B. Cơ sở pháp lý
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hòa Bình
1987-1993 : Xây dựng lực lượng - Xác định phương hướng 1993-1997 : Cải tiến quản lý - Phát huy sở trường
1997-2000 : Tăng cường tiềm lực - Nâng cao chất lượng 2000 - 2005 : Hoàn thiện tổ chức - Mở rộng thị trường 2005 đến nay : Tăng cường hợp lực - Chinh phục đỉnh cao
Lịch sử phát triển của Công ty là một quá trình phấn đấu kiên trì và bền bỉ trong việc học hỏi nâng cao trình độ, rèn luyện kỷ năng, tích lũy kinh nghiệm của Ban Lãnh đạo và toàn thể các thành viên nhằm thực hiện những sứ mệnh, mục tiêu và chính sách đã xác định. Những thành quả đã đạt được là sự hợp lực của Hòa Bình cộng với sự nhiệt tình giúp đỡ từ rất nhiều phía.
Quá trình phát triển này có thể chia ra làm năm giai đoạn và ở đây xin chỉ lược qua một số sự kiện đáng ghi nhớ.
Với sự phát triển nhanh chóng của Công ty, nhu cầu về vốn rất lớn, Hòa Bình đã lập ra Quỹ Phát triển bằng sự đóng góp tích lũy hàng tháng của Cán bộ Công nhân viên. Qua việc góp vốn này, mỗi thành viên đều ý thức rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Đây cũng là tiền đề cho việc thành lập Công ty Cổ phần Hòa Bình.
Song song đó, Hòa Bình phát triển hệ thống quản lý theo mô hình của các tập
đoàn có quy mô lớn; kiện toàn bộ máy nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao, thành lập Ban cố vấn có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực
đầu tư xây dựng, tài chính, pháp lý, marketing; Cơ cấu lại các công ty con, cổ phần hóa các công ty đang hoạt động, thành lập thêm các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có tiềm năng khác. Tích cực mở rộng hợp tác với các công ty có nhiều kinh nghiệm nhằm nng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thi công xây dựng và mở rộng sang một số lĩnh vực khác mà Hòa Bình có lợi thế: Đầu tư phát triển địa ốc, đầu tư tài chính trong lĩnh vực địa ốc, nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới hỗ trợ công tác thi công xây dựng nhằm phát triển Hòa Bình thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Tp. Hồ Chí Minh sau năm 2010. Công ty được rất nhiều đối tác trong và ngoài nước mời hợp tác đầu tư hoặc kinh doanh sản xuất thương mại (như kinh doanh sản xuất trang thiết bị cho hệ thống lạnh với Century; hợp tác đầu tư Dự án bãi đậu xe ngầm Chi Lăng với P&D Korea Co., Ltd; hợp tác đầu tư và kinh doanh bất động sản với ACE Construction Ltd; hợp tác dự thầu công trình Asiana Plaza với Seo Yong Construction Ltd; Hợp tác xây dựng khu chung cư Bình Chiểu với công ty Cổ Phần Phát triển nhà Thủ Đức).
Có thể nói, năm 2006 là mốc son trong lịch sử phát triển của Hòa Bình khi mô hình doanh nghiệp đã được hình thành rất rõ nét và một đường băng vững chắc đã được tạo dựng cho con tàu Hòa Bình cất cánh bay cao và bay xa hơn nữa.
Cũng trong năm 2006, Hòa Bình đã chịu một nỗi đau mất mát rất lớn, đó là sự ra đi của Chủ tịch Danh dự HĐQT Cụ Ông Lê Mộng Đào. Tuy Ông đã đi xa những lời chỉ dạy của Ông vẫn mãi là kim chỉ nam cho các thế hệ Hòa Bình noi theo, đó là:
- Luôn giữ vững đạo đức, lương tâm nghề nghiệp,
- Không bao giờ được phép kiêu căng tự mãn mà ngược lại phải luôn khiêm tốn học hỏi phấn đấu vươn lên.
- Hết lòng vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội, cống hiến thật nhiều cho sự phát triển chung của đất nước
Trong năm 2007, Hòa Bình đã thành công trong việc tham gia thực hiện thi công nhiều công trình có tên tuổi và qui mô lớn bao gồm nhà ở, bệnh viện, trường học, cao ốc văn phòng, nhà ga sân bay quốc tế , công trình công nghiệp: Chung cư Sao mai - Quận 5, Chung cư Trường Thọ - Quận 9, Cụm Chung cư cao cấp Phú Mỹ - Quận 7, bệnh viện Hạnh Phúc – Bình Dương, văn Phòng Unilever – Quận 7, văn phòng E-Town 3, Khu phức hợp Kumho Asiana Plaza, Nhà ga hành khách Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Nhà ga hành khách Sân bay quốc tế Cần Thơ, Công trình Vinadraf – Bình Dương. Hòa Bình cũng bắt đầu triển khai những dự án do Hòa Bình đầu tư, đồng thời tích cực tìm hiểu, nghiên cứu để có những quyết định đầu tư cho nhiều dự án khả thi khác.
* Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Hình 2.1: Mô hình tổ chức Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PTGĐ TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH PTGĐ KỸ THUẬT PTGĐ CHẤT LƯỢNG
PTGĐ KẾ HOẠCH PTGĐ ĐẦU TƯ BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ PHÒNG PHÁP CHẾ PHÒNG KỸ THUẬT XÂY QA& QC ATLĐ: VSMT GIẢI PHÁP IT HỆ THỐNG ISO PHÒNG DỰ THẦU PHÒNG HĐ - VẬT TƯ BP QUẢN LÝ MMTB PR MARKETING HÒA BÌNH HUẾ HÒA BÌNH HOUSE BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH
(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình)
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty những năm gần đây:
Biểu 2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây
Đơn vị: 1000.000 đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng giá trị tài sản 940,066 1,163,293 1,355,935 Vốn chủ sở hữu 530,853 535,490 581,397
Doanh thu thuần 455,356 695,985 1,763,456
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 29,019 17,329 61,183
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 29,501 10,747 62,178
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 24,860 7,911 48,300
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình )
Qua số liệu trên cho ta thấy, song song với biện pháp giảm chi phí, đối phó với thời kỳ hậu khủng hoảng còn nhiều kho khăn, công ty đã tích cực triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng công trình, nâng cao hiệu quả kinh doanh, củng cố uy tín thương hiệu và đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch doanh thu và lợi nhuận đã đề ra khẩu hiệu “Hòa Bình chinh phục đỉnh cao” đã thực sự đi vào lòng CBCNV và cả công chúng. Hòa Bình ngày càng được khách hàng tín nhiệm giao thầu nhiều công trình quy mô lớn yêu cầu trình độ quản lý và kỹ thuật công nghệ cao. Trong một bối cảnh thị trường xây dựng, địa ốc ảm đạm kéo dài, đây là kết quả của một nỗ lực lớn lao của ban điều hành Công ty.
Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên ta thấy doanh thu hàng năm của Công ty đều có sự gia tăng. Trong năm 2008 nền kinh tế thế giới nói chung và của
Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng tiêu cực đến SXKD, đầu tư phát triển và đời sống của nhiều doanh nghiệp.Vậy mà công ty Hoà Bình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra và giá trị sản xuất đạt 695.985triệu đồng. Năm 2009 là năm khó khăn hơn năm 2008 về nhiều mặt. Tình trạng đóng băng thị trường nhà đất vẫn chưa dứt nên khả năng các công ty hoãn tiến độ triển khai các dự án càng làm cho ngành xây dựng và bất động sản gặp khó khăn hơn. Do vậy, trong năm 2009 tuy doanh thu đạt 1.763.456 triệu đồng nhưng lợi nhuận chỉ đạt 48.300 triệu đồng
Để đạt mục tiêu trên, Hoà Bình đã tiến hành theo dõi chặt chẽ tình hình và diễn biến của thị trường, qua đó tiến hành phân tích và đánh giá xu hướng của các ngành và lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động SXKD và đầu tư của mình để đánh giá được dự án nào có khả năng mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng để tiến hành tập trung nhiều nguồn lực vào hoạt động đó cũng như giảm tiến độ, tạm ngưng đối với những dự án hiện thời chưa khả thi hoặc không mang hiệu quả, hạn chế chi phí và nâng cao lợi nhuận.
2.2. Căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ của xi măng và bê tông thương phẩm trong những năm gần đây:
Tiêu thụ xi măng trong cả năm 2009 sẽ đạt từ 44 – 45,5 triệu tấn, tăng 10,5 – 11% so với năm 2008, trong đó Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam 17,0 – 17,5 triệu tấn; Các đơn vị Liên doanh: 13,0 - 13,5 triệu tấn; xi măng lò đứng, trạm nghiền và đia phương: 14,0 - 14,5 triệu tấn. Mức này đúng với dự báo cung cầu xi măng của Bộ Xây dựng đưa ra hồi cuối tháng 12/2008.
Sức tiêu thụ xi măng tăng cao ở khu vực phía Nam, nơi tiêu thụ khoảng 40% nhu cầu xi măng cả nước, nhưng thị trường hoàn toàn không xảy ra đợt sốt giá hoặc khan hiếm hàng như hồi giữa năm 2008.
Năm 2009 được xem là năm đầu tiên mà ngành xi măng trong nước sản xuất đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy theo báo
cáo đến thời điểm này vào khoảng gần 60 triệu tấn, và khả năng sản xuất thực tế khoảng 45-46 triệu tấn.
Dự kiến, từ năm 2010 trở đi, một số dự án mới đang xây dựng sẽ tiếp tục hoàn thành thì nguồn cung ứng xi măng trong nước còn lớn hơn từ 5-7 triệu tấn so với 2009.
Mức tăng trưởng cuả thị trường xi măng Việt Nam là 4% trong năm 2009 và 2010, mức tăng thấp nhất trong 15 năm qua. Hệ quả là, sản lượng bê tông tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 10.3% so với 24% trong các năm trước đó, do có sự suy giảm của thị trường bất động sản. Tuy nhiên thị trường TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu vẫn là những trung tâm tiêu thụ rất lớn bê tông tươi.
Việt Nam có mức tăng trưởng xi măng cao nhất trong các nước ASEAN với mức tiêu thụ xi măng đầu người ngày càng tăng.
2.2.2. Tình hình thị trường bê tông thương phẩm ở khu vực phía Nam hiện nay và trong những năm sắp tới:
2.2.2.1. Tình hình cung xi măng - bê tông:
Biểu 2.2: Nguồn cung xi măng - bê tông
Năm Tổng sản lượng cả nước
(triệu tấn)
Tổng sản lượng thị trường Miền Nam
( triệu tấn) 2007 24,7 10 2008 40 16 2009 45,5 18 2010 50 20 2011 61 24,5
(Nguồn: Hội thảo về phát triển xi măng Việt Nam giai đoạn 2007 - 2010 do Tổ chức Tài chính quốc tế và Bộ Xây dựng tổ chức mới đây tại Hà Nội.)
Sản lượng ngành vật liệu xây dựng từ năm 2007 đến năm 2009 đều tăng là do nhu cầu của xã hội về ngành xây dựng ngày càng lớn cũng như thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi.
Một phần nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do các công ty vật liệu xây dựng có kế hoạch đầu tư đúng đắn và phù hợp với nhu cầu thực tế thể hiện qua các hoạt động của các công ty như nghiên cứu thị trường, định hướng chuyên môn hóa sản phẩm, không sản xuất đại trà nhiều ngành hàng.
2.2.2.2. Tình hình cầu xi măng - bê tông:
Quy họach phát triển ximăng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã xác định rõ tốc độ tăng trưởng và nhu cầu ximăng của tòan xã hội theo từng năm. Năm 2005, nhu cầu thực tế xi măng của cả nước là 28,6 triệu tấn, 6 tháng đầu năm 2006 là 15,6 triệu tấn, cả năm 2006 sẽ là 31-32 triệu tấn phù hợp với dự báo nhu cầu trong quy họach theo phương án trung bình. Năm 2010 nhu cầu xi măng 46,8 triệu tấn và đến năm 2020 là 70 triệu tấn. Từ năm 2009 Việt Nam đã có đủ xi măng đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và không phải nhập khẩu nước ngoài và có một phần xi măng để xuất khẩu.
Sự phát triển của ngành công nghiệp bê tông – xi măng phụ thuộc vào sự phát triển, nhu cầu của đối tượng sử dụng. Do đó, chúng ta có thể kể ra những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình cầu như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP. + Dân số và thu nhập đầu người. + Quy mô thị trường.
+ Sự phát triển của một số ngành( đòi hỏi mở rộng qui mô sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng….)
+ Các yếu tố khác ..
Thị trường mục tiêu bê tông thương phẩm Hoà Bình là: các công trình Hoà Bình thi công, Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương.
Hình 2.2 : Thị phần của các công ty bê tông miền Nam
( Nguồn: P.Kỹ Thuật & Ban Chỉ Huy Quản Lý Dự Án – Công Ty Hoà Bình )
Xu hướng xây nhà cao tầng gần đây ngày càng tăng, VN lại có nhiều khu vực có nền đất yếu, việc sử dụng bêtông nhẹ, chất lượng cao sẽ mang lại hiệu quả hết sức to lớn: Giảm tải cho công trình, dẫn tới giảm kinh phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu của nhà; giảm tác động tiêu cực của việc sử dụng gạch nung đồng thời góp phần giảm tổng mức đầu tư xây dựng công trình 7-10%.
Trước hiện tượng thị trường tiêu thụ xi măng – bê tông thương phẩm phía Nam tăng trưởng bình quân 11%/năm trong vài năm gần đây. Theo nhận định của giới chuyên môn, tiềm năng phát triển của thị trường xi măng – bê tông ở Việt Nam còn nhiều hứa hẹn nếu nhìn vào mức tiêu thụ xi măng bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay mới đạt gần 1 tấn/người/năm, chỉ bằng một phần tư so với Thái Lan, một phần năm so với Singapore hay Malaysia. Việc tìm kiếm thị trường và xây
M arke t share e v olution in South M arke t 0% 5% 10% 15% 20% 25% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Laf arge Holcim Le Phan CC1 DIC Tra My Hai Au Soam Dong Nai Sand Others
dựng dự án trạm trộn bê tông thương phẩm trong giai đoạn này là cơ hội vàng mà
Công ty CP XD& KD Địa ốc Hòa Bình không thể bỏ qua.
Hiện nay với tốc độ phát triển xã hội ngày một cao, nhu cầu xây dựng, vật liệu xây dựng nói chung và nhu cầu tiêu thụ bê tông tươi nói riêng ngày một nhiều.
Hiện nay trên địa bàn thì chỉ trên khu vực từ giáp ranh Tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đến khu vực TP.HCM đã có nhiều nhà đầu tư tiến hành đầu tư và đang cung cấp bê tông thương phẩm ra thị trường phục vụ cho các dự án xây dựng trên địa bàn.
2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bê tông thương phẩm
Các yếu tố môi trường có một tác động to lớn đối với doanh nghiệp.
Môi trường của tổ chức là những yếu tố, những lực lượng, những thể chế ... nằm bên ngoài doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm soát được nhưng chúng ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh của doanh nghiệp.
Môi trường của tổ chức bao gồm: môi trường vĩ mô hay còn gọi là môi trường tổng quát, môi trường vi mô hay còn goi là môi trường đặc thù. Mục đích xác định và hiểu rõ các điều kiện môi trường nào có nhiều khả năng ảnh hưởng đến các việc ra quyết định của doanh nghiệp. Đó có thể chỉ đơn giản là những danh mục những ảnh hưởng chủ yếu đối với tổ chức. Danh mục này xác định những yếu tố môi trường nào mà doanh nghiệp thực sự thay đổi.
2.2.3.1. Môi trường vĩ mô:
2.2.3.1.1. Môi trường chính trị pháp luật:
Môi trường chính trị và luật pháp có ảnh hưởng chính đến các cơ hội phát triển và các bất ổn trong môi trường kinh tế. Việt Nam đang xem xét một chính sách chính trị hòa bình và cởi mở, củng cố và tạo mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới; điều này làm giảm bớt những khó khăn của Việt Nam trong lĩnh vực thương
mại quốc tế, khuyến khích đầu tư nước ngoài và nội địa tạo ra các cơ hội và thách thức với môi trường kinh doanh trong nước.
Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài, Luật công ty, Luật doanh nghiệp... Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh. Với công nghệ xây dựng, môi trường