng các khoản thu từ đóng góp xây dựng trường của phụ huynh học sinh hàng năm.
+ Để phát triển hạ tầng văn hoá cần kết hợp nhà nước và nhân dân huy động từ các tổ chức xã hội và các cá nhân có điều kiện kinh tế.