0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên thời gian hiệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI, HÀM LƯỢNG KÍCH DỤC TỐ LÊN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁ RÔ ĐỒNG ANABAS TESTUDINEUS (BLOCH, 1792) (Trang 45 -45 )

hiệu ứng.

Khoảng thời gian này dài hay ngắn nó phụ thuộc vào hàm lượng kích dục tố sử dụng để kích thích cho cá, chất lượng thành thục của đàn cá bố mẹ, các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để kích thích sinh thái sinh sản. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã loại bỏ các yếu tố như chất lượng thành thục của đàn cá bố mẹ, biện pháp kỹ thuật để kích thích sinh thái sinh sản thông qua việc chọn lọc đàn cá bố mẹ và bố trí thí nghiệm nhằm tạo sự khách quan cho thí nghiệm. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của hàm lượng kích dục tố LHRHa được cụ thể qua bảng sau:

Bảng 5: Ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên thời gian hiệu ứng kích dục tố Đơn vị: giờ Nghiệm thức 50 µg/kg 70 µg/kg 90 µg/kg Thời gian hiệu ứng (TB± s.e) 8,16a ± 0,1 7,47b ± 0,36 6,93c ± 0,13

(Mũ trên giá trị trung bình khác nhau là có sự sai khác với P<0.05)

Hình 8: Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng kích dục tố LHRHa lên thời gian hiệu ứng kích dục tố.

Từ bảng 5 và hình 8 ta thấy thời gian hiệu ứng cá rô đồng ở cả 3 mức thí nghiệm dao động trong khoảng 6,93 giờ - 8,17 giờ. Nghiệm thức 90 µg/kg cho thời gian hiệu ứng là ngắn nhất (6,93 ± 0,13) giờ sau đó đến nghiệm thức 70 µg/kg có thời gian hiệu ứng là (7,47 ± 0,36) giờ cuối cùng là nghiệm thức 50 µg/kg cho thời gian hiệu ứng là (8,16 ± 0,1) giờ. Kết quả phân tích ANOVA về thời gian hiệu ứng cá rô đồng tham gia sinh sản ở các liều lượng LHRHa khác nhau cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức P<0,05.

Kết quả nghiên cứu cho thấy về thời gian hiệu ứng của kích dục ở nghiệm thức LHRHa 90 µg/kg khả năng kích thích là lớn nhất sau đó giảm dần về các nghiệm thức 70 µg/kg và cuối cùng là nghiệm thức 50 µg/kg. Đây có thể giải thích là do cơ chế tác động của LHRHa tác động trực tiếp lên tuyến não thùy. Tuyến não thùy kích thích lên hệ sinh sản mà trực tiếp là buồng trứng thông qua hormonse GTH1 kích thích sự phát triển của tế bào trứng và hormonse GTH2 kích thích rụng trứng. Liều lượng kích dục tố LHRHa cao dẫn đến khả năng kích thích lên tuyến não thùy sẽ cao, từ đó lượng hormonse GTH1 và GTH2 kích thích lên buồng trứng sẽ nhiều, làm thời gian rụng trứng nhanh hơn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI, HÀM LƯỢNG KÍCH DỤC TỐ LÊN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁ RÔ ĐỒNG ANABAS TESTUDINEUS (BLOCH, 1792) (Trang 45 -45 )

×