Kết quả kiểm tra kích thước và khối lượng của cá trước khi tham

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của loại, hàm lượng kích dục tố lên khả năng sinh sản của cá rô đồng anabas testudineus (bloch, 1792) (Trang 61)

tham gia sinh sản.

a. Kích thước:

Kích thước cá tham gia sinh sản đều rất phù hợp đảm bảo cho kết quả sinh sản tốt.

- Kích thước cá cái tham gia sinh dao động trong khoảng 7,3 – 12,8 cm - Kích thước cá đực tham gia sinh sản dao động trong khoảng 5,2 – 10,2cm Qua phân tích thống kê với P<0,05 cho thấy không có sự khác biệt về kích thước cá đực giữa các lô thí nghiệm và cá cái giữa các lô thí nghiệm.

b. Khối lượng:

Khối lượng cá tham gia sinh sản đều rất phù hợp và đảm bảo cho kết quả sinh sản tốt.

- Khối lượng cá cái tham gia sinh dao động trong khoảng 48 – 118 g - Khối lượng cá đực tham gia sinh sản dao động trong khoảng 40 – 96 g Qua phân tích thống kê với P<0,05 cho thấy không có sự khác biệt về khối lượng cá đực giữa các lô thí nghiệm và khối lượng cá cái giữa các lô thí nghiệm.

5.1.3. Kết quả thí nghiệm sử dụng kích dục tố LHRHa

- Liều lượng kích dục tố LHRHa 70 µg/kg là phù hợp nhất cho sinh sản nhân tạo ở Trung tâm giống Thủy đặc sản tỉnh Nam Định. Ở liều lượng 70 µg/kg tỷ lệ cá tham gia sinh sản đạt (98,1 ± 1,27) %; thời gian hiệu ứng (7,47 ± 0,36) giờ; Sức sinh sản hữu dụng đạt (734.560 ± 11.396) trứng /kg; tỷ lệ thụ tinh (86,56 ± 1,21) %; tỷ lệ nở (88,33 ± 1,25)%.

5.1.4. Kết quả thí nghiệm sử dụng kích dục tố HCG.

- Liều lượng kích dục tố HCG 2.000 UI/kg là phù hợp cho sinh sản nhân tạo ở Trung tâm giống Thủy đặc sản tỉnh Nam Định. Ở liều lượng 2.000 UI/kg tỷ lệ cá tham gia sinh sản đạt (96,33 ± 1,69) %; thời gian hiệu ứng (8,53 ± 0,07) giờ; sức sinh sản hữu dụng đạt (554.650 ± 5.856) trứng /kg; tỷ lệ thụ tinh (82,44 ± 0,67) %; tỷ lệ nở (82,33 ± 0,4)%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của loại, hàm lượng kích dục tố lên khả năng sinh sản của cá rô đồng anabas testudineus (bloch, 1792) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)